Tầm nhìn - Chính sách

Những chính sách giáo dục quan trọng có hiệu lực từ tháng 01/2025

Việt Anh Thứ bảy, 04/01/2025 - 09:13

(PLPT) - Nhiều chính sách liên quan đến chương trình giáo dục phổ thông, kiểm định chất lượng giáo dục... sẽ có hiệu lực từ tháng 01/2025.

Chấp hành Luật Trật tự an toàn giao thông là tiêu chí đánh giá, xếp loại hạnh kiểm đối với học sinh

Lần đầu tiên việc chấp hành Luật Trật tự giao thông được lấy làm tiêu chí để đánh giá, xếp loại hạnh kiểm cho học sinh.

Nghị định 151 nêu rõ trách nhiệm của trường trung học phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn cho học sinh.

Nhà trường có trách nhiệm tổ chức cho học sinh, gia đình học sinh ký cam kết chấp hành quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, bao gồm các nội dung: Học sinh không điều khiển xe mô tô khi chưa đủ điều kiện theo quy định, không điều khiển xe gắn máy khi chưa hoàn thành chương trình hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn; gia đình học sinh không giao xe cho học sinh điều khiển khi chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, nhà trường phải đưa nội dung chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ là một trong những tiêu chí đánh giá, xếp loại hạnh kiểm đối với học sinh.

Xe chở học sinh phải sơn màu vàng

Theo khoản 1 Điều 46 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024, từ 1/1/2025, xe ô tô kinh doanh vận tải chở trẻ em mầm non, học sinh phải đáp ứng các yêu cầu gồm: có thiết bị ghi nhận hình ảnh học sinh và thiết bị có chức năng cảnh báo, chống bỏ quên trẻ em trên xe; có niên hạn sử dụng không quá 20 năm. Xe phải có dây đai an toàn phù hợp với lứa tuổi hoặc sử dụng xe có ghế ngồi phù hợp với lứa tuổi theo quy định.

Theo Nghị định 151/2024, từ 1/1/2025, xe ô tô kinh doanh vận tải chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm.

Với loại ô tô kinh doanh vận tải kết hợp với hoạt động đưa đón trẻ, xe phải có biển báo dấu hiệu nhận biết là xe chở học sinh đặt ở mặt trước và hai cạnh bên xe phía trên cửa sổ.

Mỗi xe cần bố trí tối thiểu một người quản lý trên mỗi xe ô tô để hướng dẫn, giám sát, duy trì trật tự và bảo đảm an toàn khi đưa đón trẻ mầm non và tiểu học.

Tháng 1/2025, nhiều chính sách giáo dục quan trọng bắt đầu có hiệu lực.

Quy định mới về chất lượng giáo dục chuẩn quốc gia khối mầm non, phổ thông

Thông tư số 22/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung các quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với các cấp học từ mầm non đến trung học phổ thông sẽ có hiệu lực từ ngày 25/1/2025.

Điểm nổi bật của Thông tư này là sửa đổi Tiêu chuẩn 3 về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, phù hợp với yêu cầu triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Đặc biệt, quy định chi tiết tiêu chuẩn đánh giá trường phổ thông có nhiều cấp học nhằm nâng cao chất lượng và đảm bảo quyền lợi cho học sinh. Thông tư cũng khuyến khích các nhà trường phối hợp chặt chẽ với địa phương để đầu tư cơ sở vật chất.

Ngoài ra, Thông tư bổ sung quy định về việc sử dụng minh chứng bằng văn bản điện tử trong kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận chuẩn quốc gia, giúp giảm thủ tục hành chính. Đồng thời, thực hiện phân cấp mạnh mẽ từ Bộ xuống UBND cấp tỉnh và Sở GD&ĐT, tăng tính chủ động cho địa phương.

Sửa đổi liên quan đến tiêu chuẩn, quy trình xây dựng, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông

Thông tư 17/2024/TT-BGDĐT, có hiệu lực từ ngày 5/1/2025, sửa đổi và bổ sung một số điều của Quy định liên quan đến tiêu chuẩn, quy trình xây dựng, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông, cũng như tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình.

Thông tư cập nhật các nội dung quan trọng như quy trình xây dựng và chỉnh sửa chương trình, cơ cấu ban xây dựng và chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông. Đặc biệt, để đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong thẩm định, thông tư đưa ra quy định mới: “Người tham gia xây dựng hoặc chỉnh sửa dự thảo chương trình không được tham gia thẩm định chương trình đó”.

Quy định này nhằm đảm bảo chất lượng và khách quan trong quy trình kiểm duyệt, đồng thời góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp và hiệu quả của các chương trình giáo dục phổ thông trong giai đoạn mới.

Sửa đổi Quy chế tuyển sinh đi học nước ngoài

Thông tư 20/2024/TT-BGDĐT, có hiệu lực từ ngày 14/1/2025, sửa đổi và bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đi học nước ngoài, đặc biệt liên quan đến quy trình xử lý hồ sơ.

Đối với ứng viên đang công tác tại cơ quan, đơn vị, địa phương và được tuyển chọn theo học bổng ngân sách nhà nước: Cục Hợp tác quốc tế sẽ thông báo kết quả tiếp nhận của cơ sở giáo dục nước ngoài, kèm thông tin về quy định và chế độ học bổng. Sau khi nhận được văn bản đồng ý từ cơ quan quản lý trực tiếp, Cục sẽ ra quyết định cử ứng viên đi học.

Đối với ứng viên công tác tại cơ quan, đơn vị, địa phương nhưng được tuyển chọn theo học bổng do phía nước ngoài tài trợ: Cục sẽ gửi thông báo kết quả trúng tuyển đến ứng viên và cơ quan quản lý trực tiếp để hoàn thiện thủ tục.

Đối với ứng viên chưa có cơ quan công tác: Cục Hợp tác quốc tế sẽ trực tiếp ra quyết định cử đi học nước ngoài.

Quy định này nhằm làm rõ trách nhiệm và quy trình xử lý hồ sơ, tạo điều kiện thuận lợi cho ứng viên đi học quốc tế.

Cùng chuyên mục

Tương lai cho thế hệ vươn mình

Tương lai cho thế hệ vươn mình

Tầm nhìn - Chính sách -  5 ngày trước

(PLPT) - Tạp chí Pháp luật và Phát triển trân trọng giới thiệu bài viết "Tương lai cho thế hệ vươn mình" của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.

Xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân dựa trên quan điểm “vừa quản lý, vừa kiến tạo”

Xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân dựa trên quan điểm “vừa quản lý, vừa kiến tạo”

Tầm nhìn - Chính sách -  3 tuần trước

(PLPT) - Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương lưu ý, bảo vệ dữ liệu cá nhân cần bám sát quan điểm “vừa quản lý, vừa kiến tạo” để vừa tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, vừa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước.

Không hy sinh tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế

Không hy sinh tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế

Tầm nhìn - Chính sách -  3 tuần trước

(PLPT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu trong thời gian tới, phải bám sát tình hình để đề ra các giải pháp phù hợp tình hình mới, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng nhanh nhưng phải bền vững, không hy sinh tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.

Học tập suốt đời

Học tập suốt đời

Tầm nhìn - Chính sách -  3 tuần trước

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Học tập suốt đời", xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 3/2025

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 3/2025

Tầm nhìn - Chính sách -  4 tuần trước

(PLPT) - Hàng loạt các chính sách mới quan trọng liên quan đến công chức, cấp đổi bằng lái xe, lệ phí trước bạ chính thức có hiệu lực từ tháng 3/2025.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 3 Luật được Quốc hội thông qua

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 3 Luật được Quốc hội thông qua

Tầm nhìn - Chính sách -  4 tuần trước

(PLPT) - Ba Luật được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 bao gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội; Luật Tổ chức Chính phủ; Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Chính phủ đang xây dựng Nghị quyết về phát triển doanh nghiệp tư nhân

Chính phủ đang xây dựng Nghị quyết về phát triển doanh nghiệp tư nhân

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tháng trước

(PLPT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ đang xây dựng nghị quyết mới trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương về phát triển doanh nghiệp tư nhân.

Thủ tướng: Phòng, chống lãng phí phải gắn với cải cách hành chính và tinh gọn bộ máy

Thủ tướng: Phòng, chống lãng phí phải gắn với cải cách hành chính và tinh gọn bộ máy

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tháng trước

(PLPT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phòng, chống lãng phí phải gắn kết với tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức; kết hợp chặt chẽ với cải cách hành chính, đơn giản hóa và cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp.