Tại phiên họp bất thường lần thứ 8 Quốc hội khóa XV
chiều 26/8, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn bổ nhiệm
Phó thủ tướng với 432/432 đại biểu Quốc hội có mặt tán thành (chiếm 89,91% tổng
số đại biểu Quốc hội).
3 nhân sự được phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức Phó thủ tướng
nhiệm kỳ 2021-2026 gồm: ông Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung
ương Đảng; ông Hồ Đức Phớc, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ
trưởng Bộ Tài chính; ông Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban
Cán sự Đảng Chính phủ, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
Ông Nguyễn Hòa Bình sinh năm 1958, quê quán xã Hành Đức,
huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi; Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp; Trình độ
chuyên môn: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Luật.
Ông Nguyễn Hòa Bình là Bí thư Trung ương Đảng: Khóa
XII, XIII; Đại biểu Quốc hội khóa XIII, XIV, XV.
Quá trình công tác của Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình
- Trước năm 2007: Đại tá, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh
sát, kiêm nhiệm Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý
kinh tế, Bộ Công an
- Tháng 1/2007: Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát,
kiêm nhiệm chức Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm tham nhũng, Bộ Công
an.
- Tháng 4/2007: Thiếu tướng Công an nhân dân.
- Tháng 5/2008: Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi.
- Tháng 4/2010: Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi (khóa XVII,
nhiệm kỳ 2005-2010).
- Tháng 9/2010: Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi (khóa XVIII,
nhiệm kỳ 2010 - 2015).
- Tháng 8/2011: Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối
cao.
- Tháng 1/2016: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XII của Đảng, ông Nguyễn Hòa Bình được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XII.
- Tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng,
ông Nguyễn Hòa Bình được bầu vào Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII.
- Tháng 4/2016: Tại kỳ họp lần thứ 11, Quốc hội khóa
XIII, ông Nguyễn Hòa Bình được bầu giữ chức vụ Chánh án Tòa án nhân dân Tối
cao.
- Tháng 1/2021: Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII, ông Nguyễn Hòa Bình được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng.
- Tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng,
ông Nguyễn Hòa Bình được bầu vào Bộ Chính trị.
- Tháng 4/2021: Ông Nguyễn Hòa Bình được Bộ Chính trị
phân công tham gia Ban Bí thư Trung ương Đảng.
Chiều 26/8/2024, Quốc hội đã phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm ông
Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án
nhân dân Tối cao giữ chức Phó thủ tướng Chính phủ.
Ông Hồ Đức Phớc sinh năm 1963, quê quán: xã Quỳnh Thạch,
huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An; Tiến sĩ kinh tế; Ủy viên Trung ương đảng khóa
XII, XIII; Đại biểu Quốc hội khóa XIV, XV; Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Quá trình công tác của Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc
- Tháng 2/1988
- 10/1994: Kế toán trưởng Xí nghiệp xây dựng huyện Quỳnh Lưu; Kế toán trưởng Xí
nghiệp Xây lắp, Công ty Xây dựng 7 Nghệ An.
- Tháng 10/1994
- 9/1997: Kế toán trưởng BQL Dự án Đầu tư XD Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An
- Tháng 9/1997
- 9/2000: Ủy viên BCH Đảng bộ Thị xã Cửa Lò, Ủy viên UBND Thị xã, Trưởng phòng
Tài chính - Vật giá Thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An.
- Tháng 9/2000
- 5/2004: Ủy viên BCH Đảng bộ Thị xã, Phó Chủ tịch UBND Thị xã Cửa Lò, Phó Bí
thư Đảng ủy cơ quan UBND Thị xã, tỉnh Nghệ An.
- Tháng 5/2004
- 8/2007: Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An.
- Tháng 8/2007
- 10/2010: Ủy viên BCH Đảng bộ Tỉnh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch
UBND tỉnh Nghệ An.
- Tháng 10/2010
- 3/2013: Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An.
- Tháng 3/2013
- 4/2016: Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An, Ủy viên Ban chấp hành
Trung ương đảng khóa XII (Đại hội Đại biểu toàn quốc bầu tháng 1/2016).
- Tháng 4/2016
- 26/8/2024: Ủy viên Ban chấp hành Trung ương đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng, Bí
thư Đảng ủy, Tổng Kiểm toán nhà nước; Ủy viên Ban chỉ đạo Trung ương về phòng,
chống tham nhũng; Đại biểu Quốc hội khóa XIV.
- Ngày
08/4/2021, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, ông Hồ Đức Phớc được Quốc hội
phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV.
- Ngày
28/7/2021, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, ông Hồ Đức Phớc được Quốc hội
phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.
Chiều
26/8/2024, Quốc hội đã phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm ông Hồ Đức Phớc giữ chức Phó thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026; đồng thời
tiếp tục làm Bộ trưởng Bộ Tài chính cho đến khi kiện toàn chức danh Bộ trưởng Bộ
Tài chính.
Ông Bùi Thanh Sơn sinh năm 1962; Quê quán: phường Tây
Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội; Cử nhân Ngoại giao, Thạc sĩ Quan hệ quốc
tế; Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, XIII; Đại biểu Quốc hội khóa XIV, XV; Bộ
trưởng Bộ Ngoại giao.
Quá trình công tác của Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn
- Tháng
02/1985 - 4/1987: Vào ngành Ngoại giao (2/1985), nhập ngũ từ tháng 2/1985 tới tháng
4/1987.
- Tháng
5/1987 - 8/1991: Được tiếp nhận về Bộ Ngoại giao (5/1987); điều động về Học viện
Quan hệ quốc tế từ tháng 9/1987 tới tháng 8/1991 (trong đó đi học tiếng Nhật tại
Nhật Bản từ tháng 9/1988 tới tháng 12/1989).
- Tháng
9/1991 - 6/1993: Học Thạc sĩ Quan hệ quốc tế tại Mỹ.
- Tháng
6/1993 - 3/1996: Chuyên viên, Trưởng Ban nghiên cứu Âu - Mỹ, Chánh Văn phòng, Tập
sự Phó Vụ trưởng Học viện Quan hệ quốc tế, Bộ Ngoại giao.
- Tháng
3/1996 - 02/2000: Phó Vụ trưởng, Phó Giám đốc, Bí thư Đảng ủy Học viện Quan hệ
quốc tế; Đảng ủy viên Đảng ủy Bộ Ngoại giao, Đảng ủy viên Đảng ủy khối Đối ngoại
Trung ương.
- Tháng
3/2000 - 7/2003: Tham tán Công sứ, Người thứ Hai, Đại sứ quán Việt Nam tại
Singapore.
- Tháng
8/2003 - 8/2007: Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách đối ngoại, Bộ Ngoại giao.
- Tháng
8/2007 - 9/2008: Vụ trưởng Vụ Chính sách đối ngoại, Đảng ủy viên Đảng ủy Bộ Ngoại
giao.
- Tháng
9/2008 - 11/2009: Trợ lý Bộ trưởng kiêm Vụ trưởng Vụ Chính sách đối ngoại; Đảng
ủy viên Đảng ủy Bộ Ngoại giao (từ tháng 5/2009: thôi kiêm Vụ trưởng Vụ Chính
sách đối ngoại).
- Tháng
11/2009 - 01/2016: Ủy viên Ban cán sự đảng Bộ, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Bí thư
Đảng ủy Bộ Ngoại giao (từ tháng 7/2015); Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ khối các
cơ quan Trung ương (từ tháng 10/2015).
- Tháng
01/2016 - 4/2021: Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban cán sự đảng Bộ (Phó Bí
thư Ban cán sự đảng Bộ từ 7/2016), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao (Thứ trưởng Thường
trực từ 7/2016), Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ khối các cơ quan Trung ương nhiệm
kỳ 2015-2020, Bí thư Đảng ủy Bộ Ngoại giao nhiệm kỳ 2015-2020, ngày 11/8/2020
được bầu lại là Bí thư Đảng ủy Bộ Ngoại giao nhiệm kỳ 2020-2025. Là đại biểu Quốc
hội Khóa XIV từ 7/2016.
- Tháng
4/2021 - 26/8/2024: Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Chấp hành và Ủy viên
Ban Thường vụ Đảng bộ khối các cơ quan Trung ương nhiệm kỳ 2020-2025, Bí thư
Ban cán sự đảng bộ Bộ Ngoại giao, Bí thư đảng ủy Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ
ngoại giao. Đại biểu Quốc hội khóa XV từ tháng 6/2021.
Chiều
26/8/2024, Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm ông Bùi
Thanh Sơn giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026; đồng thời tiếp tục
làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
(PLPT) - Ủy ban Tài chính - Ngân sách thống nhất với đề xuất bỏ nội dung hạch toán khoản hỗ trợ trong dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
(PLPT) - Luật Thủ đô 2024 vừa được Quốc hội thông qua sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 đã quy định một cách toàn diện các nội dung đột phá, hướng tới xây dựng đô thị xanh, bền vững.
(PLPT) - Về thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản trong dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu quan điểm, cơ quan soạn thảo và thẩm tra phải nghiên cứu kỹ lưỡng về nội dung này để tránh thủ tục xin phép nhiều lần, giảm thiểu tối đa cơ chế xin - cho.
(PLPT) - Tiếp tục xem xét về dự thảo Luật Dữ liệu, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, dự thảo quán triệt tốt quan điểm đổi mới tư duy, phương pháp, quy trình, thủ tục lập pháp và thống nhất đề nghị Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8.
(PLPT) - Nhằm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh hưởng bảo hiểm y tế.
(PLPT) - Quan điểm sửa đổi Luật Đầu tư công là tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện kể từ khi Luật này được thông qua.
(PLPT) - Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 vừa được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 với tỷ lệ tán thành cao giao chỉ tiêu phát triển GDP khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%.
(PLPT) - Với vấn đề công tác quản lý mạng xã hội hiện nay, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, giải pháp đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế.