Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương gặp mặt trưởng đoàn Nghị viện các nước
Thứ năm, 10/10/2024 - 09:40
Nghe audio
0:00
Bên lề hội nghị Đoàn đại biểu Nghị viện các nước thành viên AIPA diễn ra tại thủ đô Viêng-chăn, Lào, ngày 9/10, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương - Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam đã gặp mặt Trưởng đoàn đại biểu Nghị viện các nước Campuchia và Malaysia.
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương vui mừng gặp ngài Kittisethabindit Cheam Yeap, Phó Chủ tịch Thứ nhất Quốc hội Campuchia nhân dịp tham dự Cuộc gặp giữa các nhà Lãnh đạo ASEAN - AIPA lần thứ 13. Chúc mừng những thành tựu quan trọng mà Campuchia đã đạt được, Phó Chủ tịch Quốc hội vui mừng nhận thấy, quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước, hợp tác giữa hai Quốc hội thời gian qua đạt nhiều kết quả tốt đẹp; tin tưởng chuyến thăm chính thức Campuchia tháng 11/2024 tới của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ là dịp quan trọng để thúc đẩy hợp tác giữa cơ quan lập pháp hai nước trong thời gian tới, góp phần làm sâu sắc hơn nữa quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài giữa hai nước.
Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị hai bên duy trì tiếp xúc cấp cao và các cấp, giữa các cơ quan chuyên môn của Quốc hội; tăng cường giám sát, trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm một cách hiệu quả.
Về việc Campuchia rút khỏi cơ chế Tam giác Phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam (CLV) và Quốc hội Campuchia rút khỏi cơ chế hợp tác Nghị viện Campuchia - Lào - Việt Nam, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương khẳng định, Việt Nam luôn trân trọng giá trị lịch sử mối quan hệ Việt Nam - Lào - Campuchia và sẽ luôn coi trọng, dành ưu tiên hàng đầu cho việc gìn giữ, vun đắp và phát triển mối quan hệ láng giềng hữu nghị, đoàn kết và hợp tác toàn diện với Campuchia và Lào. Mong muốn Quốc hội ba nước phối hợp, tham vấn tiếp tục thúc đẩy các nội dung hợp tác phù hợp với yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.
Về phần mình, Phó Chủ tịch thứ nhất Campuchia cho rằng, Campuchia và Việt Nam là hai nước láng giềng, chia sẻ lịch sử, giúp đỡ lẫn nhau. Quốc hội hai bên đã tăng cường hợp tác và đạt được nhiều kết quả thực chất, từ đó đóng góp vào mối quan hệ hợp tác giữa hai Đảng, hai nhà nước trên cả cơ chế song phương và đa phương. Phó Chủ tịch thứ nhất Campuchia cũng chia sẻ những kết quả mà cơ chế Tam giác Phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam đã mang lại, đóng góp cho quan hệ hợp tác hữu nghị cũng như sự phát triển của ba nước.
Cho biết, tháng 9/2024, Chính phủ hoàng gia Campuchia quyết định rút khỏi cơ chế hợp tác CLV do thấy rằng, các mục tiêu như kỳ vọng ban đầu đã đạt được. Campuchia cam kết tiếp tục tham gia và thúc đẩy hợp tác trong các cơ chế hiện có vì hòa bình, hợp tác và phát triển thịnh vượng.
Gặp ngài Tan Sri Dato Johari Bin Abdul, Chủ tịch Hạ viện, Trưởng đoàn Malaysia, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương khẳng định, Việt Nam coi trọng và mong muốn thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác Chiến lược với Malaysia. Đề nghị hai bên nghiên cứu, thúc đẩy ký thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam với Thượng viện và Hạ viện Malaysia, làm cơ sở pháp lý đẩy mạnh hợp tác giữa các cơ quan lập pháp hai nước. Theo cơ chế luân phiên, Nghị viện Malaysia sẽ đảm nhận cương vị Chủ tịch AIPA năm 2025, Quốc hội Việt Nam mong muốn tiếp tục sát cánh, đồng hành cùng Nghị viện Malaysia đưa AIPA tiến bước, trở thành một tổ chức có vai trò quan trọng đối với hòa bình, ổn định và an ninh trong khu vực.
Chủ tịch Hạ viện Malaysia bày tỏ ấn tượng về những kết quả Việt Nam đã đạt được trong lịch sử bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước. Cho rằng, 2 nước có thể tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó, Malaysia có công nghệ, Việt Nam có nguồn nhân lực. Trưởng đoàn Malaysia cũng đồng với những phát biểu của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương rằng, quan hệ thương mại giữa hai nước Malaysia và Việt Nam còn nhiều dư địa để phát triển, trên cả lĩnh vực kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn. Hai bên tăng cường hợp tác vì sự phát triển hòa bình, bền vững của mỗi nước cũng như sự phát triển của ASEAN.
(PLPT) - Ủy ban Tài chính - Ngân sách thống nhất với đề xuất bỏ nội dung hạch toán khoản hỗ trợ trong dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
(PLPT) - Luật Thủ đô 2024 vừa được Quốc hội thông qua sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 đã quy định một cách toàn diện các nội dung đột phá, hướng tới xây dựng đô thị xanh, bền vững.
(PLPT) - Về thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản trong dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu quan điểm, cơ quan soạn thảo và thẩm tra phải nghiên cứu kỹ lưỡng về nội dung này để tránh thủ tục xin phép nhiều lần, giảm thiểu tối đa cơ chế xin - cho.
(PLPT) - Tiếp tục xem xét về dự thảo Luật Dữ liệu, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, dự thảo quán triệt tốt quan điểm đổi mới tư duy, phương pháp, quy trình, thủ tục lập pháp và thống nhất đề nghị Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8.
(PLPT) - Nhằm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh hưởng bảo hiểm y tế.
(PLPT) - Quan điểm sửa đổi Luật Đầu tư công là tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện kể từ khi Luật này được thông qua.
(PLPT) - Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 vừa được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 với tỷ lệ tán thành cao giao chỉ tiêu phát triển GDP khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%.
(PLPT) - Với vấn đề công tác quản lý mạng xã hội hiện nay, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, giải pháp đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế.