Tham gia bảo hiểm y tế: Quyền lợi của người dân ngày càng được mở rộng
Yến Nhi
Thứ sáu, 16/08/2024 - 08:14
(PLPT) - Quyền lợi về khám chữa bệnh bảo hiểm y tế có xu hướng ngày càng được mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người tham gia bảo hiểm y tế.
Quyền lợi về khám chữa bệnh bảo hiểm y tế có xu hướng ngày càng mở rộng. (Ảnh minh họa)
Trước ý kiến của cử tri cho rằng: "Mức đóng bảo hiểm y tế đối với người tham gia lần đầu là 972.000 đồng/người là cao hơn so với thu nhập, mức sống của một bộ phận người dân, cử tri đề nghị giảm mức đóng bảo hiểm y tế phù hợp để thu hút người dân tham gia bảo hiểm y tế và giảm bớt khó khăn về kinh phí khi tham gia", Bộ Y tế cho biết theo quy định của Luật bảo hiểm y tế, mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng tối đa bằng 6% mức tiền lương hoặc tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hoặc mức lương cơ sở.
Trên cơ sở quy định của Luật, Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế đã quy định mức đóng bảo hiểm y tế là 4,5%.
Dựa trên phạm vi quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế, Quốc hội và Chính phủ đã quy định mức đóng bảo hiểm y tế dựa trên điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và khả năng đóng góp của nhà nước, doanh nghiệp, người lao động và người dân.
Để khuyến khích và hỗ trợ người dân tham gia bảo hiểm y tế, Luật bảo hiểm y tế, Nghị định số 146/2018/NĐ-CP, và Nghị định số 75/2023/NĐ-CP ngày 19/10/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế đã quy định các mức đóng và hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho người nghèo, người cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người sinh sống tại các vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, hộ nông, lâm, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình.
Đối với nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình, điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP quy định mức đóng bảo hiểm y tế như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Theo quy định này, với mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng (trước ngày 1/7/2024), mức đóng của người thứ nhất tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình sẽ là 972.000 đồng/người/năm. Đối với người thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ năm, mức đóng sẽ giảm dần lần lượt là 688.400 đồng, 583.200 đồng, 486.000 đồng và 388.800 đồng.
Theo Bộ Y tế, nhìn chung, phạm vi quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế tương đối toàn diện, bao gồm: Chi phí dịch vụ kỹ thuật khám chữa bệnh, thuốc, máu, dịch truyền, vật tư y tế, hóa chất khi người tham gia bảo hiểm y tế đi khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con tại cơ sở khám chữa bệnh.
Ngoài ra, quỹ bảo hiểm y tế còn chi trả chi phí vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến tỉnh và tuyến trung ương đối với một số đối tượng ưu tiên như người thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng, trẻ em dưới 6 tuổi… trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.
Quỹ bảo hiểm y tế cũng trích một phần chi phí từ số thu bảo hiểm y tế cho các đơn vị trường học, cơ quan/tổ chức để phục vụ công tác khám, chữa bệnh trong chăm sóc sức khỏe ban đầu.
(PLPT) - Đó là một trong những nội dung tại dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân do Phó thủ tướng Lê Thành Long thay mặt Chính phủ đọc tờ trình tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
(PLPT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 97/2025/NĐ-CP ngày 5/5/2025 quy định cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia.
Bài viết nghiên cứu những hạn chế, bất cập và đề xuất hướng hoàn thiện quy định về Tội vi phạm quy định về sử dụng người lao động dưới 16 tuổi, góp phần phòng, ngừa vi phạm của người sử dụng lao động và bảo vệ người lao động dưới 16 tuổi.
(PLPT) - Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi, tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là các vụ việc liên quan đến sữa giả, thuốc giả và giá đỗ ngâm hóa chất, gây bức xúc xã hội và đe dọa sức khỏe cộng đồng.
(PLPT) - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung tổ chức rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và thủ tục hành chính nội bộ.
Bộ Chính trị vừa ban hành Quyết định số 288-NQ/TW thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật do Tổng Bí thư Tô Lâm làm trưởng ban.
Ngày 30 tháng 4 năm 2025 - một ngày quan trọng của đất nước - Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Trong Nghị quyết này, Bộ Chính trị nhấn mạnh: xây dựng và thi hành pháp luật là "đột phá của đột phá" trong hoàn thiện thể chế phát triển.
Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.