Tầm nhìn - Chính sách

Quy định mới về diện tích tối thiểu để tách thửa đất ở tại Hà Nội

Yến Nhi Thứ bảy, 28/09/2024 - 11:11
Nghe audio
0:00

(PLPT) - UBND thành phố Hà Nội vừa công bố Quyết định mới liên quan đến quản lý, sử dụng đất trên địa bàn, trong đó quy định về diện tích tối thiểu để được tách thửa đất ở.

Ảnh minh họa.

Quy định mới về chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tách thửa đất ở tại Hà Nội

Quyết định số 61/2024/QĐ-UBND có hiệu lực từ ngày 7/10/2024, áp dụng cho các cơ quan nhà nước, người sử dụng đất theo Luật Đất đai và các bên liên quan trong quản lý, sử dụng đất trên địa bàn.

Một trong những điểm đáng chú ý của Quyết định này là các tiêu chí, điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất dưới 2ha đối với đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất sang mục đích khác.

Để thực hiện chuyển đổi, người sử dụng đất cần có phương án trồng rừng thay thế hoặc hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền trồng rừng theo quy định về lâm nghiệp; đồng thời, phải có phương án sử dụng tầng đất mặt phù hợp với pháp luật về trồng trọt.

Quyết định cũng đề cập đến việc rà soát, công bố công khai danh mục và quy trình giao đất, cho thuê đất đối với các thửa đất nhỏ hẹp hoặc nằm xen kẹt, không có đường giao thông kết nối do Nhà nước quản lý.

Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện sẽ chủ trì việc đo đạc, xác định các thửa đất này và đề xuất phương án sử dụng phù hợp, báo cáo UBND cấp huyện. Trong đó, các thửa đất nhỏ hẹp, xen kẹt sẽ ưu tiên cho mục đích công cộng. Nếu không phù hợp, các thửa đất này có thể được giao hoặc cho thuê cho người sử dụng đất liền kề.

Danh mục các thửa đất này phải được công khai trong vòng 10 ngày làm việc sau khi phê duyệt, thông qua cổng thông tin điện tử của UBND cấp huyện và xã.

Thông tin cũng được thông báo trên báo chí, truyền hình và hệ thống truyền thanh cấp xã, đồng thời niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã, khu vực công cộng.

Quyết định còn quy định rõ về việc công nhận quyền sử dụng đất ở đối với các thửa đất được hình thành trước và sau các thời điểm quan trọng.

Đối với thửa đất hình thành trước ngày 18/12/1980, diện tích công nhận đất ở sẽ bằng 5 lần hạn mức giao đất ở tối đa nhưng không vượt quá diện tích thực tế.

Đối với thửa đất hình thành từ ngày 18/12/1980 đến trước ngày 15/10/1993, hạn mức công nhận sẽ khác nhau tùy thuộc vị trí địa lý của thửa đất. Ví dụ, các quận có hạn mức 120m², còn các xã miền núi là 500m².

Về tách thửa đất ở

Quyết định số 61/2024/QĐ-UBND quy định, tại các phường, thị trấn, để được tách thử đất ở, thửa đất phải có chiều dài và chiều rộng từ 4m trở lên, diện tích tối thiểu là 50m².

Tại các xã vùng đồng bằng, diện tích sau tách thửa đất ở phải không nhỏ hơn 80m², ở vùng trung du là 100m², vùng miền núi là 150m². Điều này nhằm bảo đảm quy hoạch hợp lý, tránh chia nhỏ thửa đất quá mức.

Đối với đất phi nông nghiệp, việc tách thửa phải tuân thủ các điều kiện khắt khe.

Đất thương mại, dịch vụ tại phường, thị trấn phải có chiều dài và chiều rộng tối thiểu từ 4m và 10m trở lên, với diện tích ít nhất là 400m².

Tại các xã, diện tích tối thiểu là 800m² cho đất thương mại, dịch vụ.

Đất phi nông nghiệp không thuộc nhóm thương mại, dịch vụ cần diện tích tối thiểu 1.000m² tại phường, thị trấn và 2.000m² tại các xã.

Riêng đất nông nghiệp, thửa đất trồng cây hằng năm tại phường, thị trấn cần diện tích tối thiểu 300m², cây lâu năm 500m² và rừng sản xuất 5.000m². Tại các xã, diện tích tương ứng là 500m², 1.000m² và 5.000m². Quy định này giúp bảo đảm quy mô canh tác hợp lý, tránh việc chia nhỏ gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

Nếu người sử dụng đất muốn dành một phần để làm lối đi, thửa đất phải bảo đảm lối đi có chiều rộng mặt cắt ngang từ 3,5m trở lên tại phường, thị trấn và từ 4m trở lên tại các xã. Sau khi tách, thửa đất vẫn phải đáp ứng điều kiện về loại đất quy định trong Luật Đất đai.

Hà Nội sẽ công khai người trả giá cao rồi bỏ cọc đất đấu giá

UBND TP Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo về công tác đấu giá đất trên địa bàn. Đáng chú ý, lãnh đạo thành phố yêu cầu UBND cấp huyện lập danh sách các trường hợp trả giá cao hơn thị trường để trúng đấu giá nhưng không nộp tiền theo quy định, gây nhiễu loạn thị trường.

Danh sách này sẽ được công khai trên trang thông tin của huyện và Sở Tài nguyên và Môi trường.

Ngoài ra, lãnh đạo thành phố cũng đề nghị phía công an xem xét các biện pháp nghiệp vụ để kịp thời phát hiện vi phạm trong công tác đấu giá quyền sử dụng đất; hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã có biện pháp ngăn chặn các trường hợp vi phạm quy định đấu giá không được tiếp tục tham gia đấu giá.

Bên cạnh thông tin trên, một điểm đáng lưu ý khác trong văn bản là việc Hà Nội yêu cầu các địa phương hạn chế việc tổ chức đấu giá để giao đất cho cá nhân tự xây dựng nhà ở. Thay vào đó, đối tượng được ưu tiên đấu giá quyền sử dụng đất là các tổ chức thực hiện dự án đầu tư, có đủ năng lực thực hiện và sử dụng đất hiệu quả.

Sở TN&MT được giao tiếp tục chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ thực hiện cập nhật, điều chỉnh bảng giá đất, trình UBND thành phố quyết định điều chỉnh bảng giá đất theo quy định; kịp thời cập nhật, phối hợp, hướng dẫn UBND cấp huyện tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác xác định giá đất.

Về triển khai và tổ chức đấu giá, Hà Nội yêu cầu phải công khai, minh bạch trong việc cung cấp thông tin về các phiên đấu giá trên hệ thống thông tin của trung ương, thành phố và địa phương theo quy định.

Các quận, huyện, thị xã tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất và cho thuê đất đúng trình tự, thủ tục theo quy định; xem xét việc quy định bước giá, hình thức đấu giá (đấu nhiều vòng bắt buộc) đảm bảo tính cạnh tranh và sát giá thị trường.

Trước đó, dư luận đã xôn xao trước thông tin bỏ cọc của 55/68 lô đất đấu giá tại khu Ngõ Ba, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai. Các thửa đất không được thanh toán đều có giá trúng rất cao, từ hơn 60 - 100 triệu đồng/m2. Các con số này lớn hơn 5 - 8 lần so với giá khởi điểm và đạt ngưỡng cao chưa từng có đối với thị trường đất nền tại huyện Thanh Oai.

Cùng chuyên mục

Thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Trung Quốc

Thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Trung Quốc

Tầm nhìn - Chính sách -  6 giờ trước

Sáng 01/10/2024, tại Hà Nội, Trung tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã tiếp đồng chí Tham tán Cảnh vụ, Trưởng Đại diện Bộ Công an Trung Quốc tại Việt Nam Vương Bôn đến chào từ biệt trước khi kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam.

Bổ nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội

Bổ nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội

Tầm nhìn - Chính sách -  7 giờ trước

(PLPT) - Ông Nguyễn Xuân Kỳ - Thẩm phán Cao cấp, Chánh Văn phòng Tòa án nhân dân Tối cao - được bổ nhiệm giữ chức vụ Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Trường mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Mông Cổ

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Trường mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Mông Cổ

Tầm nhìn - Chính sách -  12 giờ trước

Trong chương trình thăm cấp Nhà nước Mông Cổ, sáng 1/10, tại Thủ đô Ulan Bator, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Trường liên cấp số 14 mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Quy định mới về thanh toán điện tử giao thông đường bộ từ 01/10

Quy định mới về thanh toán điện tử giao thông đường bộ từ 01/10

Tầm nhìn - Chính sách -  12 giờ trước

(PLPT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 119/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán điện tử giao thông đường bộ. Theo Nghị định, thanh toán tiền sử dụng đường bộ được thực hiện theo phương thức mở và phương thức kín.

Tài khoản giao thông VETC là gì? Quy định mới về mở, sử dụng, khóa tài khoản giao thông từ 01/10/2024

Tài khoản giao thông VETC là gì? Quy định mới về mở, sử dụng, khóa tài khoản giao thông từ 01/10/2024

Tầm nhìn - Chính sách -  12 giờ trước

(PLPT) - Tại Nghị định 119/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán điện tử giao thông đường bộ, Chính phủ nêu rõ quy định về mở, sử dụng, khóa tài khoản giao thông từ ngày 01/10/2024.

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Giải trình rõ vì sao không lựa chọn tốc độ thiết kế 250 km/h

Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Giải trình rõ vì sao không lựa chọn tốc độ thiết kế 250 km/h

Tầm nhìn - Chính sách -  13 giờ trước

(PLPT) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giao thông vận tải báo cáo rõ cơ sở lựa chọn tốc độ thiết kế 350km/h đường sắt tốc độ cao gắn với công nghệ hiện đại và giải trình rõ vì sao không lựa chọn tốc độ thiết kế 250km/h.

Tăng cường hợp tác pháp luật và tư pháp với Mông Cổ

Tăng cường hợp tác pháp luật và tư pháp với Mông Cổ

Tầm nhìn - Chính sách -  14 giờ trước

(PLPT) - Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh, cần đẩy mạnh hợp tác pháp luật và tư pháp giữa Việt Nam - Mông Cổ, góp phần thiết thực củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước.

Ông Bùi Huy Vĩnh giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc

Ông Bùi Huy Vĩnh giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc

Tầm nhìn - Chính sách -  15 giờ trước

(PLPT) - Ông Bùi Huy Vĩnh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, được bổ nhiệm giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc, nhiệm kỳ 2020 - 2025.