Tầm nhìn - Chính sách

Sửa đổi Luật Việc làm nhằm thể chế hóa mục tiêu giải quyết việc làm bền vững, chất lượng, phát triển nguồn nhân lực

Phương Thúy Thứ tư, 18/09/2024 - 10:45

(PLPT) - Mục tiêu sửa đổi Luật Việc làm nhằm thể chế hóa mục tiêu giải quyết việc làm bền vững, chất lượng, phát triển nguồn nhân lực và hỗ trợ phát triển thị trường lao động của Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 42-NQ/TW.

Chiều tối 17/9, tại Trụ sở Văn phòng Quốc hội, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự Phiên họp Thường trực Ủy ban Xã hội mở rộng, thẩm tra sơ bộ dự án Luật Việc làm (sửa đổi). Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thuý Anh chủ trì phiên họp.

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thuý Anh chủ trì phiên họp. (Ảnh: quochoi.vn)

Sửa đổi Luật Việc làm nhằm thể chế hóa mục tiêu giải quyết việc làm

Luật Việc làm số 38/2013/QH13 đã được Quốc hội Khóa XI, Kỳ họp thứ Sáu thông qua ngày 16/11/2013, có hiệu lực thi hành từ năm 2015. Với đạo luật này, lần đầu tiên Việt Nam có một văn bản luật quy định đầy đủ, điều chỉnh toàn diện các quan hệ về việc làm và thị trường lao động, mở rộng độ bao phủ, điều chỉnh các chính sách lao động, việc làm đến toàn bộ lực lượng lao động.

Đây cũng là cơ sở quan trọng để xây dựng các chính sách hỗ trợ người lao động, trong đó có lao động yếu thế và tăng cường cơ hội việc làm theo hướng bền vững cho lao động không có quan hệ lao động, không tham gia bảo hiểm xã hội; hỗ trợ lao động tìm việc làm, tiếp cận thông tin việc làm, nghề nghiệp thông qua phát triển hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm, cho vay hỗ trợ tạo việc làm, chính sách việc làm công; hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển kỹ năng nghề; hỗ trợ đảm bảo một phần thu nhập, giúp người thất nghiệp sớm quay trở lại thị trường lao động thông qua chính sách bảo hiểm thất nghiệp.

Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh: quochoi.vn)

Tuy nhiên, đến nay, một số quy định, chính sách của Luật Việc làm 2013 chưa bảo đảm sự phù hợp, thống nhất với quy định của các văn bản hiện hành có liên quan như: các quy định về đăng ký và quản lý lao động, về độ tuổi người lao động chưa phù hợp với Bộ Luật Lao động 2019; một số quy định, chính sách về bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) chưa thống nhất với Luật Bảo hiểm xã hội 2024 vừa được thông qua; quy định về điều kiện thành lập trung tâm dịch vụ việc làm không còn phù hợp với quy định tại Luật Quy hoạch năm 2017.

Do đó, việc xây dựng dự án Luật Việc làm (sửa đổi) bảo đảm quyền làm việc, phát triển nguồn nhân lực theo quy định của Hiến pháp năm 2013. Mục tiêu sửa đổi Luật Việc làm nhằm thể chế hóa mục tiêu giải quyết việc làm bền vững, chất lượng, phát triển nguồn nhân lực và hỗ trợ phát triển thị trường lao động của Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 42-NQ/TW.

Hỗ trợ việc làm cho người cao tuổi; hạn chế gian lận, trục lợi bảo hiểm thất nghiệp

Ngoài ra, dự án Luật cũng bổ sung các quy định hỗ trợ việc làm cho người cao tuổi. Bổ sung quy định về hoạt động kinh doanh dịch vụ việc làm theo phương thức thương mại điện tử; quy định về sàn giao dịch việc làm trực tuyến quốc gia. Sửa đổi quy định về hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm công theo hướng thu gọn đầu mối và chuyên nghiệp hóa.

Rà soát, sửa đổi, bổ sung các điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp nhằm hạn chế gian lận, trục lợi bảo hiểm thất nghiệp nhằm phù hợp với chủ trương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW về cải cách chính sách tiền lương và Luật Bảo hiểm xã hội 2024.

Sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan về quản lý nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp, Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp và khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về bảo hiểm thất nghiệp đảm bảo thống nhất, đồng bộ với Luật Bảo hiểm xã hội 2024.

Những điểm mới của dự thảo luật phải giải quyết được những bất cập

Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh: quochoi.vn)

Phát biểu tại Phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát, làm rõ trong 11 chính sách dự kiến sửa đổi, bổ sung, thay thế, chính sách nào tạo điểm nhấn, bước tiến mới trong lĩnh vực việc làm. Những nội dung nào đã chín, đã rõ cần quy định cụ thể trong dự thảo luật, những nội dung nào dự lường trong 10 -15 năm tiếp theo cần quy định về nguyên tắc.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, trong quá trình nghiên cứu sửa đổi luật cần dự báo những vấn đề đặt ra trong giai đoạn tới; đặc biệt những điểm mới của dự thảo luật phải giải quyết được những bức xúc, bất cập, điểm nghẽn hiện hành như thị trường lao động, chất lượng việc làm, năng suất lao động, quan hệ lao động, lao động trong lĩnh vực chính thức và phi chính thức, môi trường làm việc của người lao động…

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh ghi nhận các ý kiến phát biểu thẳng thắn, xây dựng trên tinh thần trách nhiệm cao; đề nghị Ủy ban Xã hội và Ban soạn thảo tiếp tục hoàn thiện hồ sơ, chủ động tổ chức nghiên cứu, thẩm tra dự án Luật, bảo đảm chất lượng.

Cùng chuyên mục

Không để bất kỳ lợi ích cục bộ, cảm tính cá nhân làm ảnh hưởng tới chất lượng quyết sách

Không để bất kỳ lợi ích cục bộ, cảm tính cá nhân làm ảnh hưởng tới chất lượng quyết sách

Tầm nhìn - Chính sách -  11 giờ trước

Để hoàn thành khối lượng công việc rất lớn của Hội nghị trong thời gian ngắn, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu đặt ra là từng Ủy viên Trung ương cần phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, tập trung trí tuệ, thảo luận dân chủ, thẳng thắn, khách quan và cầu thị. Phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. Không để bất kỳ lợi ích cục bộ, cảm tính cá nhân hay nể nang, né tránh làm ảnh hưởng tới chất lượng quyết sách.

Xây dựng Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi): Đơn giản hóa thủ tục, đẩy mạnh chuyển đổi số

Xây dựng Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi): Đơn giản hóa thủ tục, đẩy mạnh chuyển đổi số

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

Dự thảo Luật Thi hành án dân sự (dự thảo Luật) được xây dựng theo hướng hoàn thiện cơ chế rút ngắn thời gian, giảm chi phí và thủ tục thi hành án; đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin...

Dự kiến mở rộng thẩm quyền và phạm vi quản lý của Sở GDĐT

Dự kiến mở rộng thẩm quyền và phạm vi quản lý của Sở GDĐT

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở GDĐT thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và lĩnh vực giáo dục và đào tạo của phòng chuyên môn thuộc UBND xã, phường, đặc khu thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm với nhân dân TPHCM và thông điệp gửi nhân dân cả nước

Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm với nhân dân TPHCM và thông điệp gửi nhân dân cả nước

Tầm nhìn - Chính sách -  2 tuần trước

Sáng 30/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự "Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương" tại TPHCM và có bài phát biểu với nhân dân Thành phố, đồng thời gửi gắm thông điệp tới nhân dân cả nước. Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư.

Bài viết 'Sức mạnh của đoàn kết' của Tổng Bí thư Tô Lâm

Bài viết 'Sức mạnh của đoàn kết' của Tổng Bí thư Tô Lâm

Tầm nhìn - Chính sách -  2 tuần trước

Trân trọng giới thiệu bài viết: "SỨC MẠNH CỦA ĐOÀN KẾT" của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cả nước công bố Nghị quyết, Quyết định về sáp nhập đơn vị hành chính, chỉ định nhân sự

Cả nước công bố Nghị quyết, Quyết định về sáp nhập đơn vị hành chính, chỉ định nhân sự

Tầm nhìn - Chính sách -  2 tuần trước

Hôm nay (30/6), từ 8h sáng, trên cả nước sẽ đồng loạt diễn ra Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, HĐND, UBND, MTTQ tỉnh, thành phố, xã, phường, đặc khu.

Đại hội Đảng bộ Trung ương Hội Luật gia Việt Nam lần thứ I nhiệm kỳ 2025-2030

Đại hội Đảng bộ Trung ương Hội Luật gia Việt Nam lần thứ I nhiệm kỳ 2025-2030

Tầm nhìn - Chính sách -  3 tuần trước

(PLPT) - Sáng 25/6, tại trụ sở Hội Luật gia Việt Nam, Đảng bộ Trung ương Hội Luật gia Việt Nam đã chính thức khai mạc Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, với tinh thần "Đoàn kết - Đổi mới - Trí tuệ - Dân chủ - Kỷ cương".

Tuần làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Biểu quyết thông qua nhiều Luật sửa đổi, bổ sung

Tuần làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Biểu quyết thông qua nhiều Luật sửa đổi, bổ sung

Tầm nhìn - Chính sách -  3 tuần trước

Trong tuần làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua một số luật như Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam; Luật Cán bộ, công chức...