Tạo điều kiện để nhà giáo được tự do hành nghề trong khuôn khổ pháp luật
Phương Thúy
Thứ năm, 05/09/2024 - 10:51
Nghe audio
0:00
(PLPT) - Chính phủ đồng ý tách nhà giáo ra khỏi đối tượng điều chỉnh của Luật Viên chức; tăng cường hợp tác công tư trong đào tạo đội ngũ nhà giáo, khuyến khích tự học, tự bồi dưỡng đối với đội ngũ nhà giáo, tạo điều kiện để nhà giáo được tự do hành nghề trong khuôn khổ pháp luật.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 126/NQ-CP phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 8 năm 2024 với nhiều nội dung đáng chú ý.
Trong đó, về dự án Luật Nhà giáo, Chính phủ thống nhất về sự cần thiết phải xây dựng Luật Nhà giáo nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về nhà giáo được nêu tại các Văn kiện của Đảng; khắc phục các hạn chế, khó khăn, vướng mắc, bất cập về thể chế, pháp luật trong hoạt động quản lý, phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo; bảo đảm tính kế thừa, tính thống nhất, đồng bộ giữa Luật Nhà giáo với các luật khác có liên quan.
Tách nhà giáo ra khỏi đối tượng điều chỉnh của Luật Viên chức
Về dự án Luật Nhà giáo, Chính phủ thống nhất về sự cần thiết phải xây dựng Luật Nhà giáo nhằm khắc phục các hạn chế, khó khăn, vướng mắc, bất cập về thể chế, pháp luật trong hoạt động quản lý, phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo.
Chính phủ đánh giá cao Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan liên quan, tích cực chuẩn bị, trình dự án luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Do tính chất nghề nghiệp của nhà giáo, Chính phủ yêu cầu dự án luật này cần tiếp tục hoàn thiện các quy định có liên quan về nhà giáo; kế thừa những quy định đã được thực tế chứng minh, áp dụng có hiệu quả; bổ sung các quy định để xử lý những bất cập, vướng mắc phát sinh trên thực tiễn, nhất là những bài học từ công tác quản lý, phát triển, nâng cao chất lượng của đội ngũ nhà giáo trong thời gian qua.
Đặc biệt, Chính phủ đồng ý tách nhà giáo ra khỏi đối tượng điều chỉnh của Luật Viên chức, nhưng cần kế thừa các quy định còn phù hợp với đặc thù nghề dạy học của luật này.
Xây dựng thêm các chính sách hỗ trợ, thu hút nhân tài vào ngành giáo dục
Quy định cụ thể các chính sách đặc thù đối với nhà giáo (ngoài lương cơ sở, phụ cấp là cao nhất như Kết luận 91-KL/TW đã nêu) thì cần thiết kế thêm các chính sách hỗ trợ, thu hút nhân tài vào ngành giáo dục, người có tâm huyết giảng dạy ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo phù hợp, khả thi, có khả năng đáp ứng nguồn lực của ngân sách nhà nước.
Luật cũng cần cần làm rõ đặc điểm nghề nghiệp của nhà giáo theo từng cấp học, trình độ đào tạo và phương thức đào tạo có tính đến yếu tố đặc thù trong từng lĩnh vực để làm căn cứ quy định chính sách phù hợp; cần phân cấp, phân quyền mạnh trong hệ thống cơ quan quản lý giáo dục và cơ sở giáo dục, đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi, tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm soát quyền lực; tăng cường hợp tác công tư trong đào tạo đội ngũ nhà giáo, khuyến khích tự học, tự bồi dưỡng đối với đội ngũ nhà giáo, tạo điều kiện để nhà giáo được tự do hành nghề trong khuôn khổ pháp luật.
Đối với các quy định đặc thù trong dự thảo Luật Nhà giáo khác với các quy định của các luật hiện hành khác thì cần có giải pháp để xử lý sự khác nhau đó tại luật này hoặc luật có liên quan; cần thiết làm rõ, cụ thể trong điều khoản thi hành, điều khoản chuyển tiếp.
- Rà soát, bảo đảm tính phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; bảo đảm các quy định khi ban hành là hợp lý, khả thi, hiệu quả.
- Tích cực tham khảo kinh nghiệm quốc tế, có chọn lọc, phù hợp với đặc điểm, điều kiện của giáo dục Việt Nam.
- Tích cực tham vấn các chuyên gia, nhà khoa học; đẩy mạnh truyền thông chính sách để tạo sự đồng thuận cao; phối hợp hiệu quả với các bộ, ngành, cơ quan liên quan trong quá trình soạn thảo, hoàn thiện Dự thảo luật.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các bộ có liên quan khẩn trương tiếp thu đầy đủ ý kiến của thành viên Chính phủ, chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật Nhà giáo, báo cáo Phó Thủ tướng Lê Thành Long trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội về dự án Luật này; giao Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thừa ủy quyền Thủ tướng, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình của Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV.
(PLPT) - Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) với 454/455 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 94,78% tổng số đại biểu Quốc hội.
(PLPT) - Quốc hội đã biểu quyết và chính thức thông qua Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất với 415/460 Đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 86,64% tổng số Đại biểu Quốc hội.
(PLPT) - Tại Kỳ họp thứ 8, với tỷ lệ tán thành cao, Quốc hội chính thức thông qua Luật Tư pháp người chưa thành niên. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, Luật thể hiện tính nhân đạo, nhân văn sâu sắc, là dấu ấn thể hiện sự đóng góp quan trọng về công tác cải cách tư pháp.
(PLPT) - Điều chỉnh thuế xuất, nhập khẩu một số mặt hàng; sửa đổi 4 Thông tư về phòng cháy, chữa cháy; sửa đổi mã số các hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2024.
(PLPT) - Sau khi nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), Quốc hội tiến hành biểu quyết và chính thức thông qua Luật này.
(PLPT) - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều 26/11, Quốc hội đã thông qua Luật Công chứng (sửa đổi) với 450/453 đại biểu tán thành. Luật gồm 8 chương, 76 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
(PLPT) - Đại biểu Quốc hội cho rằng, dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp (sửa đổi) cần theo hướng tinh gọn, rõ phân cấp, phân quyền, chuyển từ quản lý hành vi sang quản lý mục tiêu, để tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp phát triển.