Tầm nhìn - Chính sách

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dự hội nghị nhóm BRICS mở rộng tại Nga

Khánh Huyền Thứ sáu, 18/10/2024 - 20:35

(PLPT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng từ ngày 23 - 24/10/2024.

Ngày 18/10, Bộ Ngoại giao Việt Nam ra thông cáo cho biết, nhận lời mời của Tổng thống Nga Vladimir Putin, đồng thời là Chủ tịch nhóm BRICS năm 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị các nhà lãnh đạo nhóm BRICS mở rộng tại Kazan (Nga) từ ngày 23 đến ngày 24/10.

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng tại Kazan, Liên bang Nga từ ngày 23 đến ngày 24/10. (Ảnh VGP/Nhật Bắc)

Chuyến công tác Nga đầu tiên của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham dự một hội nghị của nhóm BRICS mở rộng ở cấp người đứng đầu Chính phủ. Chuyến công tác cũng đánh dấu lần đầu Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Nga trên cương vị mới.

BRICS là tên viết tắt theo tiếng Anh của các nước Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, là một nhóm đại diện cho các nền kinh tế mới nổi của thế giới.

Ngày 1/1/2024, BRICS ghi dấu mốc lịch sử khi chào đón 5 thành viên mới là Ai Cập, Ethiopia, Iran, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE).

Trong thông điệp tại diễn đàn doanh nghiệp BRICS ở Nga hôm nay 18/10, Tổng thống Nga Putin bày tỏ tin tưởng các quốc gia trong BRICS sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong tương lai.

Theo ước tính của Liên minh châu Âu, sau khi có thêm 5 thành viên mới, nhóm BRICS hiện chiếm 37,3% GDP thế giới.

Vào đầu tháng 10 này, Bộ Ngoại giao Nga cho biết có hơn 30 lãnh đạo các nước và tổ chức quốc tế đã xác nhận sẽ tham dự hội nghị của nhóm BRICS tại Kazan. Trong số này có cả Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres.

Bên lề hội nghị, Tổng thống Nga Putin dự kiến sẽ có khoảng 20 cuộc gặp song phương với các nhà lãnh đạo các nước.

Việt Nam và nhóm BRICS

Tại họp báo thường kỳ ngày 9/5/2024, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phản hồi đề nghị bình luận về việc tài khoản của BRICS trên mạng xã hội X đăng thông tin cho rằng Việt Nam sẽ gia nhập BRICS vào năm 2024.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định: “Là một thành viên có trách nhiệm và tích cực trong cộng đồng quốc tế, triển khai đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa, độc lập tự chủ, Việt Nam luôn sẵn sàng tham gia và đóng góp tích cực tại các cơ chế, tổ chức, diễn đàn đa phương toàn cầu cũng như khu vực.

Cũng như nhiều nước trên thế giới, chúng tôi theo dõi thảo luận về tiến trình mở rộng thành viên của BRICS".

Đến ngày 11/6/2024, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự "Đối thoại BRICS với các nước đang phát triển" ở thành phố Nizhny Novgorod của Nga.

Trong bài phát biểu tại sự kiện, bà Hằng cho rằng nhóm BRICS có tiềm năng đóng vai trò ngày càng lớn hơn trong việc thúc đẩy đối thoại và điều phối các nỗ lực quốc tế nhằm giải quyết các thách thức toàn cầu.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đề xuất nhóm BRICS tiếp tục phối hợp với các nước đang phát triển thúc đẩy ba trọng tâm.

Một là, tăng cường hợp tác đa phương, trong đó cần tiếp tục củng cố vai trò trung tâm của Liên Hiệp Quốc.

Hai là, nâng cao vai trò của các nước đang phát triển trong quản trị và thực hiện các chương trình nghị sự về phát triển toàn cầu.

Ba là, tăng cường tính tự cường, khả năng thích ứng và năng lực của các nước đang phát triển trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu.

Trong chuyến thăm cấp nhà nước đến Việt Nam vào tháng 6-2024, Tổng thống Nga Putin và lãnh đạo cấp cao Việt Nam đã ra tuyên bố chung. Trong đó khẳng định tiếp tục tăng cường hợp tác giữa các nước BRICS và các nước đang phát triển, bao gồm Việt Nam.

Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tiếp tục lập nên những kỳ tích trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tiếp tục lập nên những kỳ tích trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Tầm nhìn - Chính sách -  2 ngày trước

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, với bản lĩnh, trí tuệ và sức mạnh Việt Nam, chúng ta đã làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975, nhất định chúng ta sẽ tiếp tục giành được nhiều thành tựu vĩ đại hơn nữa, lập nên những kỳ tích trong kỷ nguyên mới...

TRỰC TIẾP: Kỷ niệm trọng thể 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

TRỰC TIẾP: Kỷ niệm trọng thể 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tầm nhìn - Chính sách -  2 ngày trước

Sáng 30/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).

Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Nhật Bản

Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Nhật Bản

Tầm nhìn - Chính sách -  3 ngày trước

(PLPT) - Trân trọng giới thiệu Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Nhật Bản.

Chính phủ cho ý kiến về 5 dự án Luật quan trọng

Chính phủ cho ý kiến về 5 dự án Luật quan trọng

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Chính phủ quyết nghị về các dự án Luật: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp; Dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Hải quan, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng.

Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí đến năm 2035

Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí đến năm 2035

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Mục tiêu chung của Chiến lược nhằm ngăn chặn, chống lãng phí, góp phần quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước, khơi dậy sức dân, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.

Chính sách thuế cần đặt trong tổng thể thúc đẩy nội lực doanh nghiệp và ổn định kinh tế - xã hội

Chính sách thuế cần đặt trong tổng thể thúc đẩy nội lực doanh nghiệp và ổn định kinh tế - xã hội

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Thuế Tiêu thu đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH, chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng, chính sách thuế cần đặt trong tổng thể các giải pháp thúc đẩy nội lực doanh nghiệp và bảo đảm ổn định kinh tế - xã hội.

Thống nhất quản lý hành chính với quân sự và kinh tế - xã hội theo vùng lãnh thổ

Thống nhất quản lý hành chính với quân sự và kinh tế - xã hội theo vùng lãnh thổ

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Mô hình quản lý theo vùng thống nhất về hành chính, quân sự, kinh tế - xã hội kết hợp với ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ là một giải pháp cải cách ít phức tạp, mang lại một hệ thống quản lý Nhà nước đơn giản và hiệu quả; vừa đạt được mục tiêu tinh gọn bộ máy, tiết kiệm chi phí, vừa không gây xáo trộn lớn đến cơ cấu hành chính hiện tại cũng như ảnh hưởng đến những giá trị tinh thần khác của người dân.

Tổng Bí thư: Sáp nhập tỉnh không phải ‘2 cộng 2 bằng 4’ mà ‘2 cộng 2 lớn hơn 4’

Tổng Bí thư: Sáp nhập tỉnh không phải ‘2 cộng 2 bằng 4’ mà ‘2 cộng 2 lớn hơn 4’

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

Tổng Bí thư chỉ rõ việc sáp nhập tỉnh nhằm tạo ra những động năng mới, tiềm năng mới, không gian mới cho phát triển; không đơn giản là “hai cộng hai bằng bốn” mà phải là “hai cộng hai lớn hơn bốn”.