Tầm nhìn - Chính sách

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng pháp luật phải có tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, lâu dài

Khánh Huyền Chủ nhật, 29/09/2024 - 09:24

(PLPT) - Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, việc xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật phải tập trung tháo gỡ vướng mắc; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn nữa; giảm thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, xóa bỏ cơ chế xin - cho...

Chiều 28/9, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chủ trì phiên họp thứ ba của Ban Chỉ đạo.

Thủ tướng chủ trì họp Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. (Ảnh: VGP)

Cùng tham dự phiên họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc; các bộ trưởng, lãnh đạo các bộ, ngành, thành viên Ban Chỉ đạo.

Thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo, thông qua rà soát về vấn đề phân cấp, ủy quyền tại Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, các thành viên của Ban Chỉ đạo nhận thấy một số vướng mắc liên quan chủ thể được phân cấp, nhận phân cấp, quy trình thực hiện phân cấp; chủ thể được ủy quyền và quy trình thủ tục ủy quyền.

Ban Chỉ đạo cũng rà soát, nhận thấy một số vướng mắc cụ thể tại một số luật khác. Trong đó, tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, có những vướng mắc về các dự án đầu tư có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa từ 2 vụ trở lên; quy định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo tác động môi trường.

Tại Luật Tài nguyên, Môi trường biển và hải đảo có các vướng mắc liên quan thời hạn giấy phép nhận chìm ở biển; thủ tục trong hoạt động nhận chìm ở biển. Tại Luật trồng trọt năm 2018, có vướng mắc trong quy định điều kiện buôn bán phân bón.

Ban Chỉ đạo cũng nghiên cứu các vướng mắc, bất cập tại các luật không thuộc phạm vi rà soát theo yêu cầu, nhận thấy có 10 Luật, với 26 nội dung có mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, vướng mắc cần xem xét, giải quyết.

Cùng với thảo luận sôi nổi, cho ý kiến về nội dung các vướng mắc, bất cập đối với 5 Luật kể trên, các thành viên Ban Chỉ đạo đề nghị thúc đẩy xử lý các vướng mắc, bất cập liên quan đến thủ tục hành chính đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1015/QĐ-TTg ngày 30/8/2022, nhất là một số vướng mắc, bất cập tại các dự án luật đã có trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc đang trình xây dựng.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Trưởng ngành tập trung chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả, tập trung nhân lực, nguồn lực kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật. (Ảnh: VGP)

Tư duy đổi mới, đột phá, tầm nhìn chiến lược, lâu dài

Kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao và cơ bản nhất trí với các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, sát thực tiễn, sâu sắc, chất lượng của các Phó Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Ban Chỉ đạo tại phiên họp; giao Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, ngành liên quan tiếp thu đầy đủ các ý kiến, ban hành Thông báo kết luận Phiên họp để thống nhất triển khai.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo bám sát quy chế hoạt động, các nội dung, kế hoạch, hoạt động của Ban Chỉ đạo để tham gia đóng góp công sức, trí tuệ vào rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

Các Bộ trưởng, Trưởng ngành tập trung chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả, tập trung nhân lực, nguồn lực kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật; trong đó có rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để khơi thông, huy động nguồn lực cho phát triển, giúp tăng tốc, bứt phá hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và mục tiêu Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra.

Trong đó, việc xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật phải tập trung tháo gỡ vướng mắc; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn nữa; giảm thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, xóa bỏ cơ chế xin - cho; với tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, lâu dài cho sự phát triển.

Trung ương và các Bộ, ngành chỉ tập trung xây dựng luật pháp, thể chế, cơ chế, chính sách, các chiến lược, kế hoạch, chương trình; đẩy mạnh phân cấp phân quyền, đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi cấp dưới và thiết kế công cụ kiểm tra, giám sát; địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm.

Thủ tướng lưu ý việc rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nói riêng và xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật nói chung phải đúng thời gian, đảm bảo chất lượng; trong quá trình xây dựng pháp luật phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội.

Thủ tướng lưu ý, tùy mối quan hệ của luật, có nội dung phải chi tiết, cụ thể, có nội dung quy định có tính chất khái quát, nhất là những vấn đề có biến động nhiều thì giao cho chính quyền từ Trung ương đến địa phương thực hiện căn cứ thực tiễn, trên tinh thần "Cái gì đã chín, đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, đa số đồng tình thì tiếp tục thực hiện, luật hóa; cái gì chưa có quy định hay thực tế vượt quá quy định thì mạnh dạn thí điểm, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn và không nóng vội".

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu cùng với xử lý vướng mắc, bất cập tại 05 luật: Luật Trồng trọt năm 2018, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên, Môi trường biển và hải đảo, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, các Bộ, ngành khẩn trương xây dựng 01 luật để sửa nhiều luật liên quan tư công; xây dựng Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (sửa đổi) để tháo gỡ vướng mắc, giải phóng nguồn lực cho phát triển, nhất là trong lúc khó khăn.

Đối với các dự án luật chưa có trong chương trình, kế hoạch xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 thì tổng hợp trong quá trình tổng kết luật nhằm nghiên cứu, thực hiện việc xử lý theo quy định của pháp luật.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phát biểu tại cuộc họp. (Ảnh: VGP)

Cùng với đó, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục rà soát, xác định các bất cập, vướng mắc có tính cấp bách, những "điểm nghẽn" về thể chế cần tháo gỡ để tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp, bảo đảm mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô theo đúng yêu cầu nhiệm vụ và chỉ đạo của Chính phủ. Cùng với xây dựng luật, khẩn trương xây dựng ban hành các nghị định hướng dẫn thực hiện luật để tổ chức thực thi các luật kịp thời, hiệu quả.

Thủ tướng giao Bộ Tư pháp tham mưu kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo theo đúng Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo; đồng thời, tiếp tục tổng hợp tình hình xử lý văn bản sau rà soát và kết quả rà soát từ các Bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương; phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang bộ nghiên cứu, đánh giá các kết quả rà soát, báo cáo Ban Chỉ đạo xem xét, quyết định.

Để đảm bảo tính khách quan, toàn diện, chính xác của kết quả rà soát, đảm bảo đầy đủ cơ sở tham mưu cho Ban Chỉ đạo, Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo cần linh hoạt tổ chức các hoạt động hội nghị, hội thảo, lấy ý kiến chuyên gia, các nhà khoa học trong các lĩnh vực pháp luật được rà soát theo đúng quy định pháp luật, đặc biệt là các vấn đề có ý kiến khác nhau giữa cơ quan kiến nghị với Bộ, cơ quan ngang bộ quản lý nhà nước.

Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, Phó Trưởng Ban thường trực, tiếp tục chỉ đạo Bộ Tư pháp, các Bộ, ngành liên quan thực hiện các nhiệm vụ thuộc phạm vi trách nhiệm của Ban Chỉ đạo, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban theo quy định.

Cùng chuyên mục

Trình Quốc hội 5 nhóm chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

Trình Quốc hội 5 nhóm chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

Tầm nhìn - Chính sách -  1 ngày trước

Tiếp tục kỳ họp thứ 9, cuối giờ sáng ngày 15/5, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân. Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp.

Chi tiết hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã năm 2025 vừa được Chính phủ thông qua

Chi tiết hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã năm 2025 vừa được Chính phủ thông qua

Tầm nhìn - Chính sách -  5 ngày trước

(PLPT) - Chính phủ vừa ban hành các Nghị quyết thông qua hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025 và Nghị quyết thông qua 34 hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã năm 2025.

Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Tầm nhìn - Chính sách -  5 ngày trước

Nhân dịp Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm thăm chính thức Liên bang Nga và tham dự Lễ Duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại từ ngày 8-11/5, Việt Nam và Liên bang Nga đã ra Tuyên bố chung.

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Tầm nhìn - Chính sách -  5 ngày trước

(PLPT) - Tạp chí Pháp luật và Phát triển trân trọng giới thiệu bài viết “Động lực mới cho phát triển kinh tế” của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.

Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Ngày 30/4/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

Tổng Bí thư: “Nếu có thể, sẽ sửa đổi Hiến pháp một cách căn bản”

Tổng Bí thư: “Nếu có thể, sẽ sửa đổi Hiến pháp một cách căn bản”

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, nếu có thể, sẽ sửa đổi Hiến pháp một cách căn bản. Dự kiến kỳ Đại hội sau, có thể tính toán bổ sung Cương lĩnh phát triển đất nước để có tầm nhìn dài hơn, định hình sự phát triển của đất nước trong giai đoạn tới như thế nào, khi đó mới xem xét sửa đổi Hiến pháp.

Thủ tướng: Chúng ta bình tĩnh, bản lĩnh trước việc Hoa Kỳ công bố chính sách thuế quan mới

Thủ tướng: Chúng ta bình tĩnh, bản lĩnh trước việc Hoa Kỳ công bố chính sách thuế quan mới

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, trước việc Hoa Kỳ công bố chính sách thuế quan mới, chúng ta đã bình tĩnh, bản lĩnh, chủ động tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp ứng phó kịp thời, linh hoạt, phù hợp và đạt kết quả bước đầu tích cực. Việt Nam là một trong những nước đầu tiên Hoa Kỳ đồng ý đàm phán.