Tầm nhìn - Chính sách

Nhập toàn bộ huyện Yên Dũng vào TP Bắc Giang từ 01/01/2025

Khánh Huyền Thứ tư, 09/10/2024 - 09:37
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Từ 01/01/2025, huyện Yên Dũng với diện tích tự nhiên 191,74 km2, quy mô dân số là 176.980 người sẽ được sáp nhập vào TP Bắc Giang.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành Nghị quyết số 1191/NQ-UBTVQH15 ngày 28/9/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2023-2025.

Một góc thành phố Bắc Giang.

Theo nghị quyết, sáp nhập huyện Yên Dũng với diện tích tự nhiên là 191,74 km2, quy mô dân số là 176.980 vào TP Bắc Giang. Sau khi sáp nhập huyện Yên Dũng vào TP Bắc Giang, TP Bắc Giang sẽ có diện tích tự nhiên là 258,29 km2 và quy mô dân số là 371.151 người.

Về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc TP Bắc Giang, nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 0,87 km2, quy mô dân số là 11.950 người của phường Trần Nguyên Hãn vào phường Ngô Quyền.

Nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 0,91 km2, quy mô dân số là 11.285 người của phường Lê Lợi vào phường Trần Phú.

Thành lập phường Tân An trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên là 4,60 km2, quy mô dân số là 3.989 người của xã Lão Hộ và toàn bộ diện tích tự nhiên là 9,22 km2, quy mô dân số là 12.321 người của thị trấn Tân An.

Thành lập phường Dĩnh Trì trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 6,71 km2 và quy mô dân số là 13.314 người của xã Dĩnh Trì.

Thành lập phường Tân Tiến trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 7,94 km2 và quy mô dân số là 12.528 người của xã Tân Tiến.

Thành lập phường Tân Mỹ trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 7,37 km2 và quy mô dân số là 15.281 người của xã Tân Mỹ.

Thành lập phường Song Mai trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 10,04 km2 và quy mô dân số là 12.786 người của xã Song Mai.

Thành lập phường Đồng Sơn trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 8,27 km2 và quy mô dân số là 11.288 người của xã Đồng Sơn.

Thành lập phường Song Khê trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 4,44 km2 và quy mô dân số là 7.432 người của xã Song Khê.

Thành lập phường Nham Biền trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 21,98 km2 và quy mô dân số là 19.111 người của thị trấn Nham Biền.

Thành lập phường Tân Liễu trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 9,07 km2 và quy mô dân số là 7.017 người của xã Tân Liễu.

Thành lập phường Nội Hoàng trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 7,64 km2 và quy mô dân số là 9.831 người của xã Nội Hoàng.

Thành lập phường Tiền Phong trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 10,35 km2 và quy mô dân số là 11.287 người của xã Tiền Phong...

Sau khi sắp xếp, TP Bắc Giang có 31 đơn vị hành chính cấp xã.

Theo nghị quyết, điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên là 75,93 km2 của huyện Sơn Động để nhập vào huyện Lục Ngạn.

Sau khi sắp xếp, huyện Lục Ngạn có diện tích tự nhiên là 856,89 km2 và quy mô dân số là 126.625 người; có 19 đơn vị hành chính cấp xã. Huyện Sơn Động có diện tích tự nhiên là 784,63 km2 và quy mô dân số là 89.311 người; có 17 đơn vị hành chính cấp xã.

Nghị quyết cũng nêu chi tiết việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Hiệp Hòa, Lạng Giang, Lục Nam, Tân Yên, Yên Thế.

Quyết nghị giải thể TAND huyện Yên Dũng, Viện KSND huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang; thành lập TAND thị xã Chũ, Viện KSND thị xã Chũ, tỉnh Bắc Giang.

TAND, Viện KSND TP Bắc Giang có trách nhiệm kế thừa nhiệm vụ, quyền hạn của TAND, Viện KSND huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang theo quy định của pháp luật.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

Thêm 13 tỉnh, thành sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã

Trước đó, tại phiên họp ngày 28/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của 13 tỉnh, thành phố: Bắc Giang, Cần Thơ, Đắk Lắk, Đồng Nai, Gia Lai, Khánh Hòa, Lào Cai, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Ninh, Thái Bình, Tiền Giang, Vĩnh Long.

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết trong phương án sắp xếp đơn vị hành chính có tỉnh Bắc Giang sắp xếp 4/10 đơn vị hành chính cấp huyện thuộc diện khuyến khích để hình thành 4 đơn vị mới.

Theo đó, địa phương này dự kiến nhập huyện Yên Dũng vào thành phố Bắc Giang và điều chỉnh địa giới hành chính huyện Lục Ngạn và huyện Sơn Động, thành lập thị xã Chũ.

Ngoài ra, Bắc Giang còn sắp xếp 34/209 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 17 đơn vị mới; thành lập 16 phường và 2 thị trấn trên cơ sở 18 đơn vị hành chính cấp xã hiện hữu. Sau sắp xếp, tỉnh không thay đổi số lượng đơn vị hành chính cấp huyện nhưng giảm 17 đơn vị hành chính cấp xã.

Tại phiên họp, 100% thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có mặt đã biểu quyết thông qua 13 nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 13 tỉnh, thành phố.

Trong đó, trừ Bắc Giang, các nghị quyết với 12 tỉnh, thành phố còn lại có hiệu lực thi hành từ ngày 1/11/2024. Riêng nghị quyết với tỉnh Bắc Giang sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 (do nhiều đơn vị cấp huyện, cấp xã có thay đổi, điều chỉnh).

Cùng chuyên mục

Sửa quy định về thuế để hỗ trợ doanh nghiệp khoáng sản

Sửa quy định về thuế để hỗ trợ doanh nghiệp khoáng sản

Tầm nhìn - Chính sách -  3 ngày trước

(PLPT) - Ủy ban Tài chính - Ngân sách thống nhất với đề xuất bỏ nội dung hạch toán khoản hỗ trợ trong dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Luật Thủ đô 2024 hướng đến xây dựng đô thị xanh và bền vững

Luật Thủ đô 2024 hướng đến xây dựng đô thị xanh và bền vững

Tầm nhìn - Chính sách -  3 ngày trước

(PLPT) - Luật Thủ đô 2024 vừa được Quốc hội thông qua sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 đã quy định một cách toàn diện các nội dung đột phá, hướng tới xây dựng đô thị xanh, bền vững.

Luật Địa chất và khoáng sản cần giảm thiểu cơ chế ‘xin - cho’

Luật Địa chất và khoáng sản cần giảm thiểu cơ chế ‘xin - cho’

Tầm nhìn - Chính sách -  4 ngày trước

(PLPT) - Về thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản trong dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu quan điểm, cơ quan soạn thảo và thẩm tra phải nghiên cứu kỹ lưỡng về nội dung này để tránh thủ tục xin phép nhiều lần, giảm thiểu tối đa cơ chế xin - cho.

Dự thảo Luật Dữ liệu đủ điều kiện để trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8

Dự thảo Luật Dữ liệu đủ điều kiện để trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8

Tầm nhìn - Chính sách -  5 ngày trước

(PLPT) - Tiếp tục xem xét về dự thảo Luật Dữ liệu, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, dự thảo quán triệt tốt quan điểm đổi mới tư duy, phương pháp, quy trình, thủ tục lập pháp và thống nhất đề nghị Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8.

Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh

Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh

Tầm nhìn - Chính sách -  6 ngày trước

(PLPT) - Nhằm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh hưởng bảo hiểm y tế.

Luật Đầu tư công sửa đổi nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

Luật Đầu tư công sửa đổi nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

Tầm nhìn - Chính sách -  6 ngày trước

(PLPT) - Quan điểm sửa đổi Luật Đầu tư công là tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện kể từ khi Luật này được thông qua.

Năm 2025, Việt Nam phấn đấu tăng trưởng GDP lên đến 7,5%

Năm 2025, Việt Nam phấn đấu tăng trưởng GDP lên đến 7,5%

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 vừa được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 với tỷ lệ tán thành cao giao chỉ tiêu phát triển GDP khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%.

Quản lý nền tảng mạng xã hội việc đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế

Quản lý nền tảng mạng xã hội việc đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Với vấn đề công tác quản lý mạng xã hội hiện nay, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, giải pháp đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế.

Đọc nhiều