Đề nghị thi hành kỷ luật nhiều lãnh đạo Bắc Giang và cựu lãnh đạo TPHCM
Nhật Duy
Thứ năm, 29/08/2024 - 20:03
Nghe audio
0:00
(PLPT) - Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật đề nghị thi hành kỷ luật nhiều lãnh đạo tỉnh Bắc Giang và các cựu lãnh đạo TPHCM do có nhiều vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng.
Trong các ngày 28 và 29/8, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ thứ 46 dưới sự chủ trì của Chủ nhiệm Trần Cẩm Tú.
Tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét
kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và kết quả kiểm điểm, đề nghị thi hành
kỷ luật đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy Ban Thường vụ Tỉnh
ủy Bắc Giang đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu
trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát để Đảng
đoàn HĐND tỉnh, Ban cán sự đảng UBND tỉnh và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm quy
định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong một số dự án đầu tư do Công ty Cổ
phần Tập đoàn Thuận An thực hiện trên địa bàn tỉnh.
Nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có cán bộ chủ chốt của
tỉnh, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm Luật Phòng,
chống tham nhũng, vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách
nhiệm nêu gương.
Những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả nghiêm trọng,
nguy cơ thiệt hại lớn tiền, tài sản của Nhà nước, gây dư luận xấu, làm giảm uy
tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương, đến mức phải thi hành kỷ luật.
Trách nhiệm cá nhân đối với các vi phạm, khuyết điểm
nêu trên thuộc về ông Dương Văn Thái, nguyên Ủy viên Trung ương, Bí thư Tỉnh ủy,
Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch HĐND tỉnh (đã Khai trừ ra khỏi Đảng).
Trách nhiệm còn thuộc về các ông, bà: Lê Ánh Dương,
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Lê Thị Thu Hồng, Phó Bí thư Thường trực
Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; Lê Thị Thu Hồng, Phó Bí thư Thường trực
Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Lê Ô Pích, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Lại Thanh Sơn,
nguyên Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Trịnh Hữu Thắng, nguyên Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; Bùi Thế Sơn,
nguyên Giám đốc Sở Giao thông vận tải; Trần Xuân Đông, Phó Giám đốc Sở Giao
thông vận tải, nguyên Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình
giao thông tỉnh; Hoàng Văn Thanh, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Yên
Dũng, nguyên Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao
thông, nông nghiệp tỉnh; Ngụy Kim Phương, nguyên Trưởng Ban Kinh tế Ngân sách
HĐND tỉnh Bắc Giang, và một số tổ chức đảng, đảng viên khác.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương sau khi xem xét đã quyết định
kỷ luật cảnh cáo Ban cán sự đảng UBND tỉnh Bắc Giang nhiệm kỳ 2021-2026 và các
cá nhân: Lê Ánh Dương, Lê Thị Thu Hồng, Lê Ô Pích, Hoàng Văn Thanh.
Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng với Ban cán sự đảng
UBND tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021, Đảng đoàn HĐND tỉnh Bắc Giang nhiệm kỳ 2021-2026
và các cá nhân: Lại Thanh Sơn, Trịnh Hữu Thắng, Bùi Thế Sơn, Trần Xuân Đông, Ngụy
Kim Phương.
Cùng với việc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi
hành kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang nhiệm kỳ 2020-2025, Ủy ban Kiểm
tra Trung ương yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang lãnh đạo, chỉ đạo khắc
phục kịp thời các vi phạm, khuyết điểm được chỉ ra; thi hành kỷ luật các tổ chức
đảng, đảng viên có liên quan.
Cũng tại kỳ họp 46, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem
xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và kết quả kiểm điểm, đề nghị thi
hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ Thành ủy Lai Châu, tỉnh Lai Châu.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy Ban Thường vụ
Thành ủy Lai Châu đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc;
thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát để
UBND thành phố và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của
Nhà nước trong quản lý, sử dụng đất; thực hiện các dự án phát triển đô thị trên
địa bàn trong thời gian dài nhưng chậm phát hiện, xử lý.
Những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả nghiêm trọng,
khó khắc phục, nguy cơ thất thoát tiền, tài sản của Nhà nước, gây dư luận xấu,
làm giảm uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương, đến mức phải thi
hành kỷ luật.
Trách nhiệm cá nhân với các vi phạm, khuyết điểm nêu
trên thuộc về các cá nhân: Vương Văn Thắng, nguyên Bí thư Thành ủy, Chủ tịch
HĐND thành phố; Lương Chiến Công, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
nguyên Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố; Nguyễn Xuân Tú, nguyên Phó
Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố; Phạm Minh Tuấn, nguyên Phó Chủ tịch
UBND thành phố; Bùi Hữu Cam, Phó Chủ tịch UBND thành phố; Lê Bá Anh, nguyên Phó
Chủ tịch UBND thành phố và một số tổ chức đảng, đảng viên khác.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật
cảnh cáo Ban Thường vụ Thành ủy Lai Châu nhiệm kỳ 2015-2020 và các cá nhân:
Vương Văn Thắng, Lương Chiến Công, Nguyễn Xuân Tú, Phạm Minh Tuấn, Bùi Hữu Cam,
Lê Bá Anh.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy
Lai Châu lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục kịp thời các vi phạm, khuyết điểm được chỉ
ra và thi hành kỷ luật các tổ chức đảng, đảng viên có liên quan.
Ngoài ra, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét báo
cáo đề nghị thi hành kỷ luật một số đảng viên vi phạm tại các Đảng bộ tỉnh Hòa
Bình và TPHCM.
Cơ quan này nhận định ông Ngô Ngọc Đức, nguyên Bí thư
Thành ủy Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình; bà Nguyễn Thị Hồng, nguyên Phó Chủ tịch UBND
TPHCM; ông Lê Duy Minh, Giám đốc Sở Tài chính TPHCM, đã suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống.
Những người này cũng vi phạm quy định của Đảng, pháp
luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; trong phòng
chống tham nhũng, tiêu cực; vi phạm quy định những điều đảng viên không được
làm và trách nhiệm nêu gương.
Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, những vi phạm đó gây
hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận bức xúc, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức
đảng, cơ quan, địa phương, đơn vị công tác, đến mức phải thi hành kỷ luật.
Vì vậy, căn cứ quy định của Đảng, Ủy ban Kiểm tra
Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật các ông, bà: Ngô
Ngọc Đức, Nguyễn Thị Hồng, Lê Duy Minh.
(PLPT) - Thành viên và cổ đông phải góp vốn của mình trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thời hạn này có thể khác nhau đối với từng loại công ty và không có thời hạn cụ thể cho việc góp vốn khi tăng vốn đăng ký của một công ty đã tồn tại.
(PLPT) - Trong quá trình lực lượng chức năng triển khai quyết định cưỡng chế thu hồi đất, nhiều thành viên trong một gia đình tại An Giang đã dùng bom xăng và hung khí tấn công khiến 5 cán bộ, chiến sĩ bị thương.
(PLPT) - Để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn, Nhà nước cần tập trung điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá và ổn định mặt bằng lãi suất cho vay.
(PLPT) - Một người đàn ông ở Bình Dương bị khởi tố vì thường xuyên sử dụng mạng xã hội Facebook để đăng tải thông tin trái chiều, xấu, độc có nội dung xuyên tạc… gây bức xúc trong dư luận xã hội. Pháp luật hiện hành quy định các hình thức xử lý hành vi đăng tải thông tin xuyên tạc lên mạng xã hội như thế nào?
(PLPT) - Tại Nam Định, một chủ hộ kinh doanh sử dụng sàn thương mại điện tử TikTok Shop để đăng tải hình ảnh và nhận đặt hàng các sản phẩm có dấu hiệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử lý như thế nào?
(PLPT) - Các đối tượng tạo tài khoản, cửa hàng kinh doanh giả trên các trang thương mại điện tử để buôn lậu thuốc lá gửi đi các khắp các tỉnh thành trên cả nước. Vậy, buôn lậu thuốc lá bị xử phạt như thế nào?
(PLPT) - Lực lượng chức năng vừa triệt xóa một đường dây đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá qua mạng, với tổng số tiền giao dịch lên tới 2.000 tỷ đồng. Hành vi đánh bạc qua mạng sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?
(PLPT) - Các đối tượng tự xưng là điều tra viên hoặc kiểm sát viên thụ lý vụ án, yêu cầu người thân chuyển khoản vào ví tiền điện tử chỉ định để 'chạy án' cho bị can. Cơ quan công an đã khuyến cáo về thủ đoạn lừa đảo mới thông qua hình thức nhận 'chạy án' để người dân nâng cao cảnh giác. Vậy, hành vi nhận tiền chạy án bị xử lý ra sao?