Tầm nhìn - Chính sách

Từ kỳ vọng thu hút FDI 40 tỷ USD

Đức Thăng Thứ sáu, 02/08/2024 - 06:28

(PLPT) - Việt Nam được đánh giá là quốc gia ổn định chính trị, an ninh, an toàn… Đó là yếu tố quan trọng nhất để “tính điểm” cho một môi trường đầu tư. Do đó, kỳ vọng thu hút FDI trong năm 2024 sẽ đạt được 40 tỷ USD là rất khả thi.

Phóng viên Pháp luật và Phát triển đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) xung quanh vấn đề này.

Việt Nam cũng nên tạo điều kiện để cho các doanh nghiệp này đi thuê lao động nước ngoài trong một số lĩnh vực nhất định

Khảo sát của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cho thấy, niềm tin của nhà đầu tư FDI vẫn đang rất tích cực. Như vậy, có thể kỳ vọng thu hút FDI năm 2024 ở mức 40 tỷ USD. Ông bình luận về vấn đề này như thế nào?

Xu hướng thu hút FDI của Việt Nam vẫn ổn định từ cuối năm 2023 cho đến 6 tháng năm 2024. Tổng vốn FDI đăng ký 6 tháng đạt gần 15,2 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ. Có nhiều lý do khiến Việt Nam tiếp nhận được dòng vốn FDI tốt trong 2 năm gần đây.

Thứ nhất, căng thẳng địa chính trị, xung đột lợi ích kinh tế, đặc biệt liên quan đến khoa học kỹ thuật giữa các quốc gia lớn… đã làm cho dòng vốn FDI phải rút khỏi Trung Quốc khá nhiều.

Trong một số “địa chỉ” có thể thay thế Trung Quốc để đa dạng hoá chuỗi cung ứng cũng như phân tán rủi ro, Việt Nam được đánh giá là điểm đến an toàn. Bởi, nền tảng kinh tế vĩ mô của Việt Nam tương đối ổn định, có lực lượng lao động trẻ, sự sẵn có cũng như hoàn thiện cơ sở hạ tầng cũng giúp cho Việt Nam trở thành bến đỗ mới về thu hút FDI.

Thứ hai, chúng ta cũng cần lường trước các thách thức, không phải thấy FDI vào mà có thể đáp ứng được tất cả các kỳ vọng. Đó là, vấn đề an ninh năng lượng, nhu cầu về năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Công nhân lành nghề tại các khu vực công nghiệp. Tháo gỡ những rào cản từ thủ tục hành chính cho các nhà đầu tư… Nếu chúng ta không khắc phục được những vấn đề nêu trên thì dòng vốn FDI có thể đến rồi lại đi, họ tìm đến địa chỉ mới có tính cạnh tranh cao hơn.

Thứ ba, vấn đề có thể thu hút được 40 tỷ USD FDI từ nay đến cuối năm 2024 hay không còn phụ thuộc nhiều yếu tố. Và Việt Nam cần phải làm tốt hơn thì mới hấp thụ được nguồn vốn này.

Mặc dù đây là những tín hiệu vui, nhưng có một vấn đề lớn cần giải quyết, đó là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho các tập đoàn, doanh nghiệp FDI, thưa ông?

Chúng ta không nên đặt ra khái niệm nhân lực chất lượng cao hay thấp. Thực tế, các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam điều đầu tiên họ cần là có được số lượng lao động trẻ và ổn định, được qua các lớp đào tạo để đáp ứng với ngành nghề mà họ đang đầu tư.

Lực lượng lao động của Việt Nam có điểm đáng lưu ý, đó là phần lớn các lao động là di cư nên thường làm việc theo tính mùa vụ, hay có sự xáo trộn vì đang làm nhưng lại có thể xin nghỉ việc. Có nhiều hiện tượng người lao động xin nghỉ việc sau đó rút bảo hiểm xã hội một lần để chuyển sang lĩnh vực khác.

Đây là bài toán cần phải được giải quyết, nhất là trong một số trường hợp người lao động đến độ tuổi nhất định không còn đáp ứng được yêu cầu công việc thì cũng xin nghỉ việc.

Ngoài ra, tác phong công nghiệp của người lao động vẫn chưa cao, bên cạnh kỹ năng nghề nghiệp thì thái độ của người lao động vẫn còn có khoảng cách so với các nước trong khu vực.

Có một số trường hợp lao động ở cấp độ quản lý hoặc lao động có tay nghề nhưng Việt Nam chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của các doanh nghiệp FDI. Một số doanh nghiệp FDI có nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài, Việt Nam cũng nên tạo điều kiện để cho các doanh nghiệp này đi thuê lao động nước ngoài trong một số lĩnh vực nhất định. Khi đó, mới giải quyết được bài toán lao động cho doanh nghiệp FDI.

Về vấn đề lao động theo tôi cần tháo gỡ những vướng mắc trên, chúng ta không nên đặt câu chuyện chất lượng lao động cao hay thấp, vì tiêu chí này rất mơ hồ và không rõ ràng.

Có ý kiến cho rằng, việc thu hút 40 tỉ USD FDI là rất tốt, nhưng để các dự án đầu tư phát huy hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế thì cần phải nỗ lực rất nhiều. Hay nói một cách ví von, “tiêu” được chừng đó tiền còn tốt hơn. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Đây là câu chuyển giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện. Gần đây chúng ta có sự cải thiện rất đáng kể, khoảng cách giữa vốn đăng ký và thực hiện đang ngày càng thu hẹp khoảng cách, thậm chí có những giai đoạn vốn thực hiện tăng nhanh hơn vốn đăng ký.

Đó là một tín hiệu tốt, vì các nhà đầu tư FDI từ đăng ký đã nhanh chóng thực hiện giải ngân dòng vốn. Còn việc xúc tiến, đẩy nhanh từ vốn đăng ký đến vốn thực hiện thì có nhiều yếu tố, như sau khi có giấy phép đầu tư, nhà đầu tư mong muốn được triển khai nhanh và hiệu quả trong việc tiếp cận đất đai, điện, nước, môi trường…

Đối với những dự án nhỏ được phân cấp về địa phương thường xử lý rất nhanh. Còn các dự án lớn, đòi hỏi có sự tham gia của các bộ, ngành trung ương, nhà đầu tư FDI vẫn “kêu” về thủ tục, cách thức giải quyết các mâu thuẫn trong pháp luật, hoặc có những vấn đề pháp luật còn bỏ ngỏ khi giải quyết những nhu cầu và yếu tố trong dự án đầu tư.

Ông có đề xuất, kiến nghị gì để thu hút FDI năm 2024 đạt được như kỳ vọng?

Một là, Việt Nam cần tích cực xây dựng hệ tiêu chuẩn quốc gia về thu hút FDI như quy mô vốn, lĩnh vực đầu tư có thuộc nhóm ưu tiên thu hút hay không, mức độ sử dụng lao động, công nghệ, môi trường, giá trị gia tăng nội địa, khả năng liên kết lan toả và tham gia các chuỗi giá trị, mức độ ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng.

Hai là, vấn đề lao động là một yếu điểm chúng ta cần tăng cường tốt hơn trong thời gian tới. Bởi, các đối tác đến Việt Nam đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ, bán dẫn, kinh tế xanh, kinh tế số, họ cần người lao động có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu của hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trước thực tế đó, việc cần làm lúc này là tập trung đào tạo nguồn nhân lực trong nước, đồng thời mời gọi kỹ sư, chuyên gia từ các nước đến Việt Nam.

Ba là, để thu hút dòng vốn FDI chất lượng, bên cạnh việc tạo thuận lợi về hệ thống cơ sở hạ tầng, đòi hỏi chúng ta phải nâng cấp các yếu tố đầu vào như năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, giải quyết các vấn đề bên ngoài các KCN, chỗ ở cho gia đình người lao động… tất cả các vấn đề trên nếu giải quyết tốt thì mới thu hút được các nhà đầu tư “khó tính”.

Trân trọng cảm ơn ông!

Cùng chuyên mục

Chi bộ Viện Nghiên cứu Pháp luật và Kinh tế ASEAN tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ 2025-2027

Chi bộ Viện Nghiên cứu Pháp luật và Kinh tế ASEAN tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ 2025-2027

Tầm nhìn - Chính sách -  5 giờ trước

(PLPT) - Chiều 13/6, tại trụ sở Hội Luật gia Việt Nam, Chi bộ Viện Nghiên cứu Pháp luật và Kinh tế ASEAN long trọng tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành nghị quyết của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành nghị quyết của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh

Tầm nhìn - Chính sách -  13 giờ trước

Ngay sau khi Quốc hội biểu quyết thông qua nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh với tỷ lệ đại biểu Quốc hội tán thành rất cao, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 202/2025/QH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính c

Tăng cường chính sách khuyến khích và hỗ trợ

Tăng cường chính sách khuyến khích và hỗ trợ

Tầm nhìn - Chính sách -  3 ngày trước

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị tăng cường chính sách khuyến khích và hỗ trợ trong dự thảo Luật Khoa học, công nghệ (sửa đổi) và đổi mới sáng tạo.

Công tác hoàn thiện thể chế pháp luật phải mở đường cho kiến tạo phát triển

Công tác hoàn thiện thể chế pháp luật phải mở đường cho kiến tạo phát triển

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

Sáng 5/6, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.

Bài viết 'thực hành tiết kiệm' của Tổng Bí thư Tô Lâm

Bài viết 'thực hành tiết kiệm' của Tổng Bí thư Tô Lâm

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

Trân trọng giới thiệu bài viết "THỰC HÀNH TIẾT KIỆM” của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Kết luận 157-KL/TW của Bộ Chính trị về sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính

Kết luận 157-KL/TW của Bộ Chính trị về sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính

Tầm nhìn - Chính sách -  2 tuần trước

Ngày 25/5/2025, thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận số 157-KL/TW của Bộ Chính trị về triển khai thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính.

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết số 66 và Nghị quyết số 68

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết số 66 và Nghị quyết số 68

Tầm nhìn - Chính sách -  3 tuần trước

Sáng 18/5 đã diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân. Tổng Bí thư Tô Lâm có phát biểu quan trọng chỉ đạo Hội nghị. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Trình Quốc hội 5 nhóm chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

Trình Quốc hội 5 nhóm chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

Tầm nhìn - Chính sách -  4 tuần trước

Tiếp tục kỳ họp thứ 9, cuối giờ sáng ngày 15/5, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân. Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp.