Tầm nhìn - Chính sách

Viện trưởng Lê Minh Trí: Vụ SCB, Việt Á, nếu không trả hồ sơ điều tra bổ sung thì không làm được

Khánh Huyền Thứ năm, 22/08/2024 - 09:42

(PLPT) - Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí khẳng định, trả hồ sơ điều tra bổ sung là biện pháp tố tụng được phép sử dụng để chống oan sai, chống bỏ lọt tội phạm.

Chiều 21/8, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với nhóm vấn đề thứ hai liên quan đến lĩnh vực Tư pháp; Nội vụ; An ninh, trật tự, an toàn xã hội; Thanh tra; Tòa án; Kiểm sát.

Chất vấn Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) đề nghị Viện trưởng cho biết các giải pháp đã được triển khai và những chuyển biến trong việc tỷ lệ yêu cầu trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung sau khi thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí trả lời chất vấn. (Ảnh: quochoi.vn)

Trả lời chất vấn, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (VKSND Tối cao) Lê Minh Trí khẳng định, việc trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa các cơ quan tố tụng là một biện pháp được phép sử dụng để chống oan sai, chống bỏ lọt tội phạm; tuy nhiên, vấn đề là cần sử dụng đúng biện pháp này.

Theo lý giải của Viện trưởng Lê Minh Trí, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan tòa án hoặc kiểm sát phát sinh tình tiết mới làm thay đổi bản chất vụ việc thì vẫn phải trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung để không oan sai và không bỏ lọt tội phạm.

Ông Lê Minh Trí nói, về mặt khách quan, tội phạm ngày càng tinh vi, phức tạp, đặt ra thủ tục tố tụng không theo kịp tính chất phức tạp của nó như tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm công nghệ cao… Vì vậy, vị lãnh đạo này cho rằng, có những vấn đề chưa tiên liệu được, trong khi chúng ta gặp nhiều khó khăn, phức tạp mới về tội phạm, đồng thời phải đảm bảo quyền con người, không oan sai, không bỏ lọt tội phạm.

“Việc điều tra bổ sung là việc cần phải làm nhưng không được lạm dụng” - Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí nêu.

Theo ông Lê Minh Trí, thời gian qua, Bộ luật Hình sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự có phát sinh một số vướng mắc chưa được cơ quan có thẩm quyền giải thích, dẫn đến sự khác nhau về nhận thức áp dụng pháp luật của cơ quan tố tụng, đặc biệt của cơ quan điều tra, kiểm sát viên, của thẩm phán.

Ở cơ quan kiểm sát các cấp, có những tình huống vụ án phức tạp, đưa ra đánh giá, nhận xét vẫn còn ý kiến khác nhau. Rồi Hội đồng thẩm phán ở các cấp, kể cả Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao khi luận án cũng có những ý kiến khác nhau.

Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí nói rằng việc trả hồ sơ điều tra bổ sung mà làm đúng pháp luật, không có gì phải băn khoăn.

Báo cáo thêm, ông Lê Minh Trí nói, thời gian qua, từ người đứng đầu VKSND các cấp cho đến các kiểm sát viên đều hạn chế tối đa việc trả hồ sơ điều tra bổ sung, nhưng nếu không bảo đảm chống oan sai, chống bỏ lọt tội phạm thì vẫn phải trả. Đây là một biện pháp kỹ thuật với một số vụ án quá phức tạp.

"Ví dụ như vụ án SCB, Việt Á, đăng kiểm, nếu không trả hồ sơ điều tra bổ sung thì không làm được, kể cả đã khoanh, tách vụ án rồi, vẫn phải trả hồ sơ điều tra bổ sung, để có đủ thời gian chứng minh tội phạm" - Viện trưởng Lê Minh Trí nói.

Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tiếp tục lập nên những kỳ tích trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tiếp tục lập nên những kỳ tích trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Tầm nhìn - Chính sách -  2 ngày trước

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, với bản lĩnh, trí tuệ và sức mạnh Việt Nam, chúng ta đã làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975, nhất định chúng ta sẽ tiếp tục giành được nhiều thành tựu vĩ đại hơn nữa, lập nên những kỳ tích trong kỷ nguyên mới...

TRỰC TIẾP: Kỷ niệm trọng thể 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

TRỰC TIẾP: Kỷ niệm trọng thể 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tầm nhìn - Chính sách -  2 ngày trước

Sáng 30/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).

Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Nhật Bản

Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Nhật Bản

Tầm nhìn - Chính sách -  3 ngày trước

(PLPT) - Trân trọng giới thiệu Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Nhật Bản.

Chính phủ cho ý kiến về 5 dự án Luật quan trọng

Chính phủ cho ý kiến về 5 dự án Luật quan trọng

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Chính phủ quyết nghị về các dự án Luật: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp; Dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Hải quan, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng.

Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí đến năm 2035

Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí đến năm 2035

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Mục tiêu chung của Chiến lược nhằm ngăn chặn, chống lãng phí, góp phần quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước, khơi dậy sức dân, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.

Chính sách thuế cần đặt trong tổng thể thúc đẩy nội lực doanh nghiệp và ổn định kinh tế - xã hội

Chính sách thuế cần đặt trong tổng thể thúc đẩy nội lực doanh nghiệp và ổn định kinh tế - xã hội

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Thuế Tiêu thu đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH, chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng, chính sách thuế cần đặt trong tổng thể các giải pháp thúc đẩy nội lực doanh nghiệp và bảo đảm ổn định kinh tế - xã hội.

Thống nhất quản lý hành chính với quân sự và kinh tế - xã hội theo vùng lãnh thổ

Thống nhất quản lý hành chính với quân sự và kinh tế - xã hội theo vùng lãnh thổ

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Mô hình quản lý theo vùng thống nhất về hành chính, quân sự, kinh tế - xã hội kết hợp với ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ là một giải pháp cải cách ít phức tạp, mang lại một hệ thống quản lý Nhà nước đơn giản và hiệu quả; vừa đạt được mục tiêu tinh gọn bộ máy, tiết kiệm chi phí, vừa không gây xáo trộn lớn đến cơ cấu hành chính hiện tại cũng như ảnh hưởng đến những giá trị tinh thần khác của người dân.

Tổng Bí thư: Sáp nhập tỉnh không phải ‘2 cộng 2 bằng 4’ mà ‘2 cộng 2 lớn hơn 4’

Tổng Bí thư: Sáp nhập tỉnh không phải ‘2 cộng 2 bằng 4’ mà ‘2 cộng 2 lớn hơn 4’

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

Tổng Bí thư chỉ rõ việc sáp nhập tỉnh nhằm tạo ra những động năng mới, tiềm năng mới, không gian mới cho phát triển; không đơn giản là “hai cộng hai bằng bốn” mà phải là “hai cộng hai lớn hơn bốn”.