Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Cấp phép nhập khẩu, quản lý các sản phẩm chứa tiền chất Formic Acid

Nhật Duy Chủ nhật, 01/09/2024 - 13:59
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Phó Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền thực hiện cấp phép nhập khẩu, xuất khẩu và có biện pháp quản lý đối với các sản phẩm có chứa tiền chất Formic Acid.

Một số doanh nghiệp nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chứa tiền chất Formic Acid gặp không ít khó khăn. (Ảnh minh họa: Báo Nông Nghiệp Việt Nam)

Theo công văn, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long giao Bộ Công Thương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền thực hiện cấp phép nhập khẩu, xuất khẩu và có biện pháp quản lý đối với các sản phẩm có chứa tiền chất Formic Acid theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy, Nghị định số 105/2021/NĐ-CP ngày 04 tháng 12 năm 2021, Nghị định số 57/2022/NĐ-CP ngày 25 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ và các văn bản pháp luật có liên quan.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì khẩn trương rà soát và kịp thời kiến nghị cấp có thẩm quyền biện pháp quản lý phù hợp các tiền chất ma túy được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản và các sản phẩm hàng hóa khác trong lĩnh vực nông nghiệp.

Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính kịp thời rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để có căn cứ quản lý các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có chứa tiền chất ma túy, bảo đảm đồng bộ, xuyên suốt, phù hợp với các quy định pháp luật về phòng, chống ma túy, hóa chất, chăn nuôi, thủy sản.

Tổng cục Hải quan thông tin, thời gian qua, một số doanh nghiệp nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chứa tiền chất Formic Acid đã gặp không ít khó khăn.

Nhiều doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu dùng trong thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có thành phần Axit Formic thuộc Danh mục tiền chất IVB ban hành kèm Nghị định 57/2022/NĐ-CP quy định Danh mục chất ma túy và tiền chất.

Cơ quan Hải quan thì gặp vướng mắc trong quá trình xác định mặt hàng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi chứa tiền chất Formic Acid và các hỗn hợp chứa tiền chất có thuộc đối tượng quản lý tiền chất theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy hay không? Nếu là đối tượng quản lý thì khi nhập khẩu phải được sự cho phép của cơ quan cấp phép nào? cần đáp ứng điều kiện gì theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy?

Công dụng của Formic acid đối với thức ăn chăn nuôi

Formic acid được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản với nhiều mục đích và công dụng khác nhau như: kiểm soát nấm mốc trong thức ăn, điều chỉnh pH trong đường tiêu hoá, ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại trong đường tiêu hóa, hỗ trợ sự tiêu hoá và hấp thu các chất dinh dưỡng…

Formic acid có thể được sử dụng trong sản xuất các loại thức ăn khác nhau như thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung. Formic acid có thể đóng vai trò là chất chính hoặc cũng có thể là phụ gia của một sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, do vậy hàm lượng formic acid trong một sản phẩm thức ăn chăn nuôi phụ thuộc vào công dụng của formic acid trong sản phẩm và công dụng của sản phẩm thương mại đó đối với vật nuôi.

Đối với nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, Formic Acid là nguyên liệu có trong Danh mục nguyên liệu được phép sử dụng làm thức ăn chăn nuôi được quy định tại Phụ lục VI Thông tư số 21/2019/TT-BNNPTNT ngày 28/11/2019 của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT về Hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi.

Đối với nguyên liệu thức ăn thủy sản, Formic Acid là nguyên liệu có trong Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam được quy định tại Phụ lục XX Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18/01/2022 của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT.

Cùng chuyên mục

Loạt doanh nghiệp bị phạt vì ‘giấu’ thông tin: Những lưu ý đối với doanh nghiệp khi tham gia thị trường chứng khoán

Loạt doanh nghiệp bị phạt vì ‘giấu’ thông tin: Những lưu ý đối với doanh nghiệp khi tham gia thị trường chứng khoán

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  8 giờ trước

(PLPT) - Nhiều doanh nghiệp liên tục bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt vì hành vi ‘Không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật’. Quy định của pháp luật cụ thể ra sao? Doanh nghiệp cần lưu ý điều gì để tránh bị kiểm tra, xử phạt?

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá: Đảm bảo hài hòa lợi ích nhà nước - doanh nghiệp - xã hội

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá: Đảm bảo hài hòa lợi ích nhà nước - doanh nghiệp - xã hội

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  8 giờ trước

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội cho ý kiến lần đầu đối với dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Một trong những điểm đáng chú ý là dự thảo đã đưa ra phương án tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá. Đóng góp hoàn thiện dự thảo luật, một số chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, cần đảm bảo hài hòa lợi ích nhà nước - doanh nghiệp - xã hội khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng này.

Khởi tố 2 thanh niên có hành vi xúc phạm Quốc kỳ: Tội xúc phạm Quốc kỳ bị xử lý thế nào?

Khởi tố 2 thanh niên có hành vi xúc phạm Quốc kỳ: Tội xúc phạm Quốc kỳ bị xử lý thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  9 giờ trước

(PLPT) - Hai nam thanh niên ở Thanh Hóa vừa bị khởi tố vì có hành vi xúc phạm Quốc kỳ và phá hoại tài sản người dân. Pháp luật hiện hành quy định về tội xúc phạm Quốc kỳ như thế nào?

Quy định pháp luật về việc góp vốn sau khi thành lập công ty cổ phần

Quy định pháp luật về việc góp vốn sau khi thành lập công ty cổ phần

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Thành viên và cổ đông phải góp vốn của mình trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thời hạn này có thể khác nhau đối với từng loại công ty và không có thời hạn cụ thể cho việc góp vốn khi tăng vốn đăng ký của một công ty đã tồn tại.

Từ vụ 8 người trong gia đình dùng bom xăng tấn công lực lượng chức năng: Hành vi chống người thi hành công vụ bị xử lý như thế nào?

Từ vụ 8 người trong gia đình dùng bom xăng tấn công lực lượng chức năng: Hành vi chống người thi hành công vụ bị xử lý như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Trong quá trình lực lượng chức năng triển khai quyết định cưỡng chế thu hồi đất, nhiều thành viên trong một gia đình tại An Giang đã dùng bom xăng và hung khí tấn công khiến 5 cán bộ, chiến sĩ bị thương.

Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn, Nhà nước cần tập trung điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá và ổn định mặt bằng lãi suất cho vay.

Người đàn ông bị khởi tố vì đăng tải thông tin xuyên tạc: Quy định của pháp luật về hành vi đăng tin sai sự thật lên mạng xã hội

Người đàn ông bị khởi tố vì đăng tải thông tin xuyên tạc: Quy định của pháp luật về hành vi đăng tin sai sự thật lên mạng xã hội

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

(PLPT) - Một người đàn ông ở Bình Dương bị khởi tố vì thường xuyên sử dụng mạng xã hội Facebook để đăng tải thông tin trái chiều, xấu, độc có nội dung xuyên tạc… gây bức xúc trong dư luận xã hội. Pháp luật hiện hành quy định các hình thức xử lý hành vi đăng tải thông tin xuyên tạc lên mạng xã hội như thế nào?

Thu giữ hàng trăm áo phao không rõ nguồn gốc bán trên Tiktok Shop: Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc bị xử lý ra sao?

Thu giữ hàng trăm áo phao không rõ nguồn gốc bán trên Tiktok Shop: Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc bị xử lý ra sao?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

(PLPT) - Tại Nam Định, một chủ hộ kinh doanh sử dụng sàn thương mại điện tử TikTok Shop để đăng tải hình ảnh và nhận đặt hàng các sản phẩm có dấu hiệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử lý như thế nào?

Đọc nhiều