Đề xuất bỏ phạt tử hình với 8 tội danh, có tội tham ô tài sản, nhận hối lộ
Người đưa tin
Thứ tư, 21/05/2025 - 16:04
Bộ trưởng Bộ Công an cho biết, dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi) dự kiến bỏ hình phạt tử hình tại 8/18 tội danh trong đó có tội nhận hối lộ, tội tham ô tài sản.
Đề xuất bỏ 8/18 tội danh có khung hình phạt tử hình
Sáng 20/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi).
Thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình, Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết Bộ luật Hình sự năm 2015 được Quốc hội khóa XIII, Kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27/11/2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017), có hiệu lực từ ngày 1/1/2018.
Việc ban hành Bộ luật Hình sự năm 2015 đã góp phần quan trọng trong việc quản lý xã hội, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của các tổ chức và của công dân.
Tuy nhiên, sau hơn 8 năm thi hành, tình hình đất nước đã có nhiều thay đổi lớn về mọi mặt nên quy định của Bộ luật Hình sự đã bộc lộ nhiều vướng mắc, bất cập.
Đề xuất bỏ phạt tử hình với 8 tội danh, có tội tham ô tài sản, nhận hối lộ- Ảnh 1.Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang (Ảnh: Media Quốc hội).
Bộ trưởng Lương Tam Quang cho biết, phạm vi sửa đổi, bổ sung Bộ Luật Hình sự tập trung vào 4 vấn đề.
Thứ nhất, bỏ hình phạt tử hình tại một số tội danh, bổ sung một số trường hợp không thi hành án tử hình; bổ sung hình phạt tù chung thân không xét giảm án.
Thứ hai, sửa đổi, bổ sung một số tội danh về tham nhũng, môi trường, hàng giả, an toàn thực phẩm, ma túy có vướng mắc, bất cập thực sự cấp bách, phải sửa đổi ngay để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Thứ ba, sửa đổi, bổ sung một số quy định của 4 luật: Luật Đặc xá, Luật Thi hành án hình sự, Luật Phòng, chống mua bán người, Luật Công an nhân dân để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về trình tự, thủ tục và tổ chức thi hành án tử hình, đồng bộ với nội dung sửa đổi, bổ sung của Bộ luật Hình sự; phục vụ yêu cầu sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy; đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của hệ thốngpháp luật.
Thư tư, quy định về điều khoản chuyển tiếp.
Bố cục dự thảo Luật gồm 4 Điều: Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự (gồm sửa đổi, bổ sung 52 điều, trong đó, 18 điều luật liên quan đến việc thu hẹp hình phạt tử hình; 4 điều luật sửa đổi về nội dung; 2 điều luật để phù hợp với cơ cấu, tổ chức bộ máy mới sau khi không tổ chức Công an cấp huyện và tên gọi của các bộ sau khi thực hiện phương án sáp nhập.
Các điều luật khác sửa đổi, điều chỉnh mức hình phạt tiền lên gấp đôi để phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội), một số tội danh về môi trường, an toàn thực phẩm, ma túy nâng mức hình phạt tù để bảo đảm tính răn đe; Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan; Điều 3. Hiệu lực thi hành; Điều 4. Điều khoản chuyển tiếp.
Đáng chú ý, dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung để thu hẹp hình phạt tử hình.
Theo đó, dự kiến bỏ hình phạt tử hình và thay thế bằng hình phạt tù chung thân không xét giảm án (vẫn bảo đảm cách ly người phạm tội ra khỏi đời sống xã hội) tại 8/18 tội danh (44,44%) có khung hình phạt tử hình ở Bộ luật Hình sự hiện hành.
Cụ thể: Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 109); Tội gián điệp (Điều 110); Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 114); Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 194); + Tội vận chuyển trái phép chất ma tuý (Điều 250); Tội tham ô tài sản (Điều 353); Tội nhận hối lộ (Điều 354); Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược (Điều 421).
Dự kiến bổ sung hình phạt tù chung thân không xét giảm án đối với 10/18 tội danh còn duy trì hình phạt tử hình.
Sửa đổi một số quy định khác liên quan đến hình phạt tử hình: Bổ sung trường hợp không thi hành án tử hình đối với người mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối, người nhiễm HIV đã chuyển giai đoạn AIDS, đang có nhiễm trùng cơ hội.
Dự thảo Luật cũng nâng mức hình phạt tù, hình phạt tiền đối với một số tội danh để đảm bảo tính răn đe để nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm, kịp thời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, công dân, phù hợp với các quy định pháp luật quốc tế như tội phạm về môi trường, hàng giả, an toàn thực phẩm, ma túy.
Trong đó, với tội phạm về sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, an toàn thực phẩm, Chính phủ đề xuất nâng mức phạt tiền lên gấp 2 lần so với quy định hiện hành đối với Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 192);
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193); Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 194); Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi (Điều 195); Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm (Điều 317).
Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm (Điều 317), dự thảo Luật đề xuất tăng mức khởi điểm hình phạt tù tại khoản 1 từ 1 năm thành 2 năm.
Cân nhắc bỏ hình phạt tử hình với tội tham ô, nhận hối lộ
Thẩm tra,Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban tán thành sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Hình sự với những lý do nêu tại Tờ trình của Chính phủ.
Đề xuất bỏ phạt tử hình với 8 tội danh, có tội tham ô tài sản, nhận hối lộ- Ảnh 2.Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng.
Về dự kiến bỏ hình phạt tử hình tại một số tội danh, ông Tùng cho biết, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp có 2 loại ý kiến:
Loại ý kiến thứ nhất tán thành việc bỏ hình phạt tử hình và thay thế bằng hình phạt tù chung thân không xét giảm án tại 8 tội danh có khung hình phạt tử hình như đề xuất của Chính phủ.
Loại ý kiến thứ hai tán thành chủ trương tiếp tục xem xét bỏ hình phạt tử hình ở các tội danh còn hình phạt này trong Bộ Luật Hình sự. Tuy nhiên, việc xem xét bỏ hình phạt này ở tội danh nào trong lần sửa đổi, bổ sung này cần cân nhắc kỹ, tránh tác động tới hiệu quả răn đe, phòng ngừa và xử lý tội phạm. Theo đó, đề nghị cân nhắc thận trọng việc bỏ hình phạt tử hình đối với Tội tham ô, Tội nhận hối lộ, Tội vận chuyển trái phép chất ma túy.
"Đa số ý kiến trong Ủy ban Pháp luật và Tư pháp tán thành với loại ý kiến thứ hai", ông Tùng cho hay.
Về nâng mức hình phạt tù tại một số tội danh, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp cơ bản tán thành việc nâng mức hình phạt tù đối với một số tội phạm về môi trường, về ma túy và vi phạm quy định về an toàn thực phẩm nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm, kịp thời bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
Đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo thuyết minh, làm rõ hơn căn cứ để tăng mức hình phạt tù của các tội danh này để tăng tính thuyết phục.
Đồng thời, rà soát để bảo đảm hình phạt tù tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội tại từng điều luật.
(PLPT) - Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), ngày 19/6, lãnh đạo Hội Luật gia Việt Nam đã tới thăm, chúc mừng tập thể cán bộ, biên tập viên, phóng viên Tạp chí Pháp luật và Phát triển.
Sáng 19/6, tiếp tục Kỳ họp thứ Chín, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, do Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng chịu trách nhiệm trả lời chính.
Trả lời câu hỏi chất vấn của một số ĐBQH liên quan đến chính sách thuế, Bộ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Thắng cho biết, Bộ đang chuẩn bị đồng bộ các biện pháp hỗ trợ về pháp lý và công nghệ tạo thuận lợi trong tổ chức thực hiện cách thu thuế mới đối với
Chiều tối ngày 17/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về một số nội dung chuẩn bị cho phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 6/2025.
(PLPT) - Già làng, trưởng thôn, người có uy tín trong thời gian qua, đã hăng hái cung cấp rất nhiều tin, phản ánh nguyện vọng có giá trị, giúp chính quyền lựa chọn mô hình, phương pháp, nội dung đổi mới để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL).
(PLPT) - Sáng nay, ngày 11/6/2025, tại trụ sở Bộ Tư pháp diễn ra Toạ đàm “Vai trò của tổ chức hành nghề Luật sư trong hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp trên Cổng Pháp luật quốc gia”
Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, các ĐBQH đề nghị, cần quy định cụ thể lãi suất 0% chỉ áp dụng cho tổ chức tín dụng thuộc diện kiểm soát đặc biệt, tái cơ cấu bắt buộc hoặc là có ảnh hưởng đến sự ổn địn
Các dự thảo Luật Quản lý và Đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, một luật sửa 8 luật trong lĩnh vực kinh tế và tài chính được hoàn thiện thêm một bước, chuẩn bị trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ chín của Quốc hội.