Tầm nhìn - Chính sách

Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam tham dự Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh

Thứ sáu, 13/09/2024 - 14:06

Sáng 13/9, Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh lần thứ 11 đã khai mạc tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc.

Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam tham dự Diễn đàn và có bài phát biểu quan trọng tại phiên toàn thể 1 với chủ đề “Hợp tác an ninh và sự phồn vinh, ổn định của khu vực châu Á - Thái Bình Dương”.

Thượng tướng Đổng Quân, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc, phát biểu khai mạc Diễn đàn. (Ảnh: TTXVN)

Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh lần thứ 11 với chủ đề chính “Cùng xây dựng hòa bình, cùng chia sẻ tương lai” có sự tham dự của đông đảo lãnh đạo Bộ Quốc phòng, quân đội, chuyên gia, học giả đến từ nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế.

Diễn đàn lần này gồm 4 phiên toàn thể: Hợp tác an ninh và sự phồn vinh, ổn định của khu vực châu Á - Thái Bình Dương; Đa cực hoá và trật tự quốc tế đang biến đổi; Nam bán cầu và sự phát triển hòa bình của thế giới; Các cơ chế quốc tế và quản trị an ninh toàn cầu; và 8 phiên đặc biệt đồng thời.

Nhân dịp diễn ra Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh lần thứ 11, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi Thư chúc mừng tới Lễ khai mạc Diễn đàn. Phát biểu khai mạc, Thượng tướng Đổng Quân, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc nhấn mạnh chủ đề của Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh lần thứ 11 thể hiện quyết tâm của Trung Quốc mong muốn cùng các quốc gia khác chia sẻ và tìm các giải pháp nhằm đạt được hòa bình và phát triển, chung tay xây dựng một thế giới hòa bình. Các xung đột cần giải quyết bằng đối thoại thông qua việc xây dựng đồng thuận, theo đuổi hòa đàm và nâng cao trách nhiệm vì hòa bình, ổn định.

Trong bài phát biểu tại phiên toàn thể 1, Bộ trưởng Phan Văn Giang nhấn mạnh châu Á - Thái Bình Dương đã thực sự trở thành một trung tâm phát triển của thế giới, ngày càng thu hút sự quan tâm của các nước ngoài khu vực. Tuy nhiên, tại khu vực hiện còn các điểm nóng phức tạp, không loại trừ có thể trở thành nguồn cơn dẫn đến xung đột. Do đó, để hiện thực hóa mong muốn, nguyện vọng về một châu Á - Thái Bình Dương ngày càng phát triển phồn vinh và ổn định, Bộ trưởng Phan Văn Giang cho rằng cần có sự thấu hiểu, tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, hợp tác cùng phát triển giữa các nước, trong đó hợp tác an ninh đóng vai trò quan trọng.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang phát biểu tại Phiên toàn thể lần thứ nhất. (Ảnh: TTXVN)

Bộ trưởng Phan Văn Giang khẳng định là một quốc gia yêu chuộng hòa bình, luôn coi trọng quan hệ hợp tác quốc tế, Việt Nam nhất quán thực hiện đường lối đối ngoại “độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị và hợp tác phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ; là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”. Việt Nam cũng kiên định chính sách quốc phòng 4 không, nhất quán không liên kết với nước này để chống nước kia; luôn chân thành, thủy chung, trân trọng giữ gìn, phát triển quan hệ truyền thống hữu nghị với các nước và các đối tác.

Bộ trưởng Phan Văn Giang nêu rõ cũng như nhiều nơi trên thế giới, tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ còn nan giải, nhất là chủ quyền trên biển. Về vấn đề Biển Đông, trước sau như một, Việt Nam kiên trì giải quyết mọi vướng mắc, bất đồng bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, lợi ích chính đáng của các quốc gia; tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), thực thi nghiêm túc các cam kết quốc tế, khu vực như Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); ủng hộ việc thiết lập các cam kết pháp lý rõ ràng, thực chất, hiệu quả hơn như Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) mà Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc đang mong muốn sớm ký kết.

Với sức hút của một khu vực giàu tiềm năng và phát triển năng động, châu Á - Thái Bình Dương đang chứng kiến sự gia tăng hiện diện của các nước ngoài khu vực. Trước thực tế đó, Bộ trưởng Phan Văn Giang khẳng định: “Chúng tôi ủng hộ sự hiện diện của các nước tại khu vực vì mục đích hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển; luôn mong muốn các nước tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, tôn trọng luật pháp quốc tế và các cam kết khu vực để đóng góp tích cực xây dựng khu vực châu Á-Thái Bình Dương phồn vinh và ổn định; không chấp nhận và kiên quyết phản đối mọi hành động làm gia tăng căng thẳng, phức tạp, cản trở sự thịnh vượng, phồn vinh, ổn định của mỗi quốc gia, của khu vực và thế giới”.

Ngoài ra, Bộ trưởng Phan Văn Giang nêu rõ các thách thức an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, thiên tai, dịch bệnh, an ninh nguồn nước, an ninh mạng,… hiện cũng là thách thức lớn đối với mỗi quốc gia, khu vực và thế giới, rất cần đến thiện chí hợp tác, cùng chung tay ứng phó. Bộ trưởng Phan Văn Giang phát biểu tại Diễn đàn: “Việt Nam luôn chia sẻ với các nước và cộng đồng quốc tế, luôn nỗ lực cao nhất có thể, sẵn sàng chung tay ứng phó các thảm họa an ninh phi truyền thống”.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang tham dự Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh lần thứ 11. (Ảnh: TTXVN)

Để có thể hợp tác thực chất và hiệu quả trong giải quyết các thách thức an ninh truyền thống, phi truyền thống đang diễn biến hết sức phức tạp hiện nay, Bộ trưởng Phan Văn Giang cho rằng các quốc gia cần phát triển quan hệ hợp tác trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc, giải quyết các tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình tuân thủ luật pháp, cam kết quốc tế và khu vực, không đe dọa sử dụng vũ lực hay sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Trong hợp tác giải quyết các vấn đề an ninh, các nước lớn có vai trò rất quan trọng, cần được phát huy đầy đủ, trách nhiệm và hiệu quả trên thực tế.

Tháng 12/2024, Bộ Quốc phòng Việt Nam tổ chức Triển lãm quốc phòng quốc tế lần thứ hai nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Bộ trưởng Phan Văn Giang mong muốn các nước, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng tiếp tục ủng hộ và tham dự Triển lãm.

Bài phát biểu mang tính thời sự của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam nhận được sự quan tâm đặc biệt của các đại biểu tham dự Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh lần thứ 11.

Theo: baotintuc.vn

Cùng chuyên mục

Công tác hoàn thiện thể chế pháp luật phải mở đường cho kiến tạo phát triển

Công tác hoàn thiện thể chế pháp luật phải mở đường cho kiến tạo phát triển

Tầm nhìn - Chính sách -  1 ngày trước

Sáng 5/6, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.

Bài viết 'thực hành tiết kiệm' của Tổng Bí thư Tô Lâm

Bài viết 'thực hành tiết kiệm' của Tổng Bí thư Tô Lâm

Tầm nhìn - Chính sách -  4 ngày trước

Trân trọng giới thiệu bài viết "THỰC HÀNH TIẾT KIỆM” của đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Kết luận 157-KL/TW của Bộ Chính trị về sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính

Kết luận 157-KL/TW của Bộ Chính trị về sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

Ngày 25/5/2025, thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trần Cẩm Tú ký ban hành Kết luận số 157-KL/TW của Bộ Chính trị về triển khai thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính.

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết số 66 và Nghị quyết số 68

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết số 66 và Nghị quyết số 68

Tầm nhìn - Chính sách -  2 tuần trước

Sáng 18/5 đã diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân. Tổng Bí thư Tô Lâm có phát biểu quan trọng chỉ đạo Hội nghị. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Trình Quốc hội 5 nhóm chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

Trình Quốc hội 5 nhóm chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

Tầm nhìn - Chính sách -  3 tuần trước

Tiếp tục kỳ họp thứ 9, cuối giờ sáng ngày 15/5, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân. Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp.

Chi tiết hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã năm 2025 vừa được Chính phủ thông qua

Chi tiết hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã năm 2025 vừa được Chính phủ thông qua

Tầm nhìn - Chính sách -  3 tuần trước

(PLPT) - Chính phủ vừa ban hành các Nghị quyết thông qua hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025 và Nghị quyết thông qua 34 hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã năm 2025.

Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Tuyên bố chung về những định hướng lớn của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Nga trong giai đoạn hợp tác mới

Tầm nhìn - Chính sách -  3 tuần trước

Nhân dịp Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm thăm chính thức Liên bang Nga và tham dự Lễ Duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại từ ngày 8-11/5, Việt Nam và Liên bang Nga đã ra Tuyên bố chung.

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Tầm nhìn - Chính sách -  3 tuần trước

(PLPT) - Tạp chí Pháp luật và Phát triển trân trọng giới thiệu bài viết “Động lực mới cho phát triển kinh tế” của Tổng Bí thư Tô Lâm.