Tầm nhìn - Chính sách

Gia tăng số lượng người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Khánh Huyền Thứ ba, 04/06/2024 - 08:11

Trong tháng 5/2024, người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) có sự tăng trưởng lớn so với tháng trước, đặc biệt là nhóm BHXH tự nguyện. Đây là tín hiệu tích cực trong thực hiện nhiệm vụ của ngành BHXH. Thực tế này cũng cho thấy các doanh nghiệp đang có khởi sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ảnh minh hoạ.

Ngày 3/6, BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 5 tháng đầu năm và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm tháng 6 và các tháng cuối năm 2024.

Theo BHXH Việt Nam, tính đến hết ngày 1/6, toàn quốc có số người tham gia BHXH đạt 17,414 triệu người, tăng 1,67% so với cùng kỳ năm 2023; số người tham gia BH thất nghiệp đạt 14,253 triệu người, tăng 1,67% so với cùng kỳ năm 2023; số người tham gia BHYT: đạt 90,614 triệu người, tăng 0,02% so với cùng kỳ năm 2023.

Trưởng Ban Quản lý Thu - Sổ, Thẻ Dương Văn Hào cho biết: Số người tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp tháng 5 có xu hướng tích cực với số gia tăng trên 90.000 người so với tháng trước. Đây là mức gia tăng cách biệt với tốc độ gia tăng của các tháng đầu năm (mức gia tăng dưới 60.000 người/tháng, thậm chí có tháng gia tăng rất thấp...). Đặc biệt, một số địa phương có số người tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp gia tăng lớn cũng là các địa phương có số lao động và doanh nghiệp lớn như Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Thanh Hóa...

Theo Dương Văn Hào phân tích, người tham gia BHXH có sự tăng trưởng lớn so với tháng trước, đặc biệt là nhóm BHXH tự nguyện. Đây là tín hiệu tích cực trong thực hiện nhiệm vụ của ngành BHXH. Thực tế này cho thấy các doanh nghiệp đang có khởi sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ông Dương Văn Hào đề nghị, BHXH các địa phương cần tập trung hoàn thành dữ liệu về đối tượng tiềm năng tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp; thường xuyên cập nhật thông tin sát với thực tế, dữ liệu được cập nhật đến tận thôn, bản để vận động đúng, trúng đối tượng.

Đặc biệt, đề cập đến nội dung kiểm soát rủi ro trong công tác thu, ông Hào cho biết BHXH Việt Nam đã yêu cầu các địa phương tăng cường công tác này thông qua quản lý dịch vụ thu, tra cứu trên hệ thống dữ liệu, rà soát danh sách của các BHXH địa phương... Song song với khai thác dữ liệu mà Trung tâm CNTT cung cấp và gửi danh sách đến các địa phương (về các trường hợp thẻ BHYT, sổ BHXH trùng...) định kỳ hằng tháng, yêu cầu BHXH các địa phương cũng có "kho dữ liệu" của riêng mình, cụ thể đến từng đơn vị, doanh nghiệp có số lao động lớn trên địa bàn.

Tối ưu hóa các giải pháp chống lạm dụng, trục lợi các quỹ bảo hiểm

Chia sẻ kết quả công tác giám định, kiểm soát chi phí khám chữa bệnh BHYT, ông Lê Văn Phúc - Trưởng Ban Thực hiện chính sách BHYT cho biết, hoạt động giao ban định kỳ về kiểm soát chi phí khám chữa bệnh BHYT được tổ chức hằng tuần trong tháng 5/2024 đã nâng cao hiệu quả kiểm soát chi phí khám chữa bệnh BHXH của các địa phương.

Trong tháng qua, với số lượt khám chữa bệnh ổn định, chi phí bình quân cho mỗi lượt khám chữa bệnh đã giảm 8% so với tháng 4/2024 và giảm 5% so với tháng 3/2024. BHXH các địa phương cũng đã làm việc với các cơ sở khám chữa bệnh, thống nhất các chi phí không hợp lệ, không được thanh toán... Tính đến thời điểm hết tháng 5/2024, số chi thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT là 52.819 tỷ đồng, tăng 6.182 (tăng 13,26%) với cùng kỳ năm 2023.

Ông Lê Văn Phúc cho biết thêm, một số vấn đề đã được phát hiện trong hoạt động giám sát sử dụng chi phí khám chữa bệnh BHYT thời gian qua là tình trạng gia tăng chi phí và chỉ định dịch vụ; các phòng khám chỉ định nhiều xét nghiệm, cận lâm sàng có chi phí lớn nhưng kết luận không phù hợp, có những trường hợp bệnh nhân được ghi kèm tới hơn 40 - 50 chẩn đoán các bệnh trạng khác nhau... BHXH Việt Nam đã phản ánh và đề nghị Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) xem xét các trường hợp này.

Chia sẻ thêm về hoạt động kiểm tra chi phí khám chữa bệnh BHYT, ông Bùi Quang Huy - Chánh Thanh tra BHXH Việt Nam cho biết, trong tháng 5/2024, Thanh tra BHXH Việt Nam đã thành lập 2 đoàn kiểm tra cơ sở khám chữa bệnh có chi phí gia tăng cao tại Nghệ An và Phú Thọ, kết quả kiểm tra tại 11 cơ sở khám chữa bệnh tại hai địa phương này đã phát hiện chi phí không đủ điều kiện thanh toán khoảng 18 tỷ đồng.

Đặc biệt, một số nguyên nhân thuộc về yếu tố chuyên môn và mang tính hệ thống như chỉ định hàng loạt dịch vụ y tế cho mọi bệnh nhân, chẩn đoán bệnh chính và rất nhiều bệnh phụ kèm theo cho bệnh nhân; có cơ sở y tế chỉ định cho bệnh nhân thực hiện các dịch vụ cận lâm sàng với chẩn đoán tổn thương hộp sọ nhưng có tới 90% trong số đó cho kết quả bình thường...

Kết luận Hội nghị, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh yêu cầu các đơn vị tiếp tục bám sát tiến độ xây dựng và tham gia hoàn thiện các văn bản pháp luật... Đồng thời, ngành BHXH Việt Nam cũng rà soát quy trình, quy chế nội bộ phù hợp với tình hình hiện nay.

Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh cũng yêu cầu BHXH các địa phương hoàn thành kịch bản phát triển đối tượng, rà soát và xây dựng dữ liệu đối tượng tiềm năng sát thực tế; phối hợp với các đơn vị liên quan tối ưu hóa các giải pháp chống lạm dụng, trục lợi các quỹ BHXH, BHYT trên cơ sở đảm bảo quyền lợi người tham gia, đặc biệt chú trọng hoạt động kiểm soát chi phí ở cấp huyện- nơi trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn.

Các đơn vị cần khai thác, phát huy tối đa hiệu quả cơ sở dữ liệu của ngành để kiểm tra, phòng ngừa gian lận, trục lợi quỹ; thực hiện đồng bộ các biện pháp để quản lý quỹ an toàn, tăng trưởng bền vững, hiệu quả.


Cùng chuyên mục

Tương lai cho thế hệ vươn mình

Tương lai cho thế hệ vươn mình

Tầm nhìn - Chính sách -  4 ngày trước

(PLPT) - Tạp chí Pháp luật và Phát triển trân trọng giới thiệu bài viết "Tương lai cho thế hệ vươn mình" của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.

Xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân dựa trên quan điểm “vừa quản lý, vừa kiến tạo”

Xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân dựa trên quan điểm “vừa quản lý, vừa kiến tạo”

Tầm nhìn - Chính sách -  3 tuần trước

(PLPT) - Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương lưu ý, bảo vệ dữ liệu cá nhân cần bám sát quan điểm “vừa quản lý, vừa kiến tạo” để vừa tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, vừa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước.

Không hy sinh tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế

Không hy sinh tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế

Tầm nhìn - Chính sách -  3 tuần trước

(PLPT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu trong thời gian tới, phải bám sát tình hình để đề ra các giải pháp phù hợp tình hình mới, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng nhanh nhưng phải bền vững, không hy sinh tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.

Học tập suốt đời

Học tập suốt đời

Tầm nhìn - Chính sách -  3 tuần trước

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Học tập suốt đời", xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 3/2025

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 3/2025

Tầm nhìn - Chính sách -  4 tuần trước

(PLPT) - Hàng loạt các chính sách mới quan trọng liên quan đến công chức, cấp đổi bằng lái xe, lệ phí trước bạ chính thức có hiệu lực từ tháng 3/2025.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 3 Luật được Quốc hội thông qua

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 3 Luật được Quốc hội thông qua

Tầm nhìn - Chính sách -  4 tuần trước

(PLPT) - Ba Luật được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 bao gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội; Luật Tổ chức Chính phủ; Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Chính phủ đang xây dựng Nghị quyết về phát triển doanh nghiệp tư nhân

Chính phủ đang xây dựng Nghị quyết về phát triển doanh nghiệp tư nhân

Tầm nhìn - Chính sách -  4 tuần trước

(PLPT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ đang xây dựng nghị quyết mới trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương về phát triển doanh nghiệp tư nhân.

Thủ tướng: Phòng, chống lãng phí phải gắn với cải cách hành chính và tinh gọn bộ máy

Thủ tướng: Phòng, chống lãng phí phải gắn với cải cách hành chính và tinh gọn bộ máy

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tháng trước

(PLPT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phòng, chống lãng phí phải gắn kết với tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức; kết hợp chặt chẽ với cải cách hành chính, đơn giản hóa và cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp.