Tư vấn pháp luật

Quy định của pháp luật về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng

Yến Nhi Thứ năm, 05/12/2024 - 11:27

(PLPT) - Với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, lừa đảo trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến, với nhiều chiêu thức tinh vi và khó nhận diện. Theo đó, người dân cần nâng cao cảnh giác để tránh trở thành nạn nhân của những hành vi lừa đảo trên không gian mạng. Vậy, hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng sẽ bị xử lý như thế nào?

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng.

Lừa đảo qua mạng là gì?

Lừa đảo qua mạng là hành vi sử dụng các công cụ và nền tảng trực tuyến để lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc thông tin cá nhân của người khác trái pháp luật. Các đối tượng thường lợi dụng sự thiếu cảnh giác, sự tin tưởng hoặc thiếu hiểu biết của người dân để thực hiện các thủ đoạn lừa đảo, như sau:

- Giả mạo thông tin cá nhân hoặc tổ chức: Gửi email, tin nhắn hoặc lập các trang web giả danh ngân hàng, cơ quan nhà nước, hoặc doanh nghiệp uy tín để yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng.

- Lừa đảo tài chính: Yêu cầu chuyển tiền, đóng phí, hoặc đầu tư vào các dự án không có thật.

- Hack tài khoản: Tấn công tài khoản mạng xã hội hoặc email, sau đó sử dụng để lừa bạn bè hoặc người thân của nạn nhân.

- Bán hàng giả hoặc không giao hàng: Lợi dụng các sàn thương mại điện tử hoặc mạng xã hội để rao bán sản phẩm, nhưng sau khi nhận tiền thì không giao hàng hoặc giao hàng giả, hàng kém chất lượng.

- Lừa đảo bằng giải thưởng hoặc khuyến mãi: Thông báo trúng thưởng nhưng yêu cầu nạn nhân đóng phí hoặc cung cấp thông tin cá nhân.

Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng sẽ bị xử lý như thế nào?

Đối với các hành vi cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì sẽ bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), tùy theo số tiền chiếm đoạt mà phải chịu các khung hình phạt khác nhau, mức hình phạt cao nhất là tù chung thân.

"Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản."

Đối với các hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để chiếm đoạt tài sản thì sẽ bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 290 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), mức hình phạt cao nhất là 20 năm tù.

"Điều 290. Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản

1. Người nào sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử thực hiện một trong những hành vi sau đây, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 173 và Điều 174 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cơ quan, tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ;

b) Làm, tàng trữ, mua bán, sử dụng, lưu hành thẻ ngân hàng giả nhằm chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ hoặc thanh toán hàng hóa, dịch vụ;

c) Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản;

d) Lừa đảo trong thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp hoặc giao dịch chứng khoán qua mạng nhằm chiếm đoạt tài sản;

đ) Thiết lập, cung cấp trái phép dịch vụ viễn thông, internet nhằm chiếm đoạt tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Có tính chất chuyên nghiệp;

d) Số lượng thẻ giả từ 50 thẻ đến dưới 200 thẻ;

đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

e) Gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

c) Số lượng thẻ giả từ 200 thẻ đến dưới 500 thẻ.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên;

c) Số lượng thẻ giả 500 thẻ trở lên.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản."

Khuyến cáo của Bộ Công an để người dân nhận biết và phòng, tránh lừa đảo qua mạng

Tăng cường nghiên cứu, tìm hiểu, trau dồi kiến thức pháp luật, thường xuyên cập nhật, theo dõi các thông báo của các cơ quan chức năng trên các phương tiện thông tin, phương tiện truyền thông đại chúng về phương thức, thủ đoạn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tăng cường các biện pháp bảo mật để bảo vệ tài khoản mạng xã hội, tránh bị các đối tượng lợi dụng hoạt động phạm tội bằng cách: kích hoạt xác thực hai yếu tố (2FA); thường xuyên kiểm tra lịch sử đăng nhập; định kỳ thay đổi mật khẩu tài khoản; không chia sẻ mã OTP với bất kỳ ai; không nhấp vào các đường link lạ, không cài đặt các ứng dụng nguồn gốc không rõ ràng; không chia sẻ nhiều thông tin cá nhân trên mạng xã hội; không cho mượn, cho thuê các giấy tờ cá nhân có liên quan, như: căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, thẻ ngân hàng,…; không nhận chuyển khoản ngân hàng hoặc nhận tiền chuyển khoản của các ngân hàng cho người không quen biết.

Trước khi chuyển tiền cho bất kỳ ai, gọi điện thoại thông thường đến số điện thoại của người yêu cầu chuyển tiền để xác thực lại thông tin, không liên lạc trao đổi qua tài khoản mạng xã hội.

Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì kịp thời thông báo cho cơ quan Công an nơi gần nhất để được tiếp nhận, hướng dẫn, giải quyết, đồng thời chủ động lưu giữ các nội dung liên quan đến việc trao đổi giữa bản thân mình với đối tượng lừa đảo (tin nhắn, cuộc gọi, sao kê chuyển tiền...) để cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan Công an phục vụ công tác kiểm tra, xác minh, điều tra xử lý nghiêm các đối tượng.

Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.

Cùng chuyên mục

Thay đèn xe máy từ bóng đèn halogen sang bóng led trắng để sử dụng có bị phạt không?

Thay đèn xe máy từ bóng đèn halogen sang bóng led trắng để sử dụng có bị phạt không?

Tư vấn pháp luật -  3 ngày trước

(PLPT) - Quy định pháp luật về việc thay đổi hệ thống đèn xe máy như thế nào? Mức phạt khi thay đèn xe máy là bao nhiêu?

Người có tiền án, tiền sự có được ứng cử vào Ban Quản trị chung cư?

Người có tiền án, tiền sự có được ứng cử vào Ban Quản trị chung cư?

Tư vấn pháp luật -  1 tuần trước

(PLPT) - Việc quản lý và vận hành chung cư đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo quyền lợi của cư dân. Tiêu chuẩn thành viên Ban Quản trị chung cư là gì? Người có tiền án, tiền sự có được ứng cử vào Ban Quản trị chung cư hay không?

Hành vi gây rối trật tự công cộng sẽ bị xử phạt như thế nào?

Hành vi gây rối trật tự công cộng sẽ bị xử phạt như thế nào?

Tư vấn pháp luật -  1 tuần trước

(PLPT) - Gây rối trật tự công cộng là gì? Hành vi gây rối trật tự công cộng sẽ bị xử lý thế nào theo quy định pháp luật hiện nay?

Các bước thực hiện thủ tục đăng ký, cấp biển số xe lần đầu tại cấp xã

Các bước thực hiện thủ tục đăng ký, cấp biển số xe lần đầu tại cấp xã

Tư vấn pháp luật -  2 tuần trước

(PLPT) - Thủ tục đăng ký, cấp biển số xe lần đầu thực hiện bằng dịch vụ công một phần hoặc trực tiếp thực hiện tại cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp xã gồm 7 bước.

Thủ tục đăng ký xe tạm thời được quy định như thế nào?

Thủ tục đăng ký xe tạm thời được quy định như thế nào?

Tư vấn pháp luật -  2 tuần trước

(PLPT) - Thủ tục đăng ký xe tạm thời được quy định tại Quyết định số 1383/QĐ-BCA ngày 28/02/2025 của Bộ Công an.

Cần làm những thủ tục gì để được cấp lại đăng ký xe, biển số xe?

Cần làm những thủ tục gì để được cấp lại đăng ký xe, biển số xe?

Tư vấn pháp luật -  2 tuần trước

(PLPT) - Thủ tục cấp lại chứng nhận đăng ký xe, biển số xe được quy định tại Quyết định số 1383/QĐ-BCA ngày 28/02/2025 của Bộ Công an.

Thủ tục đổi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe được quy định như thế nào?

Thủ tục đổi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe được quy định như thế nào?

Tư vấn pháp luật -  3 tuần trước

(PLPT) - Thủ tục đổi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe được quy định tại Quyết định số 1383/QĐ-BCA ngày 28/02/2025 của Bộ Công an.

Chế độ thôi việc theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP

Chế độ thôi việc theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP

Tư vấn pháp luật -  1 tháng trước

Bộ Nội vụ trả lời bạn đọc về chế độ thôi việc theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.