Tầm nhìn - Chính sách

Luật Dược sửa đổi: Giải ngân 1.000 tỷ đồng trong 3 năm đầu hoàn toàn không khả thi

Phương Thúy Thứ ba, 22/10/2024 - 16:56
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Liên quan đến chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trong phát triển công nghiệp dược, đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên cho rằng việc giải ngân 1.000 tỷ đồng trong 3 năm đầu là hoàn toàn không khả thi, cần phát xem xét lại nội dung này.

Sáng 22/10, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp. (Ảnh: quochoi.vn)

Cần điều chỉnh về vốn đầu tư và tiến độ giải ngân trong chính sách ưu đãi

Đóng góp ý kiến hoàn thiện dự thảo luật, Đại biểu Nguyễn Lâm Thành - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên - đánh giá cao nội dung dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp lần này, các ý kiến góp ý của đại biểu Quốc hội đã được cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra nghiêm túc nghiên cứu, tiếp thu và chỉnh lý trong dự thảo Luật.

Đại biểu Nguyễn Lâm Thành - Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên. (Ảnh: quochoi.vn)

Quan tâm tới Điều 8 dự thảo Luật về chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trong phát triển công nghiệp dược, đại biểu cho biết, hiện nay đang xây dựng 2 phương án, phương án 1 quy định cụ thể về vốn đầu tư với quy mô đầu tư tối thiểu là 3.000 tỷ đồng, điều kiện thực hiện trong 3 năm đầu là 1.000 tỷ đồng.

Đại biểu cho rằng đây là điều kiện rất khó khăn, bởi lĩnh vực được hưởng ưu đãi trong công nghiệp dược là phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ sản xuất dược liệu, thuốc cổ truyền từ dược liệu trong nước, dược liệu, dược chất, thuốc mới, thuốc hiếm... Đây là những lĩnh vực rất hẹp, trong khi đó lại yêu cầu quy mô đầu tư rất cao, khả năng giải ngân trong 3 năm đầu hoàn toàn không khả thi. Do đó, đại biểu cho rằng cần phát xem xét lại nội dung này.

Theo đại biểu, phương án này có ưu điểm là xác định được cụ thể quy mô của dự án đầu tư để được hưởng ưu đãi tại Điều 20 của Luật Đầu tư. Phương án hai thì quy định phải đáp ứng được quy định tại Điều 20 mới được hưởng ưu đãi. Do đó, đại biểu cho rằng cần điều chỉnh lại quy định về vốn đầu tư và tiến độ giải ngân để đảm bảo phù hợp.

Nhiều chính sách khó đảm bảo tính khả thi của Luật Dược

Đại biểu Lê Văn Cường – Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa.

Liên quan đến tính khả thi của Luật, cho rằng một số chính sách trong dự thảo Luật chưa rõ ràng, đại biểu Lê Văn Cường - Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa nhận thấy dự thảo Luật trình Kỳ họp thứ 8 đã tiếp thu tối đa ý kiến của các đại biểu Quốc hội và đã hoàn thiện theo hướng toàn diện.

Tuy nhiên, tại khoản 4 Điều 1 dự thảo Luật quy định về sửa đổi, bổ sung Điều 7, đại biểu cho rằng, việc sửa đổi toàn diện Điều 7 có ý nghĩa hết sức quan trọng trong điều kiện chưa sửa đổi toàn diện Luật Dược tại thời điểm hiện nay. Những nội dung được sửa đổi tại điểm này nhằm kịp thời thích ứng với tình hình mới, nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Những nội dung cụ thể sửa đổi tại điều này mang tính nguyên tắc, định hướng nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành dược, bao gồm cả việc giải quyết những vấn đề thực tế, việc cung ứng thuốc, cải cách, ưu tiên về thủ tục hành chính,...; song cũng bao gồm cả những mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược, tầm nhìn dài hạn với những trọng tâm, trọng điểm, trọng điểm, cụ thể.

Để đảm bảo tính khả thi, dự thảo Luật đã quy định giao Chính phủ quy định chi tiết tại khoản 14 Điều 7. Tuy nhiên, qua rà soát, đại biểu nhận thấy, những nội dung chính sách mang tính nguyên tắc, định hướng hoặc các chính sách đã được thể hiện tại các điều luật khác không nhất thiết phải giao quy định chi tiết. Đồng thời, qua nghiên cứu hồ sơ dự thảo Luật trình tại Kỳ họp, dự thảo Nghị định còn nhiều chính sách chưa được quy định cụ thể. Điều này có thể dẫn tới việc khó đảm bảo tính khả thi, hiệu lực pháp lý của luật.

Do vậy, đại biểu đề nghị cần phải tiếp tục rà soát, quy định cụ thể hơn nữa các chính sách ngay trong dự thảo Luật. Đối với những chính sách do Chính phủ quy định chi tiết, cần được thể hiện đầy đủ trong Nghị định của Chính phủ để đảm bảo thực thi ngay khi luật có hiệu lực thi hành.

Kết luận phiên thảo luận về Luật Dược sửa đổi, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh, đa số ý kiến đại biểu đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc nghiên cứu, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo luật, đồng thời cơ bản nhất trí với nhiều nội dung của dự thảo và Báo cáo tiếp thu, giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Bên cạnh đó, đa số ý kiến đại biểu đều hướng đến tính hiệu quả, khả thi của việc sửa đổi luật, nhằm đáp ứng yêu cầu tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong quản lý dược, đấu thầu mua sắm thuốc, đảm bảo người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời và giá cả hợp lý. Tạo điều kiện thuận lợi, ưu đãi, ưu đãi đặc biệt cho doanh nghiệp và thúc đẩy phát triển công nghiệp dược.

Trên cơ sở ý kiến của các ĐBQH, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Ủy ban Xã hội phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế tổng hợp, tiếp thu tối đa ý kiến của các đại biểu, báo cáo đầy đủ với Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đại biểu Quốc hội trước khi trình Quốc hội thông qua.

Cùng chuyên mục

Dự thảo Luật Dược được chỉnh lý theo hướng sửa đổi toàn diện

Dự thảo Luật Dược được chỉnh lý theo hướng sửa đổi toàn diện

Tầm nhìn - Chính sách -  6 giờ trước

(PLPT) - Tại phiên họp sáng 22/10, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, dự thảo Luật Dược đã được chỉnh lý theo hướng sửa đổi toàn diện.

Vai trò của Quốc hội trong việc hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Đổi mới tư duy và hành động

Vai trò của Quốc hội trong việc hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Đổi mới tư duy và hành động

Tầm nhìn - Chính sách -  6 giờ trước

(PLPT) - Quốc hội, trong vai trò là cơ quan lập pháp tối cao, phải không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng trong từng quy trình xây dựng pháp luật để đáp ứng được nhu cầu ngày càng phức tạp của xã hội hiện đại.

Vướng mắc về chỉ số hài lòng của người dân trong xây dựng nông thôn mới

Vướng mắc về chỉ số hài lòng của người dân trong xây dựng nông thôn mới

Tầm nhìn - Chính sách -  7 giờ trước

(PLPT) - 13/14 tỉnh, thành phố chưa hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới do còn vướng mắc về Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý (Chỉ số SIPAS).

Tân Chủ tịch nước Lương Cường: 'Toàn tâm, toàn ý phấn đấu để hoàn thành mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó'

Tân Chủ tịch nước Lương Cường: 'Toàn tâm, toàn ý phấn đấu để hoàn thành mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó'

Tầm nhìn - Chính sách -  19 giờ trước

(PLPT) - Phát biểu trước Quốc hội, tân Chủ tịch nước khẳng định sẽ luôn vững vàng về chính trị, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân, toàn tâm, toàn ý phấn đấu để hoàn thành mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Ông Lương Cường được bầu giữ chức Chủ tịch nước

Ông Lương Cường được bầu giữ chức Chủ tịch nước

Tầm nhìn - Chính sách -  1 ngày trước

(PLPT) - Với 100% đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu ông Lương Cường - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư - giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026.

Phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Tầm nhìn - Chính sách -  1 ngày trước

Sáng 21/10/2024, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Trân trọng giới thiệu phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khai mạc Kỳ họp.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: ‘Dứt khoát từ bỏ tư duy không quản được thì cấm’

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: ‘Dứt khoát từ bỏ tư duy không quản được thì cấm’

Tầm nhìn - Chính sách -  1 ngày trước

(PLPT) - Sáng 21/10, phát biểu tại Phiên Khai mạc Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp, trong đó chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển, tư duy quản lý không cứng nhắc, dứt khoát từ bỏ tư duy không quản được thì cấm.

Vai trò của Chủ tịch nước trong việc bảo đảm quyền lực Nhà nước và thúc đẩy sự phát triển bền vững của xã hội trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Vai trò của Chủ tịch nước trong việc bảo đảm quyền lực Nhà nước và thúc đẩy sự phát triển bền vững của xã hội trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Tầm nhìn - Chính sách -  1 ngày trước

(PLPT) - Sự lãnh đạo của Chủ tịch nước trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam không chỉ là một yêu cầu chính trị mà còn là một điều kiện cần thiết để khẳng định và bảo vệ quyền lợi của nhân dân.

Đọc nhiều