Ngăn chặn gần 2 tấn thực phẩm nhập lậu đang trên đường tiêu thụ: Thận trọng với bánh kẹo Tết
Phương Thúy
Thứ ba, 12/11/2024 - 14:52
Nghe audio
0:00
(PLPT) - Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Quảng Trị đã phát hiện, ngăn chặn gần 2 tấn thực phẩm là bánh kẹo, trái cây sấy dẻo nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ đang trên đường vận chuyển đi tiêu thụ.
Phát hiện gần 2 tấn trái cây sấy dẻo và kẹo nhập lậu
Triển khai thực hiện kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ, Đội Quản lý thị trường số 1 ( Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Trị) đã tập trung xây dựng mạng lưới cơ sở, cung cấp thông tin, đồng thời xác định nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại là nhiệm vụ quan trọng cần được tập trung toàn lực để thực hiện, đặc biệt là nhóm ngành liên quan đến sức khỏe của người tiêu dùng, có nhu cầu tiêu thụ mạnh trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới như bánh, mứt, kẹo, thực phẩm bao gói….
Qua đó, ngày 05/11/2024, sau khi nhận được tin báo tố giác hành vi vi phạm pháp luật, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 1 đã phân công công chức áp dụng biện pháp nghiệp vụ thẩm tra xác minh thông tin, phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Quảng Trị đón dừng ô tô khách mang biển số đăng ký 17B-022.XX do lái xe tên L.V.T điều khiển để khám theo thủ tục hành chính.
Kết quả đã phát hiện 1.958,5 kg thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ gồm 977,5 kg trái cây sấy dẻo và kẹo các loại nhập lậu và 981 kg trái cây sấy dẻo và kẹo các loại không rõ nguồn gốc xuất xứ với tổng trị giá khoảng 91 triệu đồng. Hiện tại, Đội Quản lý thị trường số 1 đang lập hồ sơ vụ việc để xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Quy định của pháp luật về hành vi buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả
Dịp Tết Nguyên đán đang đến gần, nhu cầu tiêu thụ các loại bánh kẹo, thực phẩm tăng cao. Đây cũng là thời điểm nhiều đối tượng lợi dụng đưa hàng giả vào thị trường. Vậy hành vi buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả dịp Tết bị xử lý như thế nào?
Mức phạt hành chính với hành vi buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả
Theo điểm đ khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa được xem là một trong các loại hàng giả.
Mức phạt đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa được quy định tại Điều 11 Nghị định 98/2020/NĐ-CP như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đối với hàng giả là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, mức phạt tiền sẽ gấp hai lần các mức tiền phạt quy định nêu trên.
Theo điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Mức phạt đối với tổ chức sẽ gấp 2 lần mức phạt đối với cá nhân.
Như vậy, hành vi buôn bánh kẹo, lương thực, thực phẩm giả mạo nhãn dán, bao bì tùy vào mức độ vi phạm, số tiền phạt có thể lên đến 200.000.000 đồng.
Những trường hợp buôn bán bánh kẹo, thực phẩm giả bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017) quy định về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm. Theo đó:
- Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
- Tùy theo mức độ vi phạm, mức phạt tù có thể lên đến 20 năm hoặc tù chung thân.
- Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền đến 100 triệu đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định đến 05 năm hoặc tịch thu tài sản.
- Trường hợp pháp nhân thương mại phạm tội buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, Điều 193 quy định mức phạt cao nhất là phạt tiền đến 18 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
Đồng thời còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Hãy là người tiêu dùng thông minh
Để có một cái Tết trọn vẹn, người tiêu dùng cần thận trọng khi lựa chọn bánh kẹo mứt để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.
Bánh kẹo mứt bắt buộc phải đảm bảo đủ các điều kiện về an toàn thực phẩm. Do đó, trước khi lưu thông trên thị trường phải thực hiện tự công bố phù hợp với quy định an toàn thực phẩm. Vì vậy, khi chọn mua bánh kẹo mứt Tết cần lưu ý các thông tin sau:
- Chọn mua các sản phẩm đã được thực hiện tự công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm;
- Quan sát kỹ thông tin trên bao bì sản phẩm; bao bì phải có đầy đủ các nội dung về nhãn, như: tên sản phẩm, nơi sản xuất, xuất xứ, ngày sản xuất, ngày hết hạn, thành phần, cách bảo quản sản phẩm… Với những mặt hàng nhập khẩu phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt;
- Lựa chọn sản phẩm của thương hiệu uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, tránh mua hàng nhái. Đối với sản phẩm bán theo khối lượng nên chọn mua ở những nơi uy tín, có giấy tờ, hồ sơ liên quan đến sản phẩm để xác minh được nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm vì những sản phẩm này thường được trưng bày trong các túi, hũ lớn thiếu các thông tin bắt buộc về sản phẩm;
- Nếu chọn giỏ quà Tết gói sẵn để biếu, cần chú ý chất lượng sản phẩm bên trong, tránh sản phẩm đã hết hạn hoặc gần hết hạn; hàng nhái, hàng giả kém chất lượng. Nên chọn mua riêng từng sản phẩm rồi xếp thành giỏ quà;
- Đối với mứt khô nên chọn loại có màu sắc tự nhiên; bao bì còn nguyên vẹn, bày bán nơi thoáng mát, mới sản xuất và còn hạn sử dụng. Nếu phát hiện bị mốc, mùi hôi, chảy nước thì tuyệt đối không dùng,…
Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.
(PLPT) - Tòa án nhân dân tối cao đang dự thảo Thông tư quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng, các phòng thuộc Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt.
(PLPT) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Thông tư bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, liên tịch ban hành.
(PLPT) - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Chỉ thị số 05/CT-NHNN về tăng cường quản lý rủi ro rửa tiền trong lĩnh vực ngân hàng giai đoạn 2024-2028.
(PLPT) - Đó là một trong những chỉ đạo được đưa ra tại Thông báo số 511/TB-VPCP ngày 6/11/2024 của Văn phòng Chính phủ kết luận về điều hành giá 10 tháng đầu năm 2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024.
(PLPT) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư hướng dẫn một số nội dung về giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
(PLPT) - Bộ Y tế đang soạn thảo Thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Y học cổ truyền cấp chuyên sâu và cấp cơ bản thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
(PLPT) - Để tiếp tục chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý hoạt động khai thác, kinh doanh cát làm vật liệu xây dựng, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên yêu cầu các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ thực hiện nghiêm ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh.