Tầm nhìn - Chính sách

Ngày Chuyển đổi số Quốc gia 10/10: Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế

Yến Nhi Thứ năm, 10/10/2024 - 11:51
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Các địa phương trên cả nước tích cực hưởng ứng ngày chuyển đổi số quốc gia 10/10, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số, tạo động lực mới cho Việt Nam tăng trưởng.

Ngày Chuyển đổi số Quốc gia 10/10. 

Tích cực hưởng ứng ngày chuyển đổi số quốc gia tạo động lực mới cho Việt Nam tăng trưởng

Thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai nhiều chương trình truyền thông về ngày chuyển đổ số với mục tiêu nâng cao nhận thức của toàn dân về tầm quan trọng của chuyển đổi số trong mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội.

Năm 2024, chủ đề Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024 là "Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động".

Giữa tháng 9/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chính thức ban hành và cung cấp miễn phí bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024 trên Cổng Chuyển đổi số quốc gia (https://dx.gov.vn.).

Từ ngày 15/9 đến hết tháng 10/2024, các bộ, ngành, địa phương tiến hành phát động, tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia theo tinh thần đảm bảo phù hợp với mục đích, ý nghĩa, tinh thần cũng như chủ đề của Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024.

Các địa phương đã tích cực hưởng ứng ngày chuyển đổi số quốc gia, từ đó góp phần thúc đẩy nhanh, mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số, tạo động lực mới cho Việt Nam tăng trưởng.

Là địa phương đứng đầu ở 3 lĩnh vực: Chính phủ số, Kinh tế số và Xã hội số trong bảng xếp hạng về chỉ số chuyển đổi số cấp bộ, cấp tỉnh - DTI (do Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện), những tuần qua, tại Đà Nẵng, hoạt động hưởng ứng ngày chuyến đổi số diễn ra mạnh mẽ, sôi động. Mục tiêu chính là tuyên truyền, thúc đẩy ứng dụng công nghệ số và nhận thức số cho các đơn vị, doanh nghiệp, người dân Đà Nẵng.

Nhiều quận huyện tổ chức các hoạt động hướng đến Ngày Chuyển đổi số như: Hội thi rung chuông vàng tìm hiểu về dịch vụ công trực tuyến và chuyển đổi số; Chuẩn hóa thông tin thuê bao di động và nâng cấp thuê bao di động từ công nghệ 2G, 3G lên 4G/5G; Hướng dẫn cài đặt chữ ký số; Sinh hoạt chuyên đề về xã hội số; Hội nghị truyền thông, phổ biến, hướng dẫn doanh nghiệp, người dân kỹ năng số…

Năm 2022, tỉnh Lâm Đồng đứng thứ 22 trong bảng xếp hạng về chỉ số chuyển đổi số cấp bộ, cấp tỉnh - DTI. Thời gian qua, địa phương đã nỗ lực thực hiện đẩy mạnh chuyển đổi số, đặc biệt trong lĩnh vực xã hội số và xác định lấy người dân làm trung tâm, chủ thể, mục tiêu, động lực cho chuyển đổi số.

Năm 2024, tỉnh Sơn La xác định bứt phá cùng chuyển đổi số với trọng tâm là: Số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm chuyển đổi.

Đến nay, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Sơn La đã kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cổng dịch vụ công quốc gia; liên thông, đồng bộ cả 3 cấp từ tỉnh đến huyện, xã.

Nâng cao thứ hạng Chỉ số chính phủ điện tử

Với những nỗ lực từ chính phủ, các bộ, ngành, địa phương người dân và các doanh nghiệp, thời gian qua, việc triển khai các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số và Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số, Chiến lược dữ liệu đạt được nhiều kết quả.

Theo Báo cáo khảo sát Chính phủ điện tử (EGDI) năm 2024 của Liên hợp quốc công bố cuối tháng 9/2024, Chính phủ điện tử của Việt Nam xếp thứ 71/193 quốc gia và vùng lãnh thổ.

So với năm 2022 và 2020, Việt Nam đã tăng 15 bậc. Với điểm chỉ số là 0,7709/1, đây là lần đầu tiên Việt Nam được xếp vào nhóm các quốc gia có chỉ số Chính phủ điện tử ở mức "Rất cao". Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đã vượt Brunei vươn lên vị trí thứ 5/11 (tăng 1 bậc so với năm 2022 và hiện đứng sau Singapore, Thái Lan, Malaysia và Indonesia).

Theo xếp hạng mới này, Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu đặt ra năm 2024 về xếp hạng chính phủ điện tử tăng ít nhất 5 bậc tại Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 5/1/2024 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024.

Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực để triển khai chuyển đổi số quốc gia nhằm phát triển kinh tế - xã hội, trong đó thực hiện các giải pháp để tiếp tục nâng cao thứ hạng Chỉ số chính phủ điện tử, chính phủ số của Việt Nam theo đánh giá của Liên hợp quốc.

Từ đó, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, mang đến những thay đổi căn bản trong cuộc sống và lợi ích thiết thực cho người dân Việt Nam.

Cùng chuyên mục

Sửa quy định về thuế để hỗ trợ doanh nghiệp khoáng sản

Sửa quy định về thuế để hỗ trợ doanh nghiệp khoáng sản

Tầm nhìn - Chính sách -  3 ngày trước

(PLPT) - Ủy ban Tài chính - Ngân sách thống nhất với đề xuất bỏ nội dung hạch toán khoản hỗ trợ trong dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Luật Thủ đô 2024 hướng đến xây dựng đô thị xanh và bền vững

Luật Thủ đô 2024 hướng đến xây dựng đô thị xanh và bền vững

Tầm nhìn - Chính sách -  3 ngày trước

(PLPT) - Luật Thủ đô 2024 vừa được Quốc hội thông qua sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 đã quy định một cách toàn diện các nội dung đột phá, hướng tới xây dựng đô thị xanh, bền vững.

Luật Địa chất và khoáng sản cần giảm thiểu cơ chế ‘xin - cho’

Luật Địa chất và khoáng sản cần giảm thiểu cơ chế ‘xin - cho’

Tầm nhìn - Chính sách -  4 ngày trước

(PLPT) - Về thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản trong dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu quan điểm, cơ quan soạn thảo và thẩm tra phải nghiên cứu kỹ lưỡng về nội dung này để tránh thủ tục xin phép nhiều lần, giảm thiểu tối đa cơ chế xin - cho.

Dự thảo Luật Dữ liệu đủ điều kiện để trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8

Dự thảo Luật Dữ liệu đủ điều kiện để trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8

Tầm nhìn - Chính sách -  5 ngày trước

(PLPT) - Tiếp tục xem xét về dự thảo Luật Dữ liệu, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, dự thảo quán triệt tốt quan điểm đổi mới tư duy, phương pháp, quy trình, thủ tục lập pháp và thống nhất đề nghị Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8.

Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh

Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh

Tầm nhìn - Chính sách -  6 ngày trước

(PLPT) - Nhằm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh hưởng bảo hiểm y tế.

Luật Đầu tư công sửa đổi nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

Luật Đầu tư công sửa đổi nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

Tầm nhìn - Chính sách -  6 ngày trước

(PLPT) - Quan điểm sửa đổi Luật Đầu tư công là tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện kể từ khi Luật này được thông qua.

Năm 2025, Việt Nam phấn đấu tăng trưởng GDP lên đến 7,5%

Năm 2025, Việt Nam phấn đấu tăng trưởng GDP lên đến 7,5%

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 vừa được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 với tỷ lệ tán thành cao giao chỉ tiêu phát triển GDP khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%.

Quản lý nền tảng mạng xã hội việc đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế

Quản lý nền tảng mạng xã hội việc đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Với vấn đề công tác quản lý mạng xã hội hiện nay, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, giải pháp đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế.

Đọc nhiều