Tương lai cho thế hệ vươn mình
(PLPT) - Tạp chí Pháp luật và Phát triển trân trọng giới thiệu bài viết "Tương lai cho thế hệ vươn mình" của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.
Đề cập về thực hiện nhiệm vụ kiểm toán năm 2024, Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết: Kế hoạch kiểm toán năm 2024 của Kiểm toán nhà nước ban hành theo Quyết định số 1445/QĐ-KTNN ngày 01/12/2023 bao gồm 121 nhiệm vụ kiểm toán, được tổ chức thành 166 đoàn kiểm toán. Đến ngày 30/8/2024, Kiểm toán nhà nước đã tổ chức xét duyệt 109 kế hoạch kiểm toán, triển khai 100 Đoàn kiểm toán, trong đó 65 Đoàn kiểm toán đã kết thúc; hoàn thành và tổ chức xét duyệt 85 dự thảo báo cáo kiểm toán và đã phát hành chính thức 81 báo cáo kiểm toán.
Để thực hiện có hiệu quả kế hoạch kiểm toán năm 2024, ngay từ đầu năm, Kiểm toán nhà nước đã sớm ban hành nhiều văn bản triển khai hoạt động kiểm toán. Theo kế hoạch kiểm toán năm 2024, bên cạnh kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách 33 (83%) bộ, cơ quan trung ương, 57 (90%) địa phương, Kiểm toán nhà nước tổ chức kiểm toán một số chuyên đề bám sát nhiệm vụ kiểm toán theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng như các vấn đề dư luận xã hội quan tâm.
Đối với kế hoạch kiểm toán năm 2025, dự kiến tổng số nhiệm vụ kiểm toán năm 2025 là 120 nhiệm vụ (giảm 1 nhiệm vụ so với năm 2024), đồng thời phải bảo đảm kiểm toán quyết toán ngân sách bộ, cơ quan trung ương, địa phương đạt tỷ lệ tối thiểu 90% số bộ, cơ quan trung ương, địa phương; kiểm toán chuyên đề, hoạt động, môi trường, công nghệ thông tin phấn đấu mục tiêu tỷ lệ 30% tổng số cuộc kiểm toán năm 2025.
Theo báo cáo thẩm tra do Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh trình bày tại phiên họp, việc triển khai kế hoạch kiểm toán năm 2024 đảm bảo tiến độ theo phương án tổ chức kiểm toán đã được phê duyệt. Tuy nhiên, so với kế hoạch đề ra, số đoàn kiểm toán triển khai, kết thúc, xét duyệt Báo cáo kiểm toán 8 tháng đầu năm còn chiếm tỷ trọng khiêm tốn, thấp hơn so với cùng kỳ các năm trước.
Để đánh giá đầy đủ, toàn diện kết quả đạt được, Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị, Kiểm toán Nhà nước làm rõ lý do việc đến ngày 30/8/2024 mới xét duyệt được 109 kế hoạch kiểm toán, bằng 63% kế hoạch đề ra; bổ sung thông tin kết quả kiểm toán chủ yếu và các đề xuất, kiến nghị; bổ sung phụ lục danh mục các đoàn kiểm toán đã triển khai thực hiện, đã ban hành Báo cáo kiểm toán chính thức.
Về dự kiến kế hoạch kiểm toán năm 2025, đa số ý kiến Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách nhận thấy phù hợp với yêu cầu đề ra tại Nghị quyết số 999/2020/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Chiến lược phát triển Kiểm toán Nhà nước đến năm 2030 (giai đoạn 2021 - 2030).
Tuy nhiên, năm 2025 là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, là năm tổ chức Đại hội Đảng các cấp; đồng thời nhiều địa phương phải tập trung khắc phục hậu quả rất lớn do bão lũ gây ra để phục hồi phát triển kinh tế sau bão lũ. Theo đó, Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị Kiểm toán Nhà nước tiếp tục rà soát, đánh giá kỹ lưỡng công tác xây dựng kế hoạch kiểm toán, cắt giảm các nhiệm vụ và các cuộc kiểm toán chưa thật sự cần thiết, trùng lặp với các kế hoạch thanh tra, kiểm tra của Thanh tra Chính phủ, các bộ, ngành để bảo đảm kế hoạch kiểm toán trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, hiệu lực.
Qua nghe báo cáo của Kiểm toán Nhà nước và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao những kết quả, việc làm của Kiểm toán nhà nước đã triển khai trong năm 2024; đồng thời yêu cầu Kiểm toán nhà nước tiếp tục triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2025, đặc biệt là làm rõ hơn kết quả kiến nghị kiểm toán; công tác kiểm toán để phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ cơ quan kiểm toán, ở các lĩnh vực tại các địa phương; các dự án quan trọng quốc gia có vốn đầu tư, giải ngân lớn...
Cho ý kiến tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đề nghị Kiểm toán Nhà nước làm rõ thêm kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán cũng như nguyên nhân; báo cáo cần bổ sung danh mục cụ thể, nêu rõ cơ quan, đơn vị nào chưa thực hiện đầy đủ, kịp thời các kết luận kiến nghị kiểm toán. Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cần nêu rõ kết quả thực hiện Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước thời gian qua.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga quan tâm và đề nghị Kiểm toán nhà nước làm rõ hơn kết quả kiến nghị kiểm toán đang thực hiện đến đâu. Về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kiểm toán nhà nước thời gian qua đã được thực hiện như thế nào, xử phạt được bao nhiêu vụ và tác động ra sao đến việc thực hiện các kiến nghị của Kiểm toán nhà nước. Ngoài ra, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cũng cho rằng, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ cơ quan kiểm toán cần tiếp tục được triển khai hiệu quả hơn.
Đồng thuận với quan điểm trên và đóng góp ý kiến vào nội dung Phiên thảo luận, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Kiểm toán nhà nước phải đẩy nhanh xử lý các kiến nghị kiểm toán. Bên cạnh đó, cần làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chậm thực hiện kiến nghị của Kiểm toán.
Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Kiểm toán nhà nước tiếp tục duy trì, phát huy tốt kết quả đạt được, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành kế hoạch công tác năm 2024; tổ chức, thực hiện tốt các nhóm giải pháp đề ra; tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm toán, nâng cao chất lượng báo cáo kiểm toán và các kiến nghị, góp phần siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách, tiền tệ, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí... Đối với các đề xuất, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ghi nhận và sẽ có chỉ đạo để đảm bảo hoạt động nâng cao chất lượng của hoạt động kiểm toán.
(PLPT) - Tạp chí Pháp luật và Phát triển trân trọng giới thiệu bài viết "Tương lai cho thế hệ vươn mình" của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.
(PLPT) - Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương lưu ý, bảo vệ dữ liệu cá nhân cần bám sát quan điểm “vừa quản lý, vừa kiến tạo” để vừa tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, vừa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước.
(PLPT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu trong thời gian tới, phải bám sát tình hình để đề ra các giải pháp phù hợp tình hình mới, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng nhanh nhưng phải bền vững, không hy sinh tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.
Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Học tập suốt đời", xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
(PLPT) - Hàng loạt các chính sách mới quan trọng liên quan đến công chức, cấp đổi bằng lái xe, lệ phí trước bạ chính thức có hiệu lực từ tháng 3/2025.
(PLPT) - Ba Luật được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 bao gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội; Luật Tổ chức Chính phủ; Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
(PLPT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ đang xây dựng nghị quyết mới trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương về phát triển doanh nghiệp tư nhân.
(PLPT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phòng, chống lãng phí phải gắn kết với tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức; kết hợp chặt chẽ với cải cách hành chính, đơn giản hóa và cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp.