Tầm nhìn - Chính sách

Sáp nhập huyện, xã: Bộ trưởng Nội vụ nói "khó hoàn thành trước tháng 10"

Yến Nhi Thứ năm, 22/08/2024 - 10:21

(PLPT) - Theo Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, số lượng huyện, xã cần sắp xếp giai đoạn 2023-2025 rất lớn nhưng tiến độ đang rất chậm. Hiện còn 10 địa phương chưa gửi hồ sơ về Bộ Nội vụ để thẩm định.

Thực hiện việc sắp xếp tài sản, cán bộ dôi dư

Tiếp tục phiên chất vấn chiều 21/8, đại biểu Hồ Thị Kim Ngân (đoàn Bắc Kạn) chất vấn về giải pháp căn cơ để tháo gỡ những vướng mắc về cán bộ dôi dư sau sắp xếp?

Trả lời câu hỏi, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, đến thời điểm này, qua tổng hợp, đối với cán bộ, công chức cấp huyện còn dôi dư là 58/706 (8,22%). Số cán bộ, công chức cấp xã dôi dư còn 1.405/9.614 người (14,49%).

Bà Trà cho hay, theo các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội thì hết năm 2025 phải giải quyết xong số dôi dư này. Hiện nay, nhiều địa phương đã tiến hành sắp xếp cán bộ dôi dư tốt như Quảng Ninh, Thanh Hóa, tuy nhiên, một số địa phương còn khó khăn.

Sáp nhập huyện, xã: Bộ trưởng Nội vụ nói 'khó hoàn thành trước tháng 10' ảnh 1
Các đại biểu tại phiên chất vấn. (Ảnh: quochoi.vn)

Bộ trưởng Nội vụ thông tin, vừa qua để giải quyết các tồn đọng của giai đoạn 2019 - 2021, chuẩn bị cho giai đoạn 2023 - 2030, Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt vì đây là "tồn đọng rất lớn".

Trong đó, Bộ Nội vụ đã tham mưu ban hành Nghị quyết 29 về giải quyết chính sách tinh giản biên chế, dành riêng khoản quy định rất rõ về sắp xếp cán bộ, công chức dôi dư khi sáp nhập xã, huyện và với cấp xã có Nghị định 33 là điều kiện thuận lợi để sắp xếp cán bộ.

Theo Bộ trưởng Nội vụ, hiện nay số cán bộ dôi dư còn lại không nhiều nên mong các địa phương quan tâm tập trung trên cơ sở các chính sách hiện có. Bộ trưởng cho biết, có 46/54 địa phương nằm trong diện sắp xếp huyện, xã giai đoạn này đã có nghị quyết hỗ trợ thêm cho các cán bộ dôi dư.

Bà Phạm Thị Thanh Trà mong muốn các địa phương rà soát, xem xét, công khai, dân chủ, công bằng, vận dụng các chính sách hiện có của trung ương, địa phương để giải quyết dứt điểm cán bộ dôi dư để đến hết năm 2025 sẽ xong.

Cũng tại phiên chất vấn, nhiều đại biểu quan tâm về việc giải quyết các tài sản dôi dư sau sáp nhập.

Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nói, giai đoạn 2019 - 2021, khi tiến hành sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã, có dôi dư tổng số 864 trụ sở nhà đất, đến nay mới giải quyết được 349 trụ sở (tương đương trên 40%). Như vậy, tài sản dôi dư sau sắp xếp đơn vị hành chính cần giải quyết là rất lớn.

Có rất nhiều nguyên nhân, theo bà Trà, trong đó có việc xác định giá đất, giá tài sản còn nhiều khó khăn, vướng mắc, đặc biệt về việc định giá đất, địa phương lúng túng, khó khăn, chưa thực hiện được.

Nhưng đến thời điểm này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 2 nghị định, Bộ Tài chính đã hoàn thiện sửa đổi Nghị định 167 và Nghị định 67, tháo gỡ vướng mắc căn cốt nhất cho địa phương trong việc giải quyết tài sản dôi dư.

Sáp nhập huyện, xã: Bộ trưởng Nội vụ nói 'khó hoàn thành trước tháng 10' ảnh 2
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. (Ảnh: quochoi.vn)

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng, cơ sở pháp lý là một vấn đề, cái quan trọng đó là các địa phương. Vừa qua Quảng Ninh, Yên Bái và một số tỉnh, thành khác đã thực hiện tốt nhiệm vụ này.

"Mong các địa phương tập trung rà soát, hoàn thiện lại toàn bộ các cơ sở, điều kiện, nhất là cơ sở pháp lý để thực hiện thật tốt việc sắp xếp tài sản dôi dư, việc này rất cần thiết trong giai đoạn tới", bà Trà cho hay.

Việc sáp nhập huyện, xã khó có thể hoàn thành trước tháng 10

Đại biểu Hoàng Quốc Khánh (Lai Châu) trích dẫn báo cáo của Chính phủ cho thấy giai đoạn 2023 - 2025, cả nước thực hiện sắp xếp 49 đơn vị cấp huyện và 1.247 đơn vị hành chính cấp xã của 53 địa phương. Việc sáp nhập phải hoàn thành trước tháng 10.

Tuy nhiên, đến nay mới có 3 địa phương trình Ủy ban Thường vụ quyết định và 3 địa phương đang trình thẩm tra nên thời gian không còn nhiều.

"Đề nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết việc thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong thời gian qua có bị chậm tiến độ không? Trách nhiệm của Bộ trưởng về vấn đề này như thế nào và Bộ trưởng cho biết các giải pháp trong thời gian tới để đảm bảo tiến độ đề ra?", ông Khánh hỏi.

Trả lời, Bộ trưởng thừa nhận số lượng đơn vị hành chính cần sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025 rất lớn nhưng tiến độ hiện nay còn rất chậm.

Về tiến độ sắp xếp huyện, xã giai đoạn 2023 - 2025, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho hay đến thời điểm này bộ đã tiến hành tiếp nhận 43 hồ sơ của 43/54 tỉnh, thành nằm trong diện sắp xếp.

Hoàn thành thẩm định 32 địa phương, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội 3 bộ hồ sơ và đang báo cáo Chính phủ 3 bộ hồ sơ.

Còn 10 địa phương chưa gửi hồ sơ về bộ để thẩm định. "Tiến độ này rất khó khăn, khó có thể hoàn thành trước thời điểm tháng 10", bà Trà nêu rõ và chỉ rõ ở đây có trách nhiệm của Bộ Nôi vụ, địa phương.

Bởi việc này khi có Nghị quyết 35 đã ban hành các quyết định thành lập ban chỉ đạo và Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức hội nghị rất sớm để triển khai.

Nhưng khi triển khai khối lượng công việc rất lớn, yêu cầu của Nghị quyết 35 cũng chặt chẽ hơn, phù hợp với quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn và các quy hoạch khác.

Khi sáp nhập, bà Trà nói nhiều địa phương thực hiện luôn với mở rộng không gian đô thị cấp huyện, xã hoặc thành lập đơn vị hành chính đô thị. Tuy nhiên còn vướng nhiều, cơ bản xoay quanh quy hoạch, phân loại đô thị.

Do đó theo bà Trà, có trách nhiệm của Bộ Nội vụ, các bộ ngành liên quan và địa phương. Thời gian tới bà Trà mong các địa phương cần cố gắng nỗ lực và tới đây Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ có những tháo gỡ vướng mắc liên quan về quy hoạch đô thị, phân loại đơn vị hành chính đô thị.

Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tiếp tục lập nên những kỳ tích trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tiếp tục lập nên những kỳ tích trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Tầm nhìn - Chính sách -  8 giờ trước

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, với bản lĩnh, trí tuệ và sức mạnh Việt Nam, chúng ta đã làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975, nhất định chúng ta sẽ tiếp tục giành được nhiều thành tựu vĩ đại hơn nữa, lập nên những kỳ tích trong kỷ nguyên mới...

TRỰC TIẾP: Kỷ niệm trọng thể 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

TRỰC TIẾP: Kỷ niệm trọng thể 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tầm nhìn - Chính sách -  9 giờ trước

Sáng 30/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).

Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Nhật Bản

Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Nhật Bản

Tầm nhìn - Chính sách -  1 ngày trước

(PLPT) - Trân trọng giới thiệu Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Nhật Bản.

Chính phủ cho ý kiến về 5 dự án Luật quan trọng

Chính phủ cho ý kiến về 5 dự án Luật quan trọng

Tầm nhìn - Chính sách -  6 ngày trước

(PLPT) - Chính phủ quyết nghị về các dự án Luật: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp; Dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Hải quan, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng.

Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí đến năm 2035

Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí đến năm 2035

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Mục tiêu chung của Chiến lược nhằm ngăn chặn, chống lãng phí, góp phần quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước, khơi dậy sức dân, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.

Chính sách thuế cần đặt trong tổng thể thúc đẩy nội lực doanh nghiệp và ổn định kinh tế - xã hội

Chính sách thuế cần đặt trong tổng thể thúc đẩy nội lực doanh nghiệp và ổn định kinh tế - xã hội

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Thuế Tiêu thu đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH, chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng, chính sách thuế cần đặt trong tổng thể các giải pháp thúc đẩy nội lực doanh nghiệp và bảo đảm ổn định kinh tế - xã hội.

Thống nhất quản lý hành chính với quân sự và kinh tế - xã hội theo vùng lãnh thổ

Thống nhất quản lý hành chính với quân sự và kinh tế - xã hội theo vùng lãnh thổ

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Mô hình quản lý theo vùng thống nhất về hành chính, quân sự, kinh tế - xã hội kết hợp với ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ là một giải pháp cải cách ít phức tạp, mang lại một hệ thống quản lý Nhà nước đơn giản và hiệu quả; vừa đạt được mục tiêu tinh gọn bộ máy, tiết kiệm chi phí, vừa không gây xáo trộn lớn đến cơ cấu hành chính hiện tại cũng như ảnh hưởng đến những giá trị tinh thần khác của người dân.

Tổng Bí thư: Sáp nhập tỉnh không phải ‘2 cộng 2 bằng 4’ mà ‘2 cộng 2 lớn hơn 4’

Tổng Bí thư: Sáp nhập tỉnh không phải ‘2 cộng 2 bằng 4’ mà ‘2 cộng 2 lớn hơn 4’

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

Tổng Bí thư chỉ rõ việc sáp nhập tỉnh nhằm tạo ra những động năng mới, tiềm năng mới, không gian mới cho phát triển; không đơn giản là “hai cộng hai bằng bốn” mà phải là “hai cộng hai lớn hơn bốn”.