Pháp luật quốc tế

Singapore cho phép luật sư tư có thể tham gia hành động nhân danh Chính phủ

Thứ sáu, 06/12/2024 - 10:44
Nghe audio
0:00

Để tư vấn cho Chính phủ về các vấn đề thương mại - đầu tư quốc tế, Singapore có những quy định trao thẩm quyền trực tiếp cho Tổng Chưởng lý và thiết lập cơ chế cho phép luật sư tư có thể tham gia hành động nhân danh cho Chính phủ.

Mặc dù không có nhiều tranh chấp về thương mại và đầu tư quốc tế (TM&ĐTQT) nhưng Chính phủ Singapore vẫn phát triển đội ngũ luật sư và chuyên gia tư vấn về đàm phán các hiệp định thương mại tự do, các hiệp định về đầu tư cũng như về thực thi các hiệp định đó sau khi đã có hiệu lực. Đội ngũ luật sư và chuyên gia pháp lý về TM&ĐTQT của Singapore, nếu cần, còn được trau dồi các kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để giải quyết các tranh chấp về TM&ĐTQT. Đồng thời, với chiến lược cung cấp các dịch vụ pháp lý cho doanh nghiệp và Chính phủ nước ngoài, đội ngũ luật sư và chuyên gia về TM&ĐTQT cũng được khuyến khích phát triển.

Hiến định vai trò tư vấn pháp lý cho Chính phủ của Tổng Chưởng lý

Để phát triển đội ngũ luật sư tư vấn cho Chính phủ trong lĩnh vực TM&ĐTQT, Singapore đã xây dựng thiết chế để tư vấn và đại diện cho Chính phủ về TM&ĐTQT. Đó chính là đã hiến định vai trò của Tổng Chưởng lý về tư vấn pháp lý cho Chính phủ. Cụ thể, Điều 35 khoản 7 Hiến pháp Singapore quy định: “Tổng Chưởng lý có nhiệm vụ tư vấn cho Chính phủ về những vấn đề pháp lý và thực hiện các nhiệm vụ có tính chất pháp lý khác có thể được Tổng thống hoặc Nội các trao cho theo thời gian hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Hiến pháp và văn bản luật khác”. Với việc xác định chức năng tư vấn pháp lý rộng như trên cho phép Tổng Chưởng lý có thể tư vấn cho Chính phủ tất cả các vấn đề về luật quốc tế, trong đó có những vấn đề liên quan đến TM&ĐTQT.

Ngoài ra, theo Luật về Tổng Chưởng lý (các chức năng bổ sung) năm 2014, sửa đổi năm 2017, Tổng Chưởng lý được bổ sung thêm hai chức năng liên quan đến việc đại diện cho hội đồng luật định (statutory board). Hiện nay, trong Chính phủ Singapore có hơn 50 hội đồng luật định. Nhiều hội đồng luật định này là các cơ quan chuyên môn có thể đưa ra những quyết định có tác động, ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư như Cơ quan Quản lý Kế toán và Doanh nghiệp, Cơ quan về Xây dựng và Công trình, Hội đồng về Người tiêu dùng và Cạnh tranh, Hội đồng Phát triển Kinh tế…

Các luật sư tư có thể được huy động tham gia tư vấn cho Chính phủ về thương mại và đầu tư quốc tế. (Ảnh minh họa: yuenlaw.com.sg)

Hai chức năng mà Tổng Chưởng lý được bổ sung liên quan đến các hội đồng luật định này là: Chức năng đại diện cho các cơ quan nhà nước trong quá trình rà soát tư pháp hoặc trong những vụ việc tại tòa án; Chức năng đại diện cho các cơ quan nhà nước trong các vụ việc tại tòa án khác không thuộc chức năng bổ sung thứ nhất ở trên. Để thực hiện hai chức năng này, Văn phòng Tổng chưởng lý đã thiết lập một số đơn vị chuyên trách như Phòng Dân sự và Phòng Đối ngoại.

Trên thực tế, hoạt động phát triển đội ngũ luật sư tư vấn cho Chính phủ Singapore về TM&ĐTQT khá được chú trọng. Nổi bật, nhân sự của Văn phòng Tổng Chưởng lý hay của Phòng Đối ngoại được gọi chung là các Chuyên viên Dịch vụ Pháp lý (Legal Services Officer - LSO) liên tục được bổ sung. Sự bổ sung này đã giúp Singapore đáp ứng được nhu cầu về nhân lực tham gia tư vấn cho Chính phủ nhiều vấn đề về TM&ĐTQT trong bối cảnh Singapore tham gia tích cực vào đàm phán, ký kết và thực thi các hiệp định TM&ĐTQT.

Nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng cho các LSO, Văn phòng Tổng Chưởng lý đã thành lập Học viện Đào tạo (AGC Academy). Học viện có nhiệm vụ bồi dưỡng và nâng cao kiến thức, kỹ năng về pháp luật cũng như về quản lý cho các chuyên viên của Văn phòng Tổng Chưởng lý. Ngoài ra, các chuyên viên của Phòng Đối ngoại còn có thể tham gia các khóa đào tạo hoặc bồi dưỡng tại Singapore hoặc ở nước ngoài về các vấn đề pháp lý quốc tế, trong đó có các vấn đề liên quan đến TM&ĐTQT. Đồng thời, trong khuôn khổ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các chuyên viên của Phòng Đối ngoại thường xuyên được đại diện cho Singapore để tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp với tư cách bên thứ ba. Từ năm 2018, Học viện AGC còn thiết lập Diễn đàn Pháp lý lĩnh vực công để các LSO và các luật sư nội bộ làm việc cho các Bộ trong Chính phủ Singapore trao đổi và tăng cường kết nối nhằm phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của Chính phủ.

Được thuê luật sư tư tham gia vào các vụ việc đại diện cho Chính phủ

Bên cạnh những quy định trao thẩm quyền trực tiếp cho Tổng Chưởng lý về tư vấn cho Chính phủ đối với các vấn đề thương mại - đầu tư quốc tế, pháp luật Singapore cũng đã thiết lập cơ chế cho phép luật sư tư có thể tham gia hành động nhân danh cho Chính phủ.

Cụ thể, Điều 130 Luật về Nghề luật của Singapore quy định về chi phí của Chính phủ khi chi trả cho những người hoạt động nhân danh trong các vụ việc tại tòa nói chung, trong đó có các vụ việc về TM&ĐTQT. Điều 130 quy định:

“1. Không quy định nào trong Luật này ảnh hưởng tới quyền, được nêu ra tại đây, của Chính phủ khi được đại diện với những người được nêu tại Điều 29(2)(a) để trả các khoản phí mà Chính phủ phải gánh chịu đối với hoặc liên quan tới bất kỳ nguyên nhân hay vấn đề nào.

2. Đối với những nguyên nhân hay vấn đề đó, chi phí của Chính phủ sẽ được tính toán theo các quy tắc hiện hành về tính phí của người bào chữa hoặc người tư vấn nếu người bào chữa hoặc người tư vấn là người không thuộc Chính phủ nhưng lại xuất hiện đại diện cho Chính phủ”.

Những người được nêu tại Điều 29(2)(a) được xác định bao gồm: Tổng Chưởng lý, Phó Tổng Chưởng lý, Tổng Luật sư, Luật sư nhà nước, Phó Công tố viên và bất kỳ người nào có chuyên môn được chỉ định tạm thời để thực hiện chức năng của những người nêu trên để xuất hiện hoặc biện hộ nhân danh cho Chính phủ hoặc nhân danh cho các hội đồng luật định theo quy định của Luật về Tổng Chưởng lý (các chức năng bổ sung) năm 2014, sửa đổi năm 2017. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để trong những vụ việc cụ thể, Tổng Chưởng lý hoặc những người được liệt kê nêu trên có thể thuê những luật sư tham gia vào các vụ việc đại diện cho Chính phủ, trong đó có các vụ việc về TM&ĐTQT.

Như vậy, có thể thấy để thực hiện chức năng tư vấn cho Chính phủ về TM&ĐTQT, Singapore đã chỉ định rõ ràng chức năng của một cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm chính là Văn phòng Tổng Chưởng lý. Thiết chế này được tăng cường năng lực hàng năm. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan này có thể huy động đội ngũ luật sư tư, trên cơ sở hợp đồng có trả phí tính theo phí bào chữa hoặc tư vấn hiện hành.

Cùng chuyên mục

Tổng thống Mỹ Joe Biden ân xá cho con trai

Tổng thống Mỹ Joe Biden ân xá cho con trai

Pháp luật quốc tế -  1 tuần trước

Tổng thống Joe Biden ngày 1/12 (giờ địa phương) tuyên bố đã ân xá cho con trai Hunter Biden, người bị kết án vào đầu năm nay về tội liên quan đến súng và thuế liên bang.

Lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Netanyahu và hệ quả pháp lý

Lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Netanyahu và hệ quả pháp lý

Pháp luật quốc tế -  2 tuần trước

Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ngày 21/11 đã phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant với cáo buộc phạm tội ác chiến tranh tại các vùng lãnh thổ Palestine, bao gồm cả Gaza.

Các mối đe dọa đánh bom máy bay được xử lý ra sao?

Các mối đe dọa đánh bom máy bay được xử lý ra sao?

Pháp luật quốc tế -  2 tuần trước

Trong hai tuần cuối tháng 10, các chuyến bay và sân bay của Ấn Độ đã nhận hơn 500 lời đe dọa đánh bom, nhiều hơn so với phần còn lại của năm cộng lại.

Châu Á chống lừa đảo trên mạng

Châu Á chống lừa đảo trên mạng

Pháp luật quốc tế -  3 tuần trước

Một số quốc gia châu Á đã trở thành "điểm nóng" của các chiêu trò đóng giả thanh tra, cảnh sát, phẩm thán... để lừa đảo trực tuyến.

Những gì cần biết về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024

Những gì cần biết về cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024

Pháp luật quốc tế -  1 tháng trước

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần thứ 60 sẽ quyết định Tổng thống thứ 47 và Phó Tổng thống thứ 50.

Nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống pháp luật đầu tư kinh doanh của một số nước thuộc Khối BRICS (bài 2)

Nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống pháp luật đầu tư kinh doanh của một số nước thuộc Khối BRICS (bài 2)

Pháp luật quốc tế -  1 tháng trước

BRICS - Nhóm các nền kinh tế mới nổi đang ngày càng phát triển, thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Nghiên cứu cho thấy, khối BRICS chưa có cơ chế pháp lý đầu tư chung, tuy nhiên hệ thống pháp luật đầu tư kinh doanh của mỗi nước lại có nhiều điểm đặc sắc. Kỳ này chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu về Ấn Độ.

Những vấn đề đáng lưu ý về hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Nga

Những vấn đề đáng lưu ý về hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Nga

Pháp luật quốc tế -  1 tháng trước

Với sự tham gia của nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế, BRICS đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong việc định hình tương lai toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với những biến động và thách thức lớn.

Nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống pháp luật đầu tư kinh doanh của một số nước thuộc Khối BRICS

Nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống pháp luật đầu tư kinh doanh của một số nước thuộc Khối BRICS

Pháp luật quốc tế -  1 tháng trước

Đọc nhiều