Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng trả lời về trừ điểm giấy phép lái xe
Thứ hai, 22/07/2024 - 15:55
Bộ Công an đã và đang mưu cho Chính phủ xây dựng nghị định quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Trong đó, có quy định cụ thể hành vi vi phạm hành chính bị trừ điểm GPLX.
Sáng 22/7, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khoá XV thông qua tại kỳ họp thứ 7. Đồng chí Phạm Thanh Hà, Phó Văn phòng Chủ tịch nước chủ trì buổi họp báo. Dự buổi họp báo có các đồng chí Uỷ viên Trung ương Đảng: Trung tướng Lê Tấn Tới, Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội; Thượng tướng Phạm Hoài Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Trung tướng Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Bộ Công an; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành chức năng; các Uỷ ban của Quốc hội.
Thứ trưởng Lê Quốc Hùng phát biểu tại buổi họp báo.
Giới thiệu về Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Thứ trưởng Lê Quốc Hùng cho biết, dự án luật có 9 chương, 89 điều. Việc xây dựng luật nhằm tạo cơ sở pháp lý về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ, bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ cho người tham gia giao thông, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, góp phần bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp và cam kết thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Trong đó, Chương I quy định chung gồm 9 điều; Chương II: quy tắc giao thông đường bộ gồm 24 điều; Chương III: phương tiện giao thông đường bộ gồm 22 điều; Chương IV: người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gồm 9 điều.
“Chương này quy định tích hợp các loại giấy tờ của người lái xe vào tài khoản định danh điện tử và quy định việc xuất trình, kiểm tra có thể thực hiện thông qua tài khoản định danh điện tử; quy định phân hạng GPLX để tạo thuận lợi cho phát trển kinh tế, du lịch và đầu tư du lịch. Luật quy định điểm của GPLX, trong đó điểm của GPLX được dùng để quản lý việc chấp hành pháp luật về TTATGT đường bộ của người lái xe trên hệ thống cơ sở dữ liệu về TTATGT đường bộ” – Thứ trưởng Lê Quốc Hùng cho biết.
Thứ trưởng Lê Quốc Hùng còn giới thiệu các quy định về tuần tra, kiểm soát về TTATGT đường bộ; chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ…
Tại buổi họp báo, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc truyển khai thực hiện quy định trừ điểm giấy phép lái xe (GPLX) với người vi phạm TTATGT, Thứ trưởng Lê Quốc Hùng cho biết, để chuẩn bị cho việc thực hiện quy định này, Bộ Công an đã và đang mưu cho Chính phủ xây dựng nghị định quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Trong đó, có quy định cụ thể hành vi vi phạm hành chính bị trừ điểm GPLX.
Dự kiến, với các hành vi đã bị trừ điểm sẽ không quy định tước GPLX. Bộ Công an cũng song song đang chuẩn bị và sẽ ban hành Thông tư quy định cụ thể kiểm tra lại kiến thức pháp luật về TTATGT đường bộ đối với các trường hợp bị trừ hết điểm. "Khi bị trừ hết điểm sẽ có quy định phải học và kiểm tra lại kiến thức pháp luật về TTATGT đường bộ đối với người vi phạm. Khi đủ điều kiện mới cấp lại điểm trong GPLX" - Thứ trưởng Lê Quốc Hùng nói.
Về ứng dụng khoa học công nghệ trong việc trừ điểm, Thứ trưởng Lê Quốc Hùng cho biết, để thuận tiện cho việc trừ điểm, cải cách thủ tục hành chính, tránh gây nhầm lẫn, phiền hà trong việc trừ điểm với người dân vi phạm, Bộ Công an sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu về vi phạm, xử lý vi phạm TTATGT.
"Chúng tôi đang làm dự án cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm TTATGT trên cả nước và cơ sở dữ liệu về xử phạt vi phạm TTATGT thuộc thẩm quyền của Bộ Công an. Hiện có 85% các quyết định xử lý vi phạm hành chính do thẩm quyền của Bộ Công an nên cơ sở dữ liệu sẽ được tích hợp đầy đủ từ trước đến nay, có thể kết nối liên thông, chia sẻ, xác định việc vi phạm của công dân cụ thể vào từng thời điểm và rất dễ dàng trong việc truy xuất, xử phạt tiếp theo. Cơ sở dữ liệu về trừ điểm GPLX cũng nằm trong cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm TTATGT, đảm bảo các bước trừ điểm hoàn toàn tự động" – Thứ trưởng Lê Quốc Hùng nói thêm.
CSGT kiểm tra nồng độ cồn đối với lái xe khách.
"Từ 1/1/2025, khi luật, nghị định, thông tư có hiệu lực thì việc trừ điểm hoàn toàn tự động và được kết nối với VNeID và Cổng dịch vụ công quốc gia để thông báo cho người được trừ điểm biết các hành vi vi phạm bị trừ bao nhiêu điểm, số điểm còn lại bao nhiêu. Việc này sẽ rất thuận tiện và việc theo dõi, quản lý trừ điểm sẽ được thực hiện trên cơ sở dữ liệu vi phạm hành chính về TTATGT. Tất cả đều kết nối liên thông, tự động, không có sự can thiệp trái pháp luật của con người" – Thứ trưởng Lê Quốc Hùng nhấn mạnh.
Về quy định cấm tuyệt đối nồng độ cồn, Thứ trưởng Lê Quốc Hùng cho biết, luật tiếp tục kế thừa các hành vi bị nghiêm cấm từ Luật Giao thông đường bộ năm 2008, trong đó quy định cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Cụ thể, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định ngưỡng lái xe ô tô vi phạm nồng độ cồn cũng ở mức 0. Còn với người lái xe máy thì chấp nhận trong máu và hơi thở có nồng độ cồn nhưng quy định rõ ngưỡng không vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở. Trong Luật TTATGT đường bộ quy định nồng độ cồn bằng 0.
Việc này, xuất phát từ Chỉ thị 23 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng với công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, tiến tới xây dựng văn hóa trong giao thông đã điều khiển phương tiện thì không uống rượu bia. "Quy định nồng độ cồn trong máu và hơi thở khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông bằng 0 nhằm thiết lập văn hóa về giao thông, giảm thiểu tai nạn giao thông xảy ra. Bởi lẽ tính chung tỉ lệ về tai nạn giao thông trong thời gian qua thì người điều khiển có nồng độ cồn trong máu và hơi thở gây tai nạn giao thông chiếm tỉ lệ rất cao trong tổng số các vụ tai nạn giao thông xảy ra" – Thứ trưởng Lê Quốc Hùng nói.
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, với bản lĩnh, trí tuệ và sức mạnh Việt Nam, chúng ta đã làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975, nhất định chúng ta sẽ tiếp tục giành được nhiều thành tựu vĩ đại hơn nữa, lập nên những kỳ tích trong kỷ nguyên mới...
Sáng 30/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
(PLPT) - Chính phủ quyết nghị về các dự án Luật: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp; Dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Hải quan, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng.
(PLPT) - Mục tiêu chung của Chiến lược nhằm ngăn chặn, chống lãng phí, góp phần quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước, khơi dậy sức dân, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Thuế Tiêu thu đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH, chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng, chính sách thuế cần đặt trong tổng thể các giải pháp thúc đẩy nội lực doanh nghiệp và bảo đảm ổn định kinh tế - xã hội.
(PLPT) - Mô hình quản lý theo vùng thống nhất về hành chính, quân sự, kinh tế - xã hội kết hợp với ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ là một giải pháp cải cách ít phức tạp, mang lại một hệ thống quản lý Nhà nước đơn giản và hiệu quả; vừa đạt được mục tiêu tinh gọn bộ máy, tiết kiệm chi phí, vừa không gây xáo trộn lớn đến cơ cấu hành chính hiện tại cũng như ảnh hưởng đến những giá trị tinh thần khác của người dân.
Tổng Bí thư chỉ rõ việc sáp nhập tỉnh nhằm tạo ra những động năng mới, tiềm năng mới, không gian mới cho phát triển; không đơn giản là “hai cộng hai bằng bốn” mà phải là “hai cộng hai lớn hơn bốn”.