Tầm nhìn - Chính sách

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

Thứ sáu, 23/08/2024 - 08:01
Nghe audio
0:00

Chiều 22/8, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có buổi gặp mặt với Đoàn đại biểu Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam- Ảnh 1.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt và tạo những điều kiện tốt nhất cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam hoạt động và phát triển.( Ảnh: TTXVN)

Trước khi bắt đầu buổi gặp mặt, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng các đại biểu đã dành 1 phút mặc niệm tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và nhân dân Việt Nam.

Trải qua gần 20 năm hình thành và phát triển, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã có nhiều cố gắng, vượt qua khó khăn, ngày càng khẳng định vị trí, vai trò trong việc tập hợp, kết nối, hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của các doanh nghiệp, giữ vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp với các cấp chính quyền.

Ngày 23/3/2023, Hiệp hội đã tổ chức thành công Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV nhiệm kỳ 2023-2028, trong đó ở Trung ương Hội có 30 đơn vị trực thuộc, bao gồm 6 chi hội và 61 hội doanh nghiệp thành viên với tổng cộng gần 64.000 hội viên chính thức.

Với số lượng chiếm trên 98% tổng số doanh nghiệp trong cả nước, các doanh nghiệp nhỏ và vừa là lực lượng quan trọng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế với khoảng 50% GDP và 35% tổng thu ngân sách Nhà nước hằng năm, tạo việc làm, thu nhập cho hơn 50% người lao động. Hiệp hội đã phát triển mạng lưới đến chi hội cấp quận, huyện và một số địa bàn còn phát triển đến cấp xã, phường và làng nghề.

Phát biểu tại cuộc gặp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bày tỏ vui mừng được gặp gỡ các đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam - tổ chức đại diện cho cộng đồng rất lớn các doanh nghiệp đang chung tay xây dựng và phát triển nền kinh tế của đất nước.

Điểm lại những đóng góp to lớn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho tăng trưởng kinh tế chung của đất nước cũng như nhiều hoạt động có ý nghĩa khác, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao thành tích, kết quả công tác mà Hiệp hội đã đạt được cùng những đóng góp quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ phát triển nhanh và bền vững đất nước.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam- Ảnh 2.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị Hiệp hội thực hiện tốt chức năng của tổ chức xã hội nghề nghiệp, là cầu nối hiệu quả, đại diện cho tiếng nói, tâm tư, nguyện vọng của doanh nghiệp. (Ảnh: TTXVN)

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh, Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt và tạo những điều kiện tốt nhất cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam hoạt động và phát triển. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII đã xác định rõ doanh nghiệp là động lực phát triển của nền kinh tế và ngày 10/10/2023, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thay mặt Bộ Chính trị ký ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới. Đây chính là nguồn cảm hứng, khích lệ, động viên đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam tiếp tục vững tin vào vai trò, sứ mệnh cao cả của mình đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất nước trong thời kỳ mới.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng chia sẻ với những khó khăn, thách thức của cộng đồng doanh nghiệp nói chung trong đó có doanh nghiệp nhỏ và vừa phải đối mặt, đặc biệt là hậu quả của đại dịch COVID-19, suy thoái kinh tế toàn cầu đến nay vẫn còn rất nặng nề. Mặc dù có rất nhiều doanh nghiệp đã tận dụng tốt được thời cơ, lợi thế để bứt phá, nhưng cũng có không ít doanh nghiệp vẫn đang căng mình với những khó khăn trong điều kiện cạnh tranh gay gắt.

Cho rằng tuy còn nhiều điều cần phải tiếp tục quan tâm, hoàn thiện về khuôn khổ chính sách, sự chung tay của các cấp, các ngành, song Tổng Bí thư, Chủ tịch nước khẳng định luôn trân trọng và ghi nhận những nỗ lực không mệt mỏi, đóng góp tích cực của cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp nhỏ và vừa với nền kinh tế nước nhà.

Trong bối cảnh đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho rằng Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cần tiếp tục kiện toàn mọi mặt, không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động và phong trào Hội. Đồng thời cần có nhiều nội dung, phương thức tổ chức sáng tạo, đổi mới, khắc phục khó khăn, hạn chế trong điều kiện hoạt động đặc thù của Hội; hoàn thành tốt các nhiệm vụ, mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV nhiệm kỳ 2023-2028 của Hiệp hội đề ra.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị Hiệp hội thực hiện tốt chức năng của tổ chức xã hội nghề nghiệp, là cầu nối hiệu quả, đại diện cho tiếng nói, tâm tư, nguyện vọng của doanh nghiệp, tăng cường đoàn kết thống nhất trong cộng đồng doanh nghiệp, phát huy cao nhất tinh thần "tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc", ngày càng xứng đáng là tổ chức đại diện cấp quốc gia, thực sự là nơi tập hợp, lan tỏa, nuôi dưỡng sự lớn mạnh của cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, xây dựng nhà nước pháp quyền, hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, hoạt động của Hiệp hội phải tập trung vào mục tiêu ưu tiên, mang lại hiệu quả rõ ràng, thiết thực đối với hội viên, đó cũng là nền tảng để Hiệp hội có thể mở rộng sự tham gia của hội viên; đồng thời nhấn mạnh, cộng đồng doanh nghiệp cần phải chủ động đổi mới chính mình, tái cấu trúc và cải tiến liên tục. Cùng với đó, cần thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ; nâng cao sức cạnh tranh, xây dựng uy tín thương hiệu, sản phẩm; chú trọng đầu tư áp dụng công nghệ, tận dụng cơ hội mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và các hiệp định FTA đang mở ra.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng lưu ý Hiệp hội phải là nơi định hướng hoạt động của doanh nghiệp thành viên, tuyệt đối tuân thủ luật pháp, thực hành chuẩn mực kinh doanh tiến bộ, nộp thuế và các nghĩa tài chính bắt buộc, thực hiện đầy đủ các quyền lợi của người lao động, bảo vệ môi trường, bảo vệ và giữ gìn thương hiệu, uy tín quốc gia. Đồng thời nói không với các hành vi gian lận thương mại, sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; xây dựng thương hiệu sản phẩm, tạo dựng uy tín, vị thế cho doanh nghiệp, đóng góp xứng đáng và tự hào vào sự vững mạnh của thương hiệu quốc gia, đất nước.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam- Ảnh 3.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với đại diện doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh, thời gian tới, công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực sẽ được tiếp tục đẩy mạnh, kiên quyết, kiên trì, không ngừng, không nghỉ, không có vùng cấm, ngoại lệ. Cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân phải là nhân tố quan trọng đồng hành, hưởng ứng, đóng góp bằng trách nhiệm và trí tuệ của mình, góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước thật sự trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân, lý tưởng và mục tiêu cao đẹp "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

Khẳng định đất nước sau gần 40 năm đổi mới đang đứng trước nhiều thời cơ và thách thức mới to lớn, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước mong muốn đội ngũ doanh nghiệp Việt Nam cần tiếp tục vươn lên mạnh mẽ, không chỉ làm kinh tế tốt, mà còn làm tốt cả công tác chính trị tư tưởng đối với đội ngũ doanh nghiệp để anh chị em nhận thức sâu sắc hơn nữa vinh dự, trách nhiệm với Tổ quốc, nhân dân; đoàn kết phấn đấu, lao động sáng tạo, hoàn thành trọng trách của mình. Các doanh nghiệp đồng hành cùng Đảng, Nhà nước, tạo ra nhiều việc làm cho xã hội, chăm lo ngày càng tốt hơn cho cuộc sống người lao động, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, làm nên tính ưu việt của doanh nghiệp Việt Nam.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tin tưởng rằng các cấp ủy, chính quyền từ Trung ương đến địa phương, toàn hệ thống chính trị cùng với đội ngũ doanh nhân, cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa cả nước sẽ chung sức đồng lòng, quán triệt, tổ chức thực hiện thật tốt đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng đất nước ngày càng cường thịnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chúc Hiệp hội cùng toàn thể đội ngũ doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nuôi chí lớn, vững gan bền, phát huy tốt hơn nữa bản sắc văn hóa, tinh thần dân tộc, gặt hái thật nhiều thành công trong sự nghiệp cao cả của "người chiến sĩ thời bình", xứng đáng với niềm tự hào, sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Cùng chuyên mục

Sửa quy định về thuế để hỗ trợ doanh nghiệp khoáng sản

Sửa quy định về thuế để hỗ trợ doanh nghiệp khoáng sản

Tầm nhìn - Chính sách -  3 ngày trước

(PLPT) - Ủy ban Tài chính - Ngân sách thống nhất với đề xuất bỏ nội dung hạch toán khoản hỗ trợ trong dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Luật Thủ đô 2024 hướng đến xây dựng đô thị xanh và bền vững

Luật Thủ đô 2024 hướng đến xây dựng đô thị xanh và bền vững

Tầm nhìn - Chính sách -  3 ngày trước

(PLPT) - Luật Thủ đô 2024 vừa được Quốc hội thông qua sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 đã quy định một cách toàn diện các nội dung đột phá, hướng tới xây dựng đô thị xanh, bền vững.

Luật Địa chất và khoáng sản cần giảm thiểu cơ chế ‘xin - cho’

Luật Địa chất và khoáng sản cần giảm thiểu cơ chế ‘xin - cho’

Tầm nhìn - Chính sách -  4 ngày trước

(PLPT) - Về thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản trong dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu quan điểm, cơ quan soạn thảo và thẩm tra phải nghiên cứu kỹ lưỡng về nội dung này để tránh thủ tục xin phép nhiều lần, giảm thiểu tối đa cơ chế xin - cho.

Dự thảo Luật Dữ liệu đủ điều kiện để trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8

Dự thảo Luật Dữ liệu đủ điều kiện để trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8

Tầm nhìn - Chính sách -  5 ngày trước

(PLPT) - Tiếp tục xem xét về dự thảo Luật Dữ liệu, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, dự thảo quán triệt tốt quan điểm đổi mới tư duy, phương pháp, quy trình, thủ tục lập pháp và thống nhất đề nghị Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8.

Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh

Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh

Tầm nhìn - Chính sách -  6 ngày trước

(PLPT) - Nhằm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh hưởng bảo hiểm y tế.

Luật Đầu tư công sửa đổi nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

Luật Đầu tư công sửa đổi nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

Tầm nhìn - Chính sách -  6 ngày trước

(PLPT) - Quan điểm sửa đổi Luật Đầu tư công là tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện kể từ khi Luật này được thông qua.

Năm 2025, Việt Nam phấn đấu tăng trưởng GDP lên đến 7,5%

Năm 2025, Việt Nam phấn đấu tăng trưởng GDP lên đến 7,5%

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 vừa được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 với tỷ lệ tán thành cao giao chỉ tiêu phát triển GDP khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%.

Quản lý nền tảng mạng xã hội việc đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế

Quản lý nền tảng mạng xã hội việc đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Với vấn đề công tác quản lý mạng xã hội hiện nay, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, giải pháp đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế.

Đọc nhiều