Việt Nam - Vatican không ngừng thúc đẩy sự tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau
Thứ hai, 23/09/2024 - 10:54
Nghe audio
0:00
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Thủ tướng Vatican cho rằng việc duy trì trao đổi đoàn cấp cao và cơ chế họp Nhóm công tác hỗn hợp đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau.
Nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh tương lai và Phiên thảo luận chung cấp cao Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc Khóa 79 tại New York, Hoa Kỳ, ngày 22/9 (giờ New York, Hoa Kỳ), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp Thủ tướng Tòa thánh Vatican, Hồng y Pietro Parolin.
Tại cuộc gặp, hai bên đánh giá cao những tiến triển tích cực trong quan hệ Việt Nam - Vatican, nổi bật là Đại diện thường trú của Tòa thánh tại Việt Nam và Văn phòng Đại diện thường trú tại Hà Nội đã đi vào hoạt động trong năm 2024.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cảm ơn Giáo hoàng Francis đã thăm hỏi, động viên nhân dân Việt Nam vượt qua hậu quả cơn bão số 3. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đánh giá cao và trân trọng những tình cảm tốt đẹp của Giáo hoàng và Ngài Thủ tướng, Hồng y dành cho Việt Nam; nhấn mạnh thời gian qua, Việt Nam đã tạo thuận lợi cho các chuyến thăm mục vụ của Đại diện thường trú hiện nay và Đặc phái viên không thường trú trước đây.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bày tỏ trân trọng những sứ điệp, huấn từ, thư của các Giáo hoàng tiền nhiệm và Giáo hoàng Francis gửi cộng đồng Công giáo Việt Nam, nhấn mạnh tinh thần “người công giáo tốt là người công dân tốt”, khuyến khích Giáo hội Công giáo Việt Nam “đóng góp vào đời sống quốc gia, vì lợi ích của toàn thể dân tộc trên tinh thần đối thoại và hợp tác”.
Thủ tướng Vatican, Hồng y Pietro Parolin nhắc lại ấn tượng tốt đẹp về Việt Nam trong chuyến thăm trước đây; khẳng định Giáo hội Công giáo Việt Nam luôn mong muốn đồng hành cùng sự phát triển của đất nước trên tinh thần chân thành, trách nhiệm và tin cậy.
Hai nhà lãnh đạo cho rằng việc duy trì trao đổi đoàn cấp cao và cơ chế họp Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam - Vatican đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy sự tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau.
Thủ tướng Vatican, Hồng y Petro Parolin khẳng định Đại diện thường trú của Tòa thánh tích cực hợp tác với Việt Nam và cho biết Giáo hoàng Francis mong sớm thăm Việt Nam, góp phần thúc đẩy mối liên kết giữa Tòa thánh và Giáo hội Công giáo Việt Nam, tăng cường hơn nữa quan hệ Việt Nam - Vatican.
(PLPT) - Ủy ban Tài chính - Ngân sách thống nhất với đề xuất bỏ nội dung hạch toán khoản hỗ trợ trong dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
(PLPT) - Luật Thủ đô 2024 vừa được Quốc hội thông qua sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 đã quy định một cách toàn diện các nội dung đột phá, hướng tới xây dựng đô thị xanh, bền vững.
(PLPT) - Về thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản trong dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu quan điểm, cơ quan soạn thảo và thẩm tra phải nghiên cứu kỹ lưỡng về nội dung này để tránh thủ tục xin phép nhiều lần, giảm thiểu tối đa cơ chế xin - cho.
(PLPT) - Tiếp tục xem xét về dự thảo Luật Dữ liệu, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, dự thảo quán triệt tốt quan điểm đổi mới tư duy, phương pháp, quy trình, thủ tục lập pháp và thống nhất đề nghị Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8.
(PLPT) - Nhằm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh hưởng bảo hiểm y tế.
(PLPT) - Quan điểm sửa đổi Luật Đầu tư công là tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện kể từ khi Luật này được thông qua.
(PLPT) - Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 vừa được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 với tỷ lệ tán thành cao giao chỉ tiêu phát triển GDP khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%.
(PLPT) - Với vấn đề công tác quản lý mạng xã hội hiện nay, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, giải pháp đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế.