(PLPT) - Khi gặp các vụ cướp giật trên đường phố, không ít người đã điều khiển xe vượt đèn đỏ, đi ngược chiều để truy đuổi kẻ cướp, đôi khi dẫn đến tai nạn. Nhiều người băn khoăn, liệu vượt đèn đỏ để đuổi bắt cướp có bị xử phạt không?
Khoản 4 Điều 11 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 (có hiệu lực thi hành từ 01/1/2025) có quy định tín hiệu đèn giao thông có 03 màu, bao gồm: màu xanh, màu vàng, màu đỏ; có hiển thị thời gian hoặc không hiển thị thời gian.
Theo đó, khi đèn tín hiệu đèn chuyển màu đỏ thì người điều khiển phương tiện không được phép đi đi.
Điều 23 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định như sau:
- Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.
- Trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.
Từ những quy định trên, có thể thấy, trường hợp người tham gia giao thông vì đuổi bắt cướp mà vượt đèn đỏ thì có thể được xem là hành vi vi phạm trong tình thế cấp thiết nên có thể sẽ được xem xét miễn xử phạt vi phạm hành chính.
Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý, trường hợp việc vượt đèn đỏ gây hậu quả đáng tiếc như đâm chết người, làm người khác bị thương hoặc gây thiệt hại lớn thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.
Quy định về mức xử phạt vượt đèn đỏ hiện nay là bao nhiêu?
Đối với lỗi vượt đèn đỏ, phụ thuộc vào phương tiện người lái xe điều khiển trong trường hợp này là xe máy hay ô tô mà sẽ có mức xử phạt khác nhau, cụ thể như sau:
Đối với xe máy
Điểm e khoản 4, Điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Điểm g Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP có quy định người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (bao gồm cả xe máy điện) có hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng thì có thể bị phạt tiền từ 800 đến 01 triệu đồng.
Bên cạnh đó, người vi phạm trong trường hợp này còn có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng cho đến 03 tháng.
Đối với ô tô
Điểm a Khoản 5, Điểm b, c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP có quy định người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô mà có hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng thì có thể bị phạt tiền từ 04 đến 06 triệu đồng.
Đồng thời, người vi phạm trong trường hợp này còn có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Trường hợp gây tai nạn giao thông thì có thể tước từ 02 đến 04 tháng.
Theo đó, hiện nay, đối với hành vi vượt đèn đỏ thì người điều khiển phương tiện có thể bị xử phạt theo quy định như đã nêu trên.
Vượt đèn đỏ gây tai nạn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Điều 260 Bộ Luật hình sự 2015 quy định về tội "Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ" như sau:
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30 đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm, cụ thể:
+ Làm chết người.
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 100 đến dưới 500 triệu đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm, cụ thể:
+ Không có giấy phép lái xe.
+ Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác.
+ Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn.
+ Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông.
+ Làm chết 02 người.
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%.
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 500 triệu đến dưới 1,5 tỷ đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm, cụ thể:
+ Làm chết 03 người trở lên.
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên.
+ Gây thiệt hại về tài sản 1,5 tỷ đồng trở lên.
Ngoài ra, trường hợp vi phạm quy định trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả như đã nêu trên nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10 đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Thêm vào đó, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, trường hợp người điều khiển phương tiện có hành vi vượt đèn đỏ và gây tai nạn giao thông mà gây ra các hậu quả theo quy định như trên, thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp nặng nhất có thể bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.
(PLPT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 147/2024/NĐ-CP quy định không mua, bán vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng giữa những người chơi trò chơi điện tử với nhau.
(PLPT) - Báo cáo quan trắc môi trường là gì? Chủ thể nào phải nộp báo cáo quan trắc môi trường? Quy trình thực hiện báo cáo quan trắc môi trường được thực hiện như thế nào?
(PLPT) - Hiện nay, ngoài lực lượng cảnh sát giao thông, công an xã, phường cũng tham gia vào việc xử lý các trường hợp vi phạm giao thông tại địa phương. Vậy, công an xã có quyền dừng xe, xử phạt vi phạm giao thông hay không? Công an xã được bắt xe trên những đoạn đường nào?
(PLPT) - Người dân tại các đô thị, nhất là các đô thị lớn hàng ngày đang phải đối mặt với vấn nạn ô nhiễm tiếng ồn từ hệ thống loa, đài của những hộ kinh doanh karaoke, hoặc những cửa hàng mở loa rất lớn để thu hút sự chú ý của người đi đường. Vậy hành vi gây ô nhiễm tiếng ồn có thể bị xử phạt như thế nào?
(PLPT) - Nhiều tổ chức, cá nhân đã lợi dụng các dịch vụ quảng cáo trên mạng xã hội để quảng cáo sai sự thật về sản phẩm, mặt hàng, thổi phồng công dụng để tăng doanh số. Hành vi quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội bị xử phạt như thế nào?
(PLPT) - Nhiều tổ chức, cá nhân đặt câu hỏi khi xin cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy cần những thủ tục gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc trên.
(PLPT) - Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, hành vi chậm nộp, không nộp tờ khai thuế sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 2-25 triệu đồng, tùy vào mức độ vi phạm.
(PLPT) - Điều 9, Nghị định số 123/2024/NĐ-CP quy định rõ mức xử phạt và biện pháp khắc phục đối với hành vi sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang loại đất khác mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.