Bé gái bị người tình của mẹ xâm hại: Vì sao người mẹ bị khởi tố tội ‘Hiếp dâm người dưới 16 tuổi’
PV
Thứ bảy, 14/12/2024 - 11:17
(PLPT) - Cơ quan điều tra khởi tố, bắt giam người đàn ông xâm hại tình dục bé gái 12 tuổi ở Bình Dương. Đáng chú ý, người mẹ của cháu bé cũng bị khởi tố về tội danh ‘Hiếp dâm người dưới 16 tuổi’.
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Dương vừa phê chuẩn
quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Lê Thị Hồng (SN 1984, quê Đắk Lắk) và
Nguyễn Thanh Hồng (SN 1987, quê Đồng Nai) để điều tra về tội “Hiếp dâm người dưới
16 tuổi”.
Theo thông tin ban đầu, khoảng 16h ngày 5/12, Công an
phường Tân Vĩnh Hiệp (TP Tân Uyên, Bình Dương) tiếp nhận tin báo của giáo viên
một trường trung học cơ sở trên địa bàn về việc cháu L.Q.A. (SN 2012, quê Đắk Lắk)
trình báo bị cha dượng là Nguyễn Thanh Hồng nhiều lần xâm hại tình dục.
Theo giáo viên này, thời điểm A. còn nhỏ, Nguyễn Thanh
Hồng đã sống chung cùng với Lê Thị Hồng (mẹ ruột của cháu A.). Sau đó, Thanh Hồng
bắt đầu xâm hại cháu A. từ năm 2019. Thời điểm bị xâm hại, bé A. đang học lớp
1.
Một tuần, Thanh Hồng sờ soạng vào bộ phận sinh dục, bụng...
của cháu A. từ 2 đến 3 lần. Đối tượng này thực hiện hành vi trên đến khoảng năm
2023 thì không thực hiện nữa.
Đến khoảng đầu năm 2024, Thị Hồng có nói chuyện riêng
với A., người mẹ kêu phải để cho Thanh Hồng ôm hôn và không được phản kháng thì
gia đình mới có tiền.
Đến khoảng tháng 3/2024, Thanh Hồng bắt đầu cho A. xem
phim đồi trụy. Tháng 6, lúc nửa đêm, Thanh Hồng bắt A. phải quan hệ với anh ta
nhưng bé không đồng ý thì bị người mẹ nhéo vào chân và bắt con gái thực hiện
hành vi.
Đến ngày 5/12, L.Q.A. đã kể chuyện của mình với bạn học,
người bạn này sau đó kể lại với cô giáo.
Vào cuộc điều tra, Công an Bình Dương đã bắt giữ Lê Thị
Hồng và Nguyễn Thanh Hồng. Quá trình làm việc với công an, cặp vợ chồng hờ khai
nhận việc cháu A. đã bị xâm hại tình dục.
Quan hệ tình dục với người chưa đủ 13 tuổi bị xử lý như thế nào?
Trước những thông tin ban đầu về vụ việc trên, TS.LS Đặng
Văn Cường - Ủy viên Ban chấp hành Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam - cho rằng,
hành vi xâm hại tình dục trong tình huống này không khác gì loài cầm thú. Người
tình của mẹ cháu bé thực hiện hành vi xâm hại tình dục liên tục, dài ngày, từ
khi cháu bé còn rất nhỏ tuổi như vậy là vi phạm nghiêm trọng đạo đức xã hội, vi
phạm pháp luật hình sự. Điều đáng chú ý là hành vi này còn có sự tiếp tay, góp
sức của người mẹ cháu bé.
TS.LS Đặng Văn Cường - Ủy viên Ban chấp hành Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam.
Pháp luật quy định, trẻ em là người dưới 16 tuổi, được
pháp luật bảo vệ tối đa quyền lợi và nghiêm ngặt bởi các quy định với chế tài
nghiêm khắc. Hành vi bạo hành, xâm hại trẻ em là hành vi bị cấm theo quy định của
pháp luật nên người thực hiện hành vi này sẽ bị xử lý nghiêm minh bởi chế tài của
pháp luật.
Những hành vi xâm hại tình dục như dâm ô với trẻ em,
cưỡng dâm, hiếp dâm trẻ em đều có thể bị xử lý hình sự với chế tài nghiêm khắc.
Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi dâm ô trẻ em, sử dụng cho em vào mục đích
khiêu dâm và những hành vi quan hệ tình dục với trẻ em. Người nào đã thành niên
mà thực hiện hành vi dâm ô trẻ em, quan hệ tình dục với người dưới 16 tuổi sẽ bị
truy cứu trách nhiệm hình sự.
Quy định của pháp luật về hành vi hiếp dâm trẻ em
Theo quy định của pháp luật, hành vi quan hệ tình dục
với người chưa đủ 13 tuổi trong mọi trường hợp, kể cả trường hợp nạn nhân tự
nguyện, cũng đều xử lý hình sự về tội “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
quy định về tội “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi” như sau:
Điều 142. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây,
thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình
trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực
hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
trái với ý muốn của họ;
b) Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục
khác với người dưới 13 tuổi.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Có tính chất loạn luân;
b) Làm nạn nhân có thai;
c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây
rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến
60%;
d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm
sóc, giáo dục, chữa bệnh;
đ) Phạm tội 02 lần trở lên;
e) Đối với 02 người trở lên;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Có tổ chức;
b) Nhiều người hiếp một người;
c) Đối với người dưới 10 tuổi;
d) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây
rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở
lên;
đ) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
e) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ,
cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, theo TS.LS Đặng Văn Cường, hành vi dùng vũ lực,
đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được
của nạn nhân là người dưới 16 tuổi để thực hiện hành vi quan hệ tình dục với họ
là hành vi hiếp dâm.
Ngoài ra, Bộ luật Hình sự cũng quy định hành vi giao cấu
hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi là hành vi
hiếp dâm không phụ thuộc vào việc nạn nhân có đồng ý hay không. Quy định này nhằm
bảo vệ trẻ em khỏi nạn xâm hại tình dục. Người chưa đủ 13 tuổi nhận thức về giới
tính rất hạn chế, chưa có khả năng tự vệ nên việc dụ dỗ, ép buộc để thực hiện
hành vi quan hệ tình dục rất dễ dàng. Chính vì vậy, Bộ luật Hình sự quy định
trong mọi tình huống, quan hệ tình dục với người chưa đủ 13 tuổi đều là hành vi
hiếp dâm, hành vi đều rất nguy hiểm cho xã hội mà hình phạt có thể bị áp dụng
thấp nhất là 07 năm tù, cao nhất có thể là tử hình.
“Trong vụ việc nêu trên, kết quả xác minh ban đầu của
cơ quan điều tra cho thấy đối tượng này không chỉ có hành vi quan hệ tình dục
trái ý muốn với trẻ em mà còn thực hiện hành vi quan hệ tình dục với cháu bé
này khi chưa đủ 13 tuổi. Bởi vậy, cả ý chí và độ tuổi đều là căn cứ để tố cáo
hành vi hiếp dâm trẻ em của đối tượng này.
Trường hợp có căn cứ cho thấy đối tượng này thực hiện
hành vi quan hệ tình dục với cháu bé khi chưa đủ 10 tuổi, đối tượng này sẽ bị xử
lý hình sự với hình phạt ở khung cao nhất là phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc
tử hình.
Trường hợp không có căn cứ chứng minh hành vi quan hệ
tình dục diễn ra khi cháu bé chưa đủ 10 tuổi nhưng có căn cứ cho thấy đối tượng
thực hiện hành vi phạm tội hai lần trở lên, hình phạt cũng là từ 12 năm đến 20
năm tù. Đây là chế tài rất nghiêm khắc, có thể áp dụng đối với đối tượng này” -
TS.LS Đặng Văn Cường phân tích.
Vì sao người mẹ bị khởi tố về hành vi hiếp dâm?
Liên quan đến việc mẹ đẻ cháu bé cũng bị khởi tố, bắt
giam về hành vi hiếp dâm, ông Cường cho hay, theo quy định của pháp luật, đồng
phạm là có từ 2 người trở lên cùng cố ý thực hiện một tội phạm. Bởi vậy, nếu cơ
quan điều tra có căn cứ cho thấy người mẹ cháu bé biết rõ đối tượng có mục đích
quan hệ tình dục với cháu bé chưa đủ 13 tuổi nhưng vẫn cố ý ép buộc cháu bé này
quan hệ tình dục với đối tượng thì đây là hành vi giúp sức. Người mẹ này cũng sẽ
bị xử lý hình sự về tội “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi” với vai trò đồng phạm
giúp sức.
“Cần lưu ý, pháp luật hình sự quy định đối tượng là chủ
thể của tội hiếp dâm không phân biệt nam hay nữ, kể cả trường hợp là giới tính
thứ ba. Bởi vậy, bất kỳ ai cũng có thể trở thành chủ thể của tội danh xâm hại
tình dục.
Trong tình huống này, người mẹ cháu bé bị xử lý hình sự
về tội hiếp dâm với vai trò đồng phạm giúp sức, đã có lời nói ép buộc cháu bé
thực hiện hành vi quan hệ tình dục với đối tượng là người tình của mình. Hành
vi của người mẹ này vô cùng nhẫn tâm và mất tính người, kể cả là do đói nghèo,
khó khăn đến đâu thì cũng không ai có thể thông cảm được đối với hành vi này.
Người xưa thường nói “hổ dữ không ăn thịt con”, những
người làm cha làm mẹ sẵn sàng hy sinh bản thân mình chứ không biến con mình
thành món hàng, thành vật để mua bán trao đổi... Bởi vậy, hành vi của người mẹ
trong tình huống này là rất đáng trách, đáng lên án và sẽ phải đối mặt với hình
phạt nghiêm khắc của pháp luật.
Với trẻ em, người có trách nhiệm bảo vệ đầu tiên là
cha mẹ. Nếu cha mẹ không thể bảo vệ được thì đó là điều đáng trách, trường hợp
này lại còn dâng con mình cho đối tượng mất nhân tính như vậy là điều không thể
chấp nhận được, không thể tưởng tượng được suy nghĩ và nhận thức của người này
như thế nào” - TS.LS Đặng Văn Cường, Ủy viên Ban chấp hành Hội bảo vệ quyền trẻ
em Việt Nam, đánh giá.
Bị khởi tố hành vi hiếp dâm, có bị xử lý về hành vi dâm ô?
Trong vụ việc trên, theo TS.LS Đặng Văn Cường, cơ quan
điều tra sẽ tiếp tục làm rõ nguyên nhân sự việc, làm rõ hành vi của các bị can,
đặc biệt là sẽ làm rõ tính chất nghiêm trọng của vụ án này để xử lý nghiêm minh
với các đối tượng đã thực hiện hành vi xâm hại tình dục với cháu bé đáng
thương.
Ngoài hành vi hiếp dâm đã được làm rõ để khởi tố, cơ
quan điều tra cũng sẽ làm rõ hành vi dâm ô với người dưới 16 tuổi. Ngoài những
lần thực hiện hành vi hiếp dâm, nếu có căn cứ cho thấy đối tượng còn có những
hành vi dâm ô với cháu bé này thì sẽ xử lý hình sự thêm tội danh này.
Nếu hành vi dâm ô được thực hiện đi liền với hành vi
hiếp dâm thì chỉ xử lý về một tội danh là tội hiếp dâm, nhưng nếu hành vi dâm ô
mà không gắn với hành vi hiếp dâm thì có thể xử lý thành một tội danh độc lập
là tội “Dâm ô với người dưới 16 tuổi” theo quy định tại Điều 146 Bộ luật Hình sự
với hình phạt có thể tới 12 năm tù.
“Vụ án này là tiếng chuông cảnh tỉnh đối với công tác
bảo vệ trẻ em. Vụ án cũng cho thấy trẻ em có nguy cơ bị bạo hành, bị xâm hại bất
kỳ khi nào, bất kỳ nơi đâu. Ai cũng có thể trở thành đối tượng thực hiện hành
vi xâm hại tình dục trẻ em, kể cả đó là người mẹ đẻ của cháu bé. Bởi vậy, việc
bảo vệ trẻ em không thể lơ là, không thể xem nhẹ. Bảo vệ trẻ em cần có sự chung
tay của các cấp chính quyền, của cơ quan đoàn thể và của mọi người trong cộng đồng
để trẻ em được sống trong một môi trường an toàn, lành mạnh, được phát triển đầy
đủ về thể chất tinh thần và cao hơn hết là được đảm bảo quyền được làm người” -
ông Cường cho hay.
(PLPT) - Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư” sẽ được tổ chức tại Quảng Ninh vào ngày 5/4/2025.
Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, cộng đồng quốc tế đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong giảm thiểu phổ biến vũ khí hạt nhân và quản lý nguy cơ xung đột hạt nhân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xu hướng này đang có dấu hiệu đảo ngược. Giới quan sát cho rằng, môi trường an ninh quốc tế ngày càng bất ổn với việc các nước lớn gia tăng cạnh tranh chiến lược và sự nổi lên của những thách thức an ninh toàn cầu khiến xu thế chính trị cường quyền và sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế gia tăng, nhất là việc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân. Vì vậy, việc các nước tăng cường nâng cao ý thức, phối hợp chặt chẽ để góp phần giải quyết tình trạng này có ý nghĩa hết sức quan trọng.
(PLPT) - Đồ chơi Baby Three đang đối mặt với làn sóng tẩy chay tại Việt Nam do nghi vấn in hình “đường lưỡi bò”. Trước phản ứng dữ dội từ dư luận, nhà sản xuất Baby Three đã hợp tác với cơ quan chức năng để làm rõ vụ việc. Vậy việc mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' có bị xử phạt?
(PLPT) - Trong vụ án 'rửa tiền' gần 2.000 tỷ đồng tại Lâm Đồng, các đối tượng sử dụng hàng chục tài khoản ngân hàng để luân chuyển tiền bất hợp pháp, hợp thức hóa qua nhiều lớp giao dịch trước khi chuyển ra nước ngoài. Vậy, trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền được quy định ra sao?
(PLPT) - Chiêu trò lừa đảo "cộng tác viên online" tiếp tục nở rộ, khiến nhiều người mất tiền oan vì những lời mời gọi hấp dẫn. Cơ quan công an khuyến cáo người dân cần cảnh giác, kiểm tra kỹ nguồn thông tin chính thống để tránh sập bẫy.
(PLPT) - Gần đây, nhiều thông tin sai sự thật về các vụ "bắt cóc trẻ em" lan truyền trên mạng xã hội, gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần tỉnh táo, cẩn trọng trước những tin đồn thất thiệt.
(PLPT) - Hàng loạt các cá nhân, đội nhóm bị xử phạt vì đăng tải thông tin 'báo chốt' cảnh sát giao thông lên mạng xã hội. Vậy chế tài xử lý hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội ra sao?