Pháp Luật và Phát Triển

Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Lợi dụng hình xăm để trốn nghĩa vụ quân sự: Xử lý như thế nào?

PV Thứ sáu, 13/12/2024 - 10:27
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Cử tri kiến nghị có biện pháp xử lý nghiêm việc lợi dụng hình xăm để trốn nghĩa vụ quân sự. Bộ Quốc phòng thông tin chi tiết về quy định liên quan đến hình xăm.

Quy định chi tiết về hình xăm, chữ xăm khi gọi công dân nhập ngũ

Bộ Quốc phòng nhận được kiến nghị của cử tri Thành phố Hồ Chí Minh với nội dung, hiện nay, một số thanh niên lợi dụng hình xăm để trốn nghĩa vụ quân sự; đề nghị Bộ Quốc phòng và các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp tuyên truyền nâng cao nhận thức của thanh niên song song với các biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với những cá nhân lợi dụng hình xăm để trốn tránh thi hành nghĩa vụ quân sự.

Xuất hiện tình trạng một số thanh niên lợi dụng hình xăm để trốn nghĩa vụ quân sự. (Ảnh minh họa)

Theo Bộ Quốc phòng, quy định về hình xăm, chữ xăm khi xét duyệt tiêu chuẩn tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ vào phục vụ trong quân đội được quy định tại Thông tư liên tịch số 50/2016/TTLT-BQP-BCA ngày 15/4/2016 của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quy định tiêu chuẩn chính trị tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam (Thông tư liên tịch số 50/2016/TTLT-BQP-BCA của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an).

Cụ thể, khoản 9 Điều 5 quy định không tuyển chọn vào phục vụ trong quân đội những trường hợp sau: “Trên cơ thể có hình xăm, chữ xăm có nội dung chống đối chế độ, chia rẽ dân tộc, mang tính kinh dị, kỳ quái, kích động tình dục, bạo lực. Hình xăm, chữ xăm gây phản cảm ở vị trí lộ diện, như: mặt, đầu, cổ; từ 1/2 cánh tay trên trở xuống, từ 1/3 dưới đùi trở xuống. Hình xăm, chữ xăm chiếm diện tích từ 1/2 lưng, ngực, bụng trở lên”.

Như vậy, theo Bộ Quốc phòng, quy định về hình xăm, chữ xăm trên cơ thể là một trong những nội dung thuộc tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức trong tuyển chọn công dân nhập ngũ. Vì vậy, quá trình tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, không để những công dân có hình xăm, chữ xăm với nội dung nêu trên nhập ngũ vào quân đội, gây phản cảm, ảnh hưởng đến hình ảnh, lễ tiết tác phong của người quân nhân cách mạng, xây dựng môi trường văn hóa trong quân đội.

Những công dân trên cơ thể có hình xăm, chữ xăm không thuộc các quy định trên hoặc có thể tẩy xóa thì vẫn được xem xét, gọi nhập ngũ.

Lợi dụng hình xăm để trốn nghĩa vụ quân sự

Thực tế hiện nay, một số công dân đã lợi dụng quy định trên để cố tình xăm hình, xăm chữ lên cơ thể trước thời điểm khám tuyển hoặc sau khi sơ tuyển biết đủ tiêu chuẩn gọi nhập ngũ nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự, gây dư luận bất bình trong nhân dân.

Để kịp thời góp phần ngăn chặn các hành vi lợi dụng hình xăm để trốn nghĩa vụ quân sự, Bộ Quốc phòng đã ban hành Công văn số 4142/BQP-TM ngày 05/11/2020 về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2021. Cùng với đó, hàng năm, Bộ Quốc phòng chỉ đạo Cục Bảo vệ an ninh Quân đội hướng dẫn chi tiết cụ thể về hình xăm, chữ xăm khi tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, góp phần hạn chế hành vi công dân lợi dụng hình xăm, chữ xăm trên cơ thể để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Bộ Quốc phòng đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố; Hội đồng nhân dân các cấp tại địa phương phát huy vai trò giám sát về nội dung thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự, góp phần bảo đảm công bằng xã hội, để pháp luật về Nghĩa vụ quân sự được thực thi nghiêm túc và hiệu quả tại địa phương.

Tiếp thu ý kiến của cử tri, Bộ Quốc phòng tiếp tục nghiên cứu, đánh giá đầy đủ, tổng thể; phối hợp các bộ liên quan sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 50/2016/TTLT-BQP-BCA của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an vào thời điểm phù hợp khi có đầy đủ cơ sở chính trị, pháp lý, thực tiễn, bảo đảm khoa học, khả thi để pháp luật nghĩa vụ quân sự được thực hiện hiệu quả, thiết thực và nghiêm minh.

Cùng chuyên mục

Triệt phá đường dây livestream lừa bán thuốc Đông y giả, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng

Triệt phá đường dây livestream lừa bán thuốc Đông y giả, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  11 giờ trước

(PLPT) - Các đối tượng mua thuốc viên hoàn không rõ nguồn gốc, cùng với hộp, nhãn mác in sẵn, tự đóng gói thành các sản phẩm như "Cao viên khớp Bách Thảo", "Cao bôi An trĩ vương",... sau đó tổ chức livestream bán hàng trên mạng xã hội để lừa đảo, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng của hàng nghìn nạn nhân trên toàn quốc.

Tiếp tục hoàn thiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp…

Tiếp tục hoàn thiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp…

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  17 giờ trước

TS. Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội bày tỏ nhất trí cao với Tờ trình số 503 của Chính phủ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, sửa đổi bổ sung Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp (Luật số 69/2014/QH13) với các cơ sở chính trị, pháp lý và cơ sở thực tiễn đầy đủ, chặt chẽ, rõ ràng.

Xây dựng chế định luật sư công: Cần thiết để đi “đường dài” trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Xây dựng chế định luật sư công: Cần thiết để đi “đường dài” trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  17 giờ trước

Những rủi ro, tranh chấp quốc tế ngày càng nhiều khi Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế toàn cầu và đã có một số nhà đầu tư nước ngoài khởi kiện Chính phủ, cơ quan nhà nước Việt Nam. Việc Bộ Tư pháp được giao thực hiện nhiệm vụ “đại diện pháp lý” cho Chính phủ trong các vụ kiện này là kịp thời nhưng để đi được đường dài, chúng ta cần tính đến việc xây dựng và hoàn thiện thiết chế luật sư công, nhất là trong lĩnh vực đầu tư, thương mại quốc tế.

Bé gái bị người tình của mẹ xâm hại: Vì sao người mẹ bị khởi tố tội ‘Hiếp dâm người dưới 16 tuổi’

Bé gái bị người tình của mẹ xâm hại: Vì sao người mẹ bị khởi tố tội ‘Hiếp dâm người dưới 16 tuổi’

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 ngày trước

(PLPT) - Cơ quan điều tra khởi tố, bắt giam người đàn ông xâm hại tình dục bé gái 12 tuổi ở Bình Dương. Đáng chú ý, người mẹ của cháu bé cũng bị khởi tố về tội danh ‘Hiếp dâm người dưới 16 tuổi’.

Nhà báo 'dỏm' lừa chạy án rồi chiếm đoạt 550 triệu đồng

Nhà báo 'dỏm' lừa chạy án rồi chiếm đoạt 550 triệu đồng

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 ngày trước

(PLPT) - Đối tượng Trương Quang Hưng tự xưng là nhà báo, có quan hệ rộng, có thể “chạy án”, lừa đảo chiếm đoạt 550 triệu đồng của bị hại.

Triệt phá đường dây mua bán người dưới 16 tuổi qua Lào để bóc lột tình dục

Triệt phá đường dây mua bán người dưới 16 tuổi qua Lào để bóc lột tình dục

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  4 ngày trước

(PLPT) - Cặp vợ chồng tuyển mộ nhiều thiếu nữ chưa đủ 16 tuổi, dụ dỗ sang Lào bàn giao cho một người phụ nữ khác để tổ chức bán dâm cho người Trung Quốc. Hành vi mua bán người để bóc lột tình dục có phải là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm hay không?

Thời điểm phát sinh căn cứ bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự

Thời điểm phát sinh căn cứ bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  4 ngày trước

Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được bắt đầu lại khi phát sinh một trong ba căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 157 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015. Tuy nhiên, pháp luật dân sự không quy định thời điểm phát sinh các căn cứ này. Qua phân tích quy định pháp luật và thực tiễn xét xử, tác giả cho rằng khi áp dụng căn cứ bắt đầu lại thời hiệu cần không phân biệt thời điểm phát sinh: (i) còn hay hết thời hiệu khởi kiện và (ii) trước hay trong quá trình tố tụng dân sự.

Xử phạt chủ Facebook đăng tin sai về sáp nhập tỉnh thành để 'câu view'

Xử phạt chủ Facebook đăng tin sai về sáp nhập tỉnh thành để 'câu view'

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  4 ngày trước

(PLPT) - Đăng tải thông tin sai sự thật về việc sáp nhập tỉnh, thành, 2 người đàn ông ở Nghệ An bị xử phạt 5 triệu đồng/người. Mức xử phạt hành vi đăng tải thông tin sai sự thật lên mạng xã hội ra sao?

Đọc nhiều

Pháp Luật và Phát Triển