Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Chân dung Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra mới được bổ nhiệm

Nam Hoa Thứ tư, 31/07/2024 - 11:44

(PLPT) - Sáng 30/7, Bộ Công an tổ chức Hội nghị giao ban đánh giá tình hình, kết quả công tác tháng 7, triển khai các nhiệm vụ trọng tâm công tác bảo đảm an ninh, trật tự tháng 8.

Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì hội nghị.

Tại hội nghị, Ban tổ chức đã công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc bổ nhiệm chức danh Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đối với đồng chí Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an.

Trung tướng Phạm Thế Tùng, 52 tuổi, quê Hưng Yên. Ông là thạc sĩ nghiệp vụ cảnh sát, trình độ lý luận chính trị cao cấp. Năm 2012 ông là trưởng Công an huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Năm 2014 ông là phó giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên. Tháng 10-2019 ông giữ chức giám đốc Công an tỉnh Bắc Ninh. Đến năm 2021, ông được điều động làm giám đốc Công an tỉnh Nghệ An.

Tháng 12-2023, ông Phạm Thế Tùng đã được điều động giữ chức cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Bộ Công an. Tháng 7-2024, Trung tướng Phạm Thế Tùng được bổ nhiệm chức vụ thứ trưởng Bộ Công an.

Theo đó, lễ bàn giao, phân công công tác giữa Thượng tướng Lương Tam Quang, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an và Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an cũng được tiến hành.

Về tình hình, kết quả công tác tháng 7, Thiếu tướng Đặng Hồng Đức, Chánh Văn phòng Bộ Công an, cho biết lực lượng công an đã triển khai nghiêm túc, hiệu quả chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Quốc hội; bảo đảm an ninh chính trị, giữ vững trật tự, an toàn xã hội, không để xảy ra bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.

Trong đó, lực lượng công an đã bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hoạt động của các đoàn khách quốc tế, các sự kiện trọng đại của quốc gia...

Trong tháng, Bộ Công an đã chỉ đạo mở cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm mua bán người năm 2024; tiếp tục thực hiện quyết liệt Chiến dịch tuyên truyền, đấu tranh phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao…

Qua đó, đã điều tra, khám phá 3.577 vụ phạm tội về trật tự xã hội; bắt, xử lý 7.116 đối tượng; triệt phá 3 băng, nhóm tội phạm; bắt, xử lý 596 vụ, 2.429 đối tượng cờ bạc.

Trong công tác quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội, Bộ Công an đã trình Quốc hội thông qua Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ và Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

Kết quả thực hiện Đề án 06/CP, cung cấp dịch vụ công trực tuyến đạt nhiều kết quả tích cực, tỉ lệ tiếp nhận hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công Bộ Công an đạt 97,81% trên tổng số hồ sơ.

Phát biểu kết luận hội nghị, Bộ trưởng Lương Tam Quang khẳng định tháng 7-2024, trong bối cảnh tình hình tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, toàn lực lượng Công an nhân dân đã đoàn kết thống nhất, nỗ lực cố gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao...

Chỉ đạo một số nhiệm vụ công tác trọng tâm tháng 8-2024, Bộ trưởng Lương Tam Quang yêu cầu công an các đơn vị, địa phương đánh giá tổng thể công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Bên cạnh đó, công an các đơn vị cần xác định nhiệm vụ cụ thể từng tháng, từng đơn vị, địa phương, bảo đảm cuối năm đạt các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra.

Ngoài ra, lực lượng công an cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng chống tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, nhất là tội phạm ma túy, tội phạm sử dụng công nghệ cao…

Cùng chuyên mục

Chuẩn bị diễn ra Hội thảo Quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư”

Chuẩn bị diễn ra Hội thảo Quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư”

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  14 giờ trước

(PLPT) - Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư” sẽ được tổ chức tại Quảng Ninh vào ngày 5/4/2025.

3 nhóm vấn đề trong Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi)

3 nhóm vấn đề trong Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi)

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

Tại dự thảo Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi) đang lấy ý kiến nhân dân, Bộ Nội vụ đề xuất tập trung sửa đổi, bổ sung 3 nhóm vấn đề.

Vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân: Thực trạng và một số khuyến nghị

Vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân: Thực trạng và một số khuyến nghị

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, cộng đồng quốc tế đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong giảm thiểu phổ biến vũ khí hạt nhân và quản lý nguy cơ xung đột hạt nhân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xu hướng này đang có dấu hiệu đảo ngược. Giới quan sát cho rằng, môi trường an ninh quốc tế ngày càng bất ổn với việc các nước lớn gia tăng cạnh tranh chiến lược và sự nổi lên của những thách thức an ninh toàn cầu khiến xu thế chính trị cường quyền và sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế gia tăng, nhất là việc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân. Vì vậy, việc các nước tăng cường nâng cao ý thức, phối hợp chặt chẽ để góp phần giải quyết tình trạng này có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Vụ Baby Three bị nghi in hình 'đường lưỡi bò': Mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' bị xử phạt như thế nào?

Vụ Baby Three bị nghi in hình 'đường lưỡi bò': Mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' bị xử phạt như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Đồ chơi Baby Three đang đối mặt với làn sóng tẩy chay tại Việt Nam do nghi vấn in hình “đường lưỡi bò”. Trước phản ứng dữ dội từ dư luận, nhà sản xuất Baby Three đã hợp tác với cơ quan chức năng để làm rõ vụ việc. Vậy việc mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' có bị xử phạt?

Từ vụ 'rửa tiền' 2.000 tỷ đồng ở Lâm Đồng: Trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền ra sao?

Từ vụ 'rửa tiền' 2.000 tỷ đồng ở Lâm Đồng: Trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền ra sao?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Trong vụ án 'rửa tiền' gần 2.000 tỷ đồng tại Lâm Đồng, các đối tượng sử dụng hàng chục tài khoản ngân hàng để luân chuyển tiền bất hợp pháp, hợp thức hóa qua nhiều lớp giao dịch trước khi chuyển ra nước ngoài. Vậy, trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền được quy định ra sao?

Chiêu lừa 'cộng tác viên online' tiếp tục khiến nhiều người mắc bẫy

Chiêu lừa 'cộng tác viên online' tiếp tục khiến nhiều người mắc bẫy

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Chiêu trò lừa đảo "cộng tác viên online" tiếp tục nở rộ, khiến nhiều người mất tiền oan vì những lời mời gọi hấp dẫn. Cơ quan công an khuyến cáo người dân cần cảnh giác, kiểm tra kỹ nguồn thông tin chính thống để tránh sập bẫy.

Chế tài xử lý đối với tội bắt cóc trẻ em

Chế tài xử lý đối với tội bắt cóc trẻ em

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Gần đây, nhiều thông tin sai sự thật về các vụ "bắt cóc trẻ em" lan truyền trên mạng xã hội, gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần tỉnh táo, cẩn trọng trước những tin đồn thất thiệt.

Hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội bị xử lý thế nào?

Hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội bị xử lý thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Hàng loạt các cá nhân, đội nhóm bị xử phạt vì đăng tải thông tin 'báo chốt' cảnh sát giao thông lên mạng xã hội. Vậy chế tài xử lý hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội ra sao?