Tầm nhìn - Chính sách

Cho thôi làm nhiệm vụ Đại biểu Quốc hội đối với ông Trần Đình Văn

Phương Thúy Thứ sáu, 27/09/2024 - 11:18
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV với ông Trần Đình Văn, thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng.

Chiều ngày 26/9, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp để xem xét, quyết định về việc cho thôi làm nhiệm vụ Đại biểu Quốc hội khóa XV với ông Trần Đình Văn, thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng.

Ông Trần Đình Văn thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.

Căn cứ Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội và các quy định pháp luật có liên quan; căn cứ ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền; căn cứ tờ trình của Ban Công tác đại biểu; xét Đơn xin thôi làm nhiệm vụ Đại biểu Quốc hội ngày 16/9/2024 của ông Trần Đình Văn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, bỏ phiếu kín thông qua và ban hành Nghị quyết số 1184.

Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV với ông Trần Đình Văn thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng, đơn vị bầu cử số 03 gồm: TP Bảo Lộc và các huyện: Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên.

Ông Trần Đình Văn, sinh năm 1966, quê tỉnh Thừa Thiên Huế, trú tại TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng; có trình độ thạc sĩ Luật, Cử nhân Chính trị; từng giữ các chức vụ: Phó Chủ tịch UBND TP Đà Lạt, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Lâm Đồng.

Ông được bầu giữ chức Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng từ năm 2020.

Tại kỳ họp thứ 45 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương diễn ra hồi đầu tháng 8, ông Trần Đình Văn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng là những người được xác định có trách nhiệm liên quan đến vi phạm của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Lâm Đồng.

Kỷ luật Ban cán sự đảng Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng

Trước đó, tại kỳ họp thứ 45, Ủy ban Kiểm tra Trung ương xác định Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban cán sự đảng UBND tỉnh Lâm Đồng đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, để UBND tỉnh và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trong quản lý, sử dụng đất một số dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Việc này cũng khiến nhiều tổ chức đảng, đảng viên bị xử lý kỷ luật, nhiều cán bộ, đảng viên bị xử lý hình sự do có vi phạm, khuyết điểm trong vụ án “đưa hối lộ, nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Dự án Khu đô thị Đại Ninh tỉnh Lâm Đồng và các địa phương, đơn vị có liên quan.

Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả nghiêm trọng, khó khắc phục, nguy cơ thất thoát rất lớn tiền, tài sản của Nhà nước, gây dư luận xấu, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.

Nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng có trách nhiệm cá nhân liên quan đến những vi phạm, khuyết điểm này, theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Trong số đó, có ông Trần Đình Văn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng.

Ông Trần Đình Văn cùng nhiều cán bộ liên quan khi đó đã bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo.

Miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng đối với ông Lê Minh Khái

Miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Lê Minh Khái.

Liên quan đến những vi phạm trên còn có trách nhiệm của Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng nhiệm kỳ 2021-2026; Ban cán sự đảng Thanh tra Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021; Ban Thường vụ Đảng ủy Văn phòng Chính phủ nhiệm kỳ 2020-2025; đồng chí Lê Minh Khái, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ và một số tổ chức đảng, đảng viên khác.

Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm; căn cứ quy định của Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật: Cảnh cáo đối với Ban cán sự đảng UBND tỉnh các nhiệm kỳ 2011-2016, 2016-2021, 2021-2026; Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng nhiệm kỳ 2021-2026; Ban Thường vụ Thành ủy Đà Lạt nhiệm kỳ 2020-2025 và các đồng chí: Huỳnh Đức Hòa, Trần Đình Văn, Đoàn Văn Việt, Đặng Trí Dũng, Nguyễn Văn Yên, Phạm S, Huỳnh Ngọc Hải, Bùi Sơn Điền, Lê Quang Trung.

Khiển trách Ban Thường vụ Đảng ủy Văn phòng Chính phủ nhiệm kỳ 2020-2025 và các đồng chí: Võ Ngọc Hiệp, Nguyễn Ngọc Phúc, Nguyễn Văn Sơn, Trần Phương.

Ủy ban Kiểm tra trung ướng Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Lâm Đồng các nhiệm kỳ 2015-2020, 2020-2025; Ban cán sự đảng Thanh tra Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 và đồng chí Lê Minh Khái.

Đến ngày 13/8, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức Đảng, Đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.

Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy, Phó thủ tướng Lê Minh Khái (nguyên Bí thư Ban cán sự Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ), đã vi phạm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

Phó thủ tướng Lê Minh Khái cũng được xác định đã vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; gây hậu quả nghiêm trọng, dư luận xấu, làm giảm uy tín của tổ chức Đảng và ngành thanh tra.

Bộ Chính trị vì thế quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo ông Lê Minh Khái.

Tại kỳ họp bất thường lần thứ 8 diễn ra ngày 26/8, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Lê Minh Khái.

Cùng chuyên mục

Sửa quy định về thuế để hỗ trợ doanh nghiệp khoáng sản

Sửa quy định về thuế để hỗ trợ doanh nghiệp khoáng sản

Tầm nhìn - Chính sách -  3 ngày trước

(PLPT) - Ủy ban Tài chính - Ngân sách thống nhất với đề xuất bỏ nội dung hạch toán khoản hỗ trợ trong dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Luật Thủ đô 2024 hướng đến xây dựng đô thị xanh và bền vững

Luật Thủ đô 2024 hướng đến xây dựng đô thị xanh và bền vững

Tầm nhìn - Chính sách -  4 ngày trước

(PLPT) - Luật Thủ đô 2024 vừa được Quốc hội thông qua sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 đã quy định một cách toàn diện các nội dung đột phá, hướng tới xây dựng đô thị xanh, bền vững.

Luật Địa chất và khoáng sản cần giảm thiểu cơ chế ‘xin - cho’

Luật Địa chất và khoáng sản cần giảm thiểu cơ chế ‘xin - cho’

Tầm nhìn - Chính sách -  5 ngày trước

(PLPT) - Về thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản trong dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu quan điểm, cơ quan soạn thảo và thẩm tra phải nghiên cứu kỹ lưỡng về nội dung này để tránh thủ tục xin phép nhiều lần, giảm thiểu tối đa cơ chế xin - cho.

Dự thảo Luật Dữ liệu đủ điều kiện để trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8

Dự thảo Luật Dữ liệu đủ điều kiện để trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8

Tầm nhìn - Chính sách -  6 ngày trước

(PLPT) - Tiếp tục xem xét về dự thảo Luật Dữ liệu, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, dự thảo quán triệt tốt quan điểm đổi mới tư duy, phương pháp, quy trình, thủ tục lập pháp và thống nhất đề nghị Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8.

Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh

Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh

Tầm nhìn - Chính sách -  6 ngày trước

(PLPT) - Nhằm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh hưởng bảo hiểm y tế.

Luật Đầu tư công sửa đổi nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

Luật Đầu tư công sửa đổi nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Quan điểm sửa đổi Luật Đầu tư công là tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện kể từ khi Luật này được thông qua.

Năm 2025, Việt Nam phấn đấu tăng trưởng GDP lên đến 7,5%

Năm 2025, Việt Nam phấn đấu tăng trưởng GDP lên đến 7,5%

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 vừa được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 với tỷ lệ tán thành cao giao chỉ tiêu phát triển GDP khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%.

Quản lý nền tảng mạng xã hội việc đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế

Quản lý nền tảng mạng xã hội việc đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Với vấn đề công tác quản lý mạng xã hội hiện nay, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, giải pháp đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế.

Đọc nhiều