Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Mua bán động vật hoang dã trên không gian mạng: Xử lý như thế nào?

Yến Nhi Thứ năm, 26/09/2024 - 14:35
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương yêu cầu kiểm tra, rà soát và gỡ bỏ các thông tin rao bán động vật hoang dã và các thiết bị săn bắt động vật hoang dã trên các nền tảng mạng xã hội. Pháp luật quy định như thế nào về mua bán động vật hoang dã trên không gian mạng hiện nay?

Gia tăng nguy cơ tuyệt chủng nhiều loại động vật hoang dã

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (TMĐT&KTS - Bộ Công Thương) vừa yêu cầu các nền tảng mạng xã hội, các nền tảng bán hàng, sàn thương mại điện tử rà soát, gỡ bỏ thông tin rao bán động vật hoang dã và các thiết bị săn bắt động vật hoang dã.

Theo cơ quan này, gần đây, một số đối tượng lợi dụng việc trao đổi thông tin trên mạng một cách dễ dàng đã lập nhóm, xây dựng mạng cộng đồng, sử dụng các nền tảng mạng xã hội, các nền tảng số để thực hiện hành vi quảng cáo, rao bán, tìm kiếm đối tác mua bán, trao đổi các sản phẩm của động vật hoang dã như: sừng tê giác, ngà voi, cao hổ cốt, mật gấu, vẩy tê tê…

Một số nền tảng thương mại điện tử rao bán công khai các thiết bị bẫy, lưới và các thiết bị dẫn dụ để bắt, tận diệt các loài động vật, đặc biệt là chim di cư.

Các hành vi này làm gia tăng nguy cơ tuyệt chủng nhiều loại động vật hoang dã trong môi trường tự nhiên, ảnh hưởng tiêu cực đến cân bằng sinh thái, phát sinh rủi ro lây truyền dịch bệnh sang người, gia súc, gia cầm.

Do đó, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đề nghị các thương nhân sở hữu các website/ứng dụng thương mại điện tử, mạng xã hội thực hiện các chính sách bán hàng trong đó nghiêm cấm hoặc không hỗ trợ bán các sản phẩm từ động vật hoang dã, các loại thiết bị, công cụ săn bắt, tận diệt động vật hoang dã, chim di cư;

Kiểm tra, rà soát và gỡ bỏ các sản phẩm vi phạm trên website và ứng dụng thương mại điện tử. Đồng thời, triển khai các biện pháp kỹ thuật, nhân sự kiểm duyệt… nhằm ngăn chặn, loại bỏ và xử lý các sản phẩm vi phạm như đã phản ánh trên website và ứng dụng theo quy định.

Mua bán động vật hoang dã trên mạng bị xử lý thế nào?

Đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo, kinh doanh mua, bán động vật hoang dã và các sản phẩm của động vật hoang dã trên môi trường mạng thì căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm và từng trường hợp cụ thể sẽ có thể bị xử lý vi phạm khác nhau.

Cụ thể, hành vi quảng cáo để kinh doanh thực vật rừng, động vật rừng và sản phẩm của chúng trái quy định của pháp luật, bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điểm đ Khoản 4 Điều 16 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Theo đó, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm quảng cáo để kinh doanh thực vật rừng, động vật rừng và sản phẩm của chúng trái quy định của pháp luật

Hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái quy định của pháp luật nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP.

Hành vi tàng trữ, mua bán, chế biến lâm sản trái pháp luật nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP.

Hành vi vi phạm quy định về quản lý hồ sơ lâm sản trong vận chuyển, mua bán, cất giữ, chế biến lâm sản (trong đó bao gồm đối với động vật rừng), bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP.

"Điều 24. Vi phạm quy định về quản lý hồ sơ lâm sản trong vận chuyển, mua bán, cất giữ, chế biến lâm sản

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Chủ lâm sản vận chuyển, mua bán, cất giữ, chế biến thực vật rừng ngoài gỗ; động vật rừng hoặc bộ phận, sản phẩm của chúng có nguồn gốc hợp pháp nhưng không chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về hồ sơ lâm sản hợp pháp;

b) Chủ lâm sản vận chuyển, mua bán, cất giữ, chế biến gỗ rừng trồng, gỗ vườn nhà, cây trồng phân tán có nguồn gốc hợp pháp nhưng không chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về hồ sơ lâm sản hợp pháp;

c) Người điều khiển phương tiện, chủ lâm sản không xuất trình hồ sơ lâm sản trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm kiểm tra cho người có thẩm quyền khi kiểm tra phương tiện vận chuyển lâm sản.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Chủ cơ sở chế biến, mua bán lâm sản, nuôi động vật không ghi chép vào sổ nhập, xuất lâm sản;

b) Chủ cơ sở nuôi, trồng động vật rừng, thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm hoặc các loài thuộc Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp không thực hiện ghi chép sổ theo dõi nuôi, trồng theo quy định của pháp luật;

c) Chủ cơ sở nuôi động vật rừng thông thường không thực hiện ghi chép sổ theo dõi hoặc không thông báo đúng thời hạn theo quy định của pháp luật cho cơ quan có thẩm quyền khi đưa động vật rừng thông thường về cơ sở nuôi.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Chủ lâm sản vận chuyển, mua bán, cất giữ, chế biến lâm sản có nguồn gốc nhập khẩu, nguồn gốc sau xử lý tịch thu hợp pháp nhưng không chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về hồ sơ lâm sản hợp pháp;

b) Chủ cơ sở nuôi, trồng vì mục đích thương mại loài thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm hoặc các loài thuộc Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp có nguồn gốc hợp pháp nhưng không đăng ký mã số cơ sở nuôi, trồng theo quy định của pháp luật.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chủ lâm sản vận chuyển, mua bán, cất giữ, chế biến lâm sản có nguồn gốc từ rừng tự nhiên hợp pháp nhưng không chấp hành đầy đủ các quy định pháp luật về hồ sơ lâm sản hợp pháp.

Trường hợp vi phạm vượt mức xử lý hành chính nêu trên thì bị xem xét xử lý hình sự theo quy định tại Điều 234 hoặc Điều 244 Bộ luật Hình sự đã được sửa đổi, bổ sung.

Khoản 1 Điều 244 Bộ luật Hình sự quy định về tội "Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm", cụ thể:

1. Người nào vi phạm quy định về bảo vệ động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;

b) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật quy định tại điểm a khoản này;

c) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép ngà voi có khối lượng từ 02 kilôgam đến dưới 20 kilôgam; sừng tê giác có khối lượng từ 50 gam đến dưới 01 kilôgam;

d) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp mà không thuộc loài quy định tại điểm a khoản này với số lượng từ 03 cá thể đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp khác;

đ) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 03 cá thể đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp khác quy định tại điểm d khoản này;

e) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoặc tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật có số lượng dưới mức quy định tại các điểm c, d và đ khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm."

Ngoài ra, có thể bị xem xét xử lý vi phạm theo quy định pháp luật khác có liên quan như: Về giao dịch điện tử, công nghệ thông tin, vệ sinh an toàn thực phẩm,...

Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.

Cùng chuyên mục

Có được phép chuyển nhượng biển số xe trúng đấu giá?

Có được phép chuyển nhượng biển số xe trúng đấu giá?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  15 phút trước

(PLPT) - Sau khi trúng đấu giá, một số cá nhân đã nhanh chóng đăng tin chuyển nhượng biển số xe trên với mức giá chênh lệch. Hành vi này có thể tạo ra kẽ hở trong quy trình đấu giá, dẫn đến việc thao túng và trục lợi từ các biển số đẹp. Vậy, có được phép chuyển nhượng biển số xe trúng đấu giá?

'Báo chốt' giao thông trên mạng: Đừng vi phạm pháp luật vì thiếu hiểu biết

'Báo chốt' giao thông trên mạng: Đừng vi phạm pháp luật vì thiếu hiểu biết

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  18 phút trước

(PLPT) - Thanh niên ở Sơn Tây (Hà Nội) lên mạng thông báo và chia sẻ thông tin liên quan đến vị trí, địa điểm tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông của lực lượng Cảnh sát giao thông.

Công ty có được ép buộc nhân viên tăng ca, làm thêm giờ?

Công ty có được ép buộc nhân viên tăng ca, làm thêm giờ?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  24 phút trước

(PLPT) - Nhiều doanh nghiệp yêu cầu người lao động làm thêm giờ để đảm bảo tiến độ công việc và hoạt động kinh doanh. Người lao động băn khoăn, liệu công ty có được ép buộc nhân viên tăng ca, làm thêm giờ?

Hà Nội: Xử lý nhiều học sinh, phụ huynh vi phạm giao thông trong ngày đầu cao điểm

Hà Nội: Xử lý nhiều học sinh, phụ huynh vi phạm giao thông trong ngày đầu cao điểm

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  18 giờ trước

(PLPT) - Trong ngày đầu thực hiện đợt cao điểm, lực lượng CSGT Hà Nội đã xử lý các hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông đối với nhiều trường hợp học sinh THCS, THPT, phụ huynh học sinh...

Đề xuất bãi bỏ 13 thông tư trong lĩnh vực đất đai

Đề xuất bãi bỏ 13 thông tư trong lĩnh vực đất đai

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  18 giờ trước

(PLPT) - Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất bãi bỏ 13 Thông tư trong lĩnh vực đất đai nhằm đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trong thi hành Luật Đất đai 2024.

Từ 1/1/2025, tài xế lái xe quá 48 tiếng/tuần sẽ bị phạt tiền, tước bằng lái

Từ 1/1/2025, tài xế lái xe quá 48 tiếng/tuần sẽ bị phạt tiền, tước bằng lái

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  20 giờ trước

(PLPT) - Từ 1/1/2025, thời gian làm việc của người lái xe phải bảo đảm theo quy định của Bộ luật Lao động. Theo đó, tài xế lái xe kinh doanh vận tải không được lái xe quá 10 giờ/ngày và không quá 48 giờ/tuần.

Cảnh giác trang mạng giả mạo khách sạn để lừa đảo tiền đặt phòng

Cảnh giác trang mạng giả mạo khách sạn để lừa đảo tiền đặt phòng

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông vừa phát đi cảnh báo về việc xuất hiện các hình thức lừa đảo đặt phòng khách sạn du lịch.

Tăng cường xử phạt các doanh nghiệp phát tán tin nhắn, cuộc gọi rác

Tăng cường xử phạt các doanh nghiệp phát tán tin nhắn, cuộc gọi rác

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông vừa xử phạt 2 doanh nghiệp vì phát tán tin nhắn rác.