Đề cao tính nhân văn, hướng thiện trong xử lý người chưa thành niên phạm tội
Phương Thúy
Thứ tư, 23/10/2024 - 17:45
Nghe audio
0:00
(PLPT) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo rà soát kỹ lưỡng nội dung quy định của từng loại hình phạt để vừa bảo đảm tính răn đe, phòng ngừa tội phạm, vừa đề cao tính nhân văn, hướng thiện trong xử lý người chưa thành niên phạm tội.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 23/10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo tóm tắt giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên.
Bảo đảm hình phạt vừa nhân văn, vừa nghiêm khắc với người chưa thành niên phạm tội
Báo cáo tóm tắt giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết, về Cơ quan thường trực giúp việc cho Hội đồng quốc gia về tư pháp người chưa thành niên (Điều 28), một số ý kiến tán thành dự thảo Luật, quy định Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực giúp việc cho Hội đồng quốc gia về tư pháp người chưa thành niên (NCTN).
Một số ý kiến đề nghị giao Bộ Công an. Tiếp thu ý kiến ĐBQH và các cơ quan hữu quan, xin phép Quốc hội giao Bộ Công an là cơ quan thường trực giúp việc cho Hội đồng quốc gia về tư pháp NCTN.
Về biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng (Điều 52), tiếp thu ý kiến của nhiều ĐBQH, đề nghị Quốc hội cho giữ quy định của dự thảo Luật về giáo dục tại Trường giáo dưỡng là biện pháp xử lý chuyển hướng (XLCH); đồng thời đã phối hợp rà soát kỹ lưỡng từng trường hợp được áp dụng biện pháp này để bảo đảm chặt chẽ.
Liên quan đến thẩm quyền áp dụng biện pháp XLCH (Điều 53), UBTVQH nhận thấy, trường hợp vụ án có liên quan đến bồi thường thiệt hại và các bên đồng thuận việc giải quyết bồi thường thì việc giao cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát quyết định áp dụng biện pháp XLCH như dự thảo Luật (cũng là kế thừa quy định của BLHS hiện hành) sẽ bảo đảm nguyên tắc nhanh chóng, kịp thời, giúp NCTN có đủ điều kiện luật định sẽ sớm được áp dụng biện pháp XLCH thay vì quy định Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phải lập hồ sơ đề nghị Tòa án áp dụng, vừa kéo dài thời hạn, vừa phát sinh thủ tục tố tụng.
Tòa án nhân dân tối cao đề nghị quy định theo hướng: trường hợp vụ án phát sinh tranh chấp về bồi thường thiệt hại hoặc phát sinh vấn đề tịch thu tài sản thì giao cho Tòa án thẩm quyền quyết định cả việc áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng và bồi thường thiệt hại, tịch thu tài sản.
Tiếp thu ý kiến của nhiều ĐBQH về các hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội (Điều 111), đề nghị Quốc hội cho giữ quy định của dự thảo Luật về 04 loại hình phạt, đồng thời UBTVQH đã chỉ đạo rà soát kỹ lưỡng nội dung quy định của từng loại hình phạt nêu trên để vừa bảo đảm tính răn đe, phòng ngừa tội phạm, vừa đề cao tính nhân văn, hướng thiện trong xử lý người chưa thành niên phạm tội (tại mục 1 Chương VII).
Người từ 16 đến dưới 18 tuổi phạm tội nhiều lần có thể bị phạt cao nhất 18 năm tù
Về tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội (Điều 117), tiếp thu ý kiến ĐBQH, UBTVQH đã chỉ đạo rà soát kỹ lưỡng và thấy rằng quy định như Điều 103 BLHS hiện hành về tổng hợp hình phạt là bất hợp lý, dẫn đến thiếu công bằng đúng như Báo cáo tổng kết đã nêu. Việc sửa đổi như khoản 2 và khoản 3 Điều 117 dự thảo Luật đã khắc phục được sự thiếu công bằng nêu trên.
Về mức tổng hợp hình phạt chung đối với NCTN phạm tội nhiều lần, dự thảo Luật quy định phạt không quá 12 năm tù đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và không quá 18 năm tù đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi và áp dụng thống nhất với mọi tội phạm.
Theo bà Lê Thị Nga, quy định như vậy vừa bảo đảm phân hóa được chính sách xử lý giữa NCTN phạm 1 tội với NCTN phạm nhiều tội; vừa không tăng nặng trách nhiệm xử lý so với quy định của Bộ Luật Hình sự, vừa khắc phục được bất cập trong quy định về tổng hợp hình phạt...
Trên cơ sở đó, đề nghị Quốc hội cho phép chỉnh lý quy định về tổng hợp hình phạt như khoản 2 và khoản 3 Điều 117 dự thảo Luật.
Bổ sung nhiều chính sách thân thiện và nhân văn hơn dành cho người chưa thành niên
Liên quan đến việc tách vụ án hình sự có NCTN phạm tội (Điều 140), đa số ý kiến nhất trí với dự thảo Luật phải tách riêng vụ án có NCTN phạm tội để giải quyết.
UBTVQH nêu rõ: Nhằm thể chế hóa các yêu cầu của Đảng về “phát triển hệ thống tư pháp thân thiện và bảo vệ trẻ em”, thực thi đầy đủ các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, dự thảo Luật đã bổ sung nhiều chính sách và quy định chuyên biệt, thân thiện và nhân văn hơn dành cho NCTN…
Để thực hiện được đầy đủ các chính sách nhân văn này, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, VKSNDTC, TANDTC đều thống nhất việc tách vụ án trong trường hợp vụ án có bị can là NCTN và người trưởng thành.
Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, về thời điểm tách vụ án trong giai đoạn điều tra, Bộ Công an đề nghị quy định khi xét thấy đã làm rõ hành vi phạm tội của NCTN và các tình tiết có liên quan; TANDTC đề nghị không quy định cụ thể thời điểm tách vụ án trong Luật và nên giao cho liên ngành tư pháp trung ương quy định chi tiết để bao quát các trường hợp trong thực tiễn giải quyết án.
Tiếp thu ý kiến của đa số ĐBQH và các cơ quan hữu quan, UBTVQH đề nghị Quốc hội cho giữ quy định của dự thảo Luật phải tách vụ án có NCTN phạm tội trong giai đoạn điều tra để giải quyết, nhằm bảo đảm thực thi đầy đủ, hiệu quả các chính sách nhân văn, thân thiện, tiến bộ của dự thảo Luật.
Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên sau khi được tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp này gồm 5 phần, 11 chương và 176 điều.
(PLPT) - Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 vừa được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 với tỷ lệ tán thành cao giao chỉ tiêu phát triển GDP khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%.
(PLPT) - Với vấn đề công tác quản lý mạng xã hội hiện nay, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, giải pháp đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế.
(PLPT) - Liên quan đến vấn nạn thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, đây là loại thuốc lá mới, chưa chịu sự điều chỉnh của Luật Phòng chống tác hại thuốc lá do khi xây dựng luật cách đây 10 năm chưa xuất hiện.
(PLPT) - Trước câu hỏi chất vấn về hoạt động mua bán vàng chỉ được tổ chức tại các thành phố lớn, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, Ngân hàng Nhà nước chỉ cấp phép kinh doanh mua bán vàng chứ không quy định bắt buộc ở địa điểm nào.
(PLPT) - Tuần làm việc thứ 4 của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra nhiều nội dung quan trọng. Trong đó, phiên chất vấn diễn ra trong 2 ngày 11 và 12/11 sẽ tập trung vào 3 nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực: Ngân hàng, Y tế, Thông tin và Truyền thông.
(PLPT) - Luật Điện lực sửa đổi được xem là “chìa khoá” tháo gỡ khó khăn cho quá trình triển khai thực hiện quy hoạch phát triển điện lực, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và đáp ứng đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội.
(PLPT) - Thảo luận về dự thảo Luật Nhà giáo, Tổng Bí thư khẳng định giáo dục giữ vị trí chiến lược trong công tác cán bộ; thầy cô giáo chính là nhân tố cốt lõi của quá trình giáo dục.
(PLPT) - Dự án Luật Dữ liệu được đặt ra trong bối cảnh vi phạm quyền riêng tư ngày càng gia tăng và cần có các quy định pháp lý cụ thể để bảo vệ quyền riêng tư của người dùng.