Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Hành vi chửi bới, lăng mạ người khác sẽ bị xử lý như thế nào?

Khánh Huyền Thứ bảy, 18/01/2025 - 07:48

(PLPT) - Hành vi chửi bới, lăng mạ người khác có được xem là vi phạm pháp luật không? Theo quy định pháp luật Việt Nam, hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính hay hình sự? Các mức phạt cụ thể cho hành vi chửi bới, lăng mạ là gì?

Hành vi chửi bới, lăng mạ người khác sẽ bị xử lý như thế nào? (Ảnh minh họa)

Bạn đọc hỏi:

Do mâu thuẫn và những hiểu lầm nhỏ trong xóm, bà Hoa thường xuyên chửi bới và xúc phạm nghiêm trọng đến gia đình tôi. Có những lần đỉnh điểm, bà Hoa đã lăng nhục và chửi bới, khiến mẹ tôi bị lên huyết áp. Hiện có tổ trưởng khu dân cư đã đến hòa giải, can ngăn nhưng rồi bà Hoa vẫn chứng nào tật ấy.

Tôi muốn hỏi Luật sư, hành vi chửi bới và lăng mạ người khác của bà Hoa có bị xử phạt hay không? Và mức xử phạt như thế nào nếu còn tái phạm gây ảnh hưởng danh dự đến gia đình chúng tôi? Tôi xin cảm ơn!

Luật sư trả lời:

Luật sư Thanh Trà - Công ty Luật FDVN (Đoàn Luật sư TP Đà Nẵng) - tư vấn như sau:

Theo như thông tin bạn trao đổi, bà Hoa thường xuyên chửi bới, vu khống và xúc phạm gia đình bạn đây có thể bị coi là hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác và được coi là làm nhục người khác. Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, người có hành vi có thể bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xử lý hành chính hành vi chửi bới, xúc phạm người khác

Theo quy định tại Điểm a, b Điều 7, Nghị định 114/2021/NĐ-CP của Chính phủ, phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

- Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác.

- Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích, hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác, hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xử lý hình sự hành vi xúc phạm người khác

Hành vi xúc phạm người khác theo quy định của Bộ Luật Hình sự có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội làm nhục người khác” hoặc “Tội vu khống” tùy thuộc vào hành vi, tính chất và mức độ phạm tội.

Tội “Làm nhục người khác”

Đối với hành vi xúc phạm người khác phạm vào tội “Làm nhục người khác”, theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 xử lý như sau:

- Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng, hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm: Phạm tội hai lần trở lên; đối với hai người trở lên; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; đối với người đang thi hành công vụ; đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình; sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 2 năm đến 5 năm: Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; làm nạn nhân tự sát.

- Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Tội “Vu khống”

Đối với hành vi xúc phạm người khác phạm vào tội “Vu khống”, theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 xử lý như sau:

- Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm: Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 1 năm đến 3 năm: Có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; đối với hai người trở lên; đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình; đối với người đang thi hành công vụ; sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm: Vì động cơ đê hèn; gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; làm nạn nhân tự sát.

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.

Cùng chuyên mục

6 tháng đầu năm 2025: Ngành Thanh tra phát hiện vi phạm kinh tế gần 130.000 tỷ đồng

6 tháng đầu năm 2025: Ngành Thanh tra phát hiện vi phạm kinh tế gần 130.000 tỷ đồng

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  23 giờ trước

Thanh tra Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025 của ngành Thanh tra.

Luật - Những điểm mới:
Việt Nam - nước đầu tiên trên thế giới ban hành Luật Công nghiệp công nghệ số

Luật - Những điểm mới: Việt Nam - nước đầu tiên trên thế giới ban hành Luật Công nghiệp công nghệ số

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  23 giờ trước

Luật Công nghiệp công nghệ số ghi dấu ấn Việt Nam trở thành nước đầu tiên trên thế giới ban hành một đạo luật riêng về lĩnh vực công nghiệp công nghệ số. Lần đầu tiên, các khái niệm mới được định danh trong một văn bản luật, như: công nghệ số, công nghiệp công nghệ số, công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, tài sản số...

Thường trực Chính phủ cho ý kiến về 2 dự án luật quan trọng

Thường trực Chính phủ cho ý kiến về 2 dự án luật quan trọng

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  23 giờ trước

Sáng ngày 14/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về một số nội dung chuẩn bị cho phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7/2025.

Kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

Kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Ngày 7/7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực họp phiên thứ 28 dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo.

Kiểm tra, làm rõ vi phạm của cán bộ tiếp tay cho sản xuất và buôn bán hàng giả

Kiểm tra, làm rõ vi phạm của cán bộ tiếp tay cho sản xuất và buôn bán hàng giả

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Chiều 7/7, tại cuộc họp Thông báo Kết quả phiên họp thứ 28 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (PCTNLPTC), ông Nguyễn Hữu Đông, Uỷ viên TW Đảng, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương cho biết, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNLPTC thống nhất đưa 4 vụ án và 2 vụ việc vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.

Xâm phạm dữ liệu cá nhân có thể bị phạt đến 5% doanh thu năm liền kề

Xâm phạm dữ liệu cá nhân có thể bị phạt đến 5% doanh thu năm liền kề

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 tuần trước

Đại diện Bộ Công an cảnh báo về tình trạng xâm phạm dữ liệu cá nhân với 110 triệu bản ghi bị mua bán trái phép. Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân sẽ có hiệu lực từ 1/1/2026 với mức phạt đến 5% doanh thu.

Bảo vệ quyền con người trên không gian số

Bảo vệ quyền con người trên không gian số

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 tuần trước

Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân đang được trình Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khóa XV với nhiều điểm mới nhằm khắc phục khoảng trống pháp lý, quản lý nhà nước và bảo vệ quyền con người trong không gian số, kinh tế số, phát triển bền vững.

Pháp luật phải quán triệt đường lối của Đảng, hợp lòng dân, đi vào cuộc sống

Pháp luật phải quán triệt đường lối của Đảng, hợp lòng dân, đi vào cuộc sống

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  3 tuần trước

Ngày 21/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật tháng 6/2025, cho ý kiến về 8 nội dung quan trọng.