Khó khăn trong việc bố trí quỹ đất cho đồng bào di dời ra khỏi vùng thiên tai, bão lũ
Phương Thúy
Thứ hai, 07/10/2024 - 14:47
Nghe audio
0:00
(PLPT) - Liên quan đến việc sắp xếp, di dân ra khỏi vùng thiên tai, bão lũ, các ý kiến nhận thấy hiện còn nhiều khó khăn về quỹ đất cho đồng bào, do đó nguy cơ tiềm ẩn mất an ninh trật tự là rất lớn.
Ngày 6/10, Hội đồng Dân tộc tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 10 để triển khai các nội dung phục vụ cho kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV và xem xét, cho ý kiến một số nội dung về công tác dân tộc.
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, trong 9 tháng đầu năm 2024, bên cạnh những kết quả cơ bản, vùng dân tộc thiểu số và miền núi vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cần được tiếp tục giải quyết, đặc biệt là kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vẫn còn thiếu và yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; thiên nhiên diễn biến bất thường, khó lường, cực đoan do biến đổi khí hậu, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản; tiến độ giải ngân vốn chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại các bộ ngành và địa phương còn chậm; chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực còn thấp…
Bên cạnh đó, các ý kiến đề nghị cần làm rõ hơn những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; làm rõ thêm về tình hình thiên tai, dịch bệnh, nhất là thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.
Liên quan đến việc sắp xếp, di dân ra khỏi vùng thiên tai, bão lũ, các ý kiến nhận thấy hiện còn nhiều khó khăn về quỹ đất cho đồng bào, do đó nguy cơ tiềm ẩn mất an ninh trật tự là rất lớn. Các đại biểu đề nghị Báo cáo thẩm tra của Hội đồng Dân tộc cần đánh giá ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 vừa qua, đồng thời đề nghị Chính phủ khẩn trương hỗ trợ cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số để sớm ổn định cuộc sống và đảm bảo tình hình an ninh trật tự.
Cùng với đó, việc ứng phó và chủ động ứng phó với thiên tai trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi còn bất cập, thiếu dự báo mang tính dài hạn để có giải pháp phù hợp. Trước thực trạng trên, các đại biểu cho rằng, Chính phủ và các Bộ, ngành, các cơ quan chức năng cần có giải pháp căn cơ, chuyển đổi cây trồng vật nuôi phù hợp để thích ứng với biến đổi khí hậu.
Bày tỏ băn khoăn về chỉ tiêu giảm nghèo của vùng đồng bào dân tộc thiểu số, một số ý kiến đề nghị cần nhìn nhận, đánh giá lại chỉ tiêu giảm nghèo. Thực tế hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo vẫn còn cao, một số nơi thoát nghèo nhưng không bền vững; chênh lệch mức sống giữa vùng đồng bào dân tộc thiểu số với mặt bằng chung cả nước chậm được thu hẹp. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, một số nơi bị ảnh hưởng bởi lũ quét và sạt lở đất nghiêm trọng, nguy cơ tái nghèo rất cao.
Quan tâm đến vấn đề giao đất, giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số, các ý kiến nhận thấy, vấn đề này được nhiều địa phương quan tâm nhưng quá trình triển khai còn bất cập. Tỉ lệ giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số ở một số tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên đạt tỉ lệ thấp, chưa có giải pháp, mô hình cụ thể, hỗ trợ đảm bảo sinh kế gắn với phát triển rừng bền vững. Vì vậy, các đại biểu đề nghị cần bổ sung đánh giá trong báo cáo và có thể đưa vào báo cáo hàng năm nội dung này.
(PLPT) - Ủy ban Tài chính - Ngân sách thống nhất với đề xuất bỏ nội dung hạch toán khoản hỗ trợ trong dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
(PLPT) - Luật Thủ đô 2024 vừa được Quốc hội thông qua sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 đã quy định một cách toàn diện các nội dung đột phá, hướng tới xây dựng đô thị xanh, bền vững.
(PLPT) - Về thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản trong dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu quan điểm, cơ quan soạn thảo và thẩm tra phải nghiên cứu kỹ lưỡng về nội dung này để tránh thủ tục xin phép nhiều lần, giảm thiểu tối đa cơ chế xin - cho.
(PLPT) - Tiếp tục xem xét về dự thảo Luật Dữ liệu, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, dự thảo quán triệt tốt quan điểm đổi mới tư duy, phương pháp, quy trình, thủ tục lập pháp và thống nhất đề nghị Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8.
(PLPT) - Nhằm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh hưởng bảo hiểm y tế.
(PLPT) - Quan điểm sửa đổi Luật Đầu tư công là tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện kể từ khi Luật này được thông qua.
(PLPT) - Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 vừa được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 với tỷ lệ tán thành cao giao chỉ tiêu phát triển GDP khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%.
(PLPT) - Với vấn đề công tác quản lý mạng xã hội hiện nay, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, giải pháp đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế.