Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh
Ninh Gia
Thứ sáu, 15/11/2024 - 14:05
Nghe audio
0:00
(PLPT) - Nhằm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh hưởng bảo hiểm y tế.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh, về cơ bản, nội dung lớn của dự thảo đã đạt được sự đồng thuận của các cơ quan. Dự thảo Luật quy định khám chữa bệnh y học gia đình, khám chữa bệnh tại nhà được thanh toán bảo hiểm y tế, xóa bỏ địa giới hành chính trong khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Quy định này nhằm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023.
Về đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu và khám bệnh, chữa bệnh theo cấp chuyên môn kỹ thuật, dự thảo Luật Bảo hiểm y tế đang được thiết kế theo hướng quy định quyền của người có thẻ BHYT trong việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp ban đầu và cấp cơ bản.
Dự thảo Luật Bảo hiểm y tế cũng khái quát nguyên tắc phân bổ thẻ BHYT cho cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu và giao các Bộ trưởng Y tế, Công an, Quốc phòng căn cứ theo thẩm quyền ban hành quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện về đăng ký khám bệnh, chữa bệnh BHYT ban đầu.
Dự thảo quy định việc chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện theo yêu cầu chuyên môn và khả năng đáp ứng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Đáng chú ý, dự thảo quy định về mức hưởng BHYT được thiết kế trên cơ sở xóa bỏ “địa giới hành chính” trong khám bệnh, chữa bệnh theo chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, giữ ổn định mức hưởng BHYT theo quy định của luật hiện hành.
“Dự thảo Luật Bảo hiểm y tế đã mở rộng với một số trường hợp như bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu”, bà Nguyễn Thúy Anh nói.
Đối tượng là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đang hưởng lương hưu tiếp tục hưởng mức BHYT chi trả 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh như quy định hiện hành để bảo đảm sự công bằng với các đối tượng hưu trí khác (không thuộc diện được chi trả 100% như các đối tượng đang tại ngũ, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, người có công với cách mạng, trẻ em…).
Dự thảo Luật hiện cũng bổ sung đối tượng nhân viên y tế thôn bản, cô đỡ thôn bản để động viên, khích lệ và có chính sách thỏa đáng với đối tượng chăm sóc sức khỏe nhân dân ở vùng sâu, vùng xa và công bằng với đối tượng khác ở tổ dân phố.
Dự thảo luật chưa bổ sung thân nhân của dân quân thường trực vào đối tượng tham gia BHYT do Luật Dân quân tự vệ không quy định chế độ BHYT cho đối tượng này. Do đó, sẽ giao Chính phủ quy định các đối tượng khác.
Tham gia thảo luận về dự án Luật này, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết, về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, điểm e khoản 3 Điều 12 đang quy định, người có công với cách mạng, cựu chiến binh thuộc nhóm do ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế. Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị bổ sung thêm đối tượng cựu công an nhân dân vào diện do ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế.
Quan tâm đến hiệu lực thi hành của luật, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, theo Điều 151 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định, thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước trung ương. Đối với dự án Luật này, với một số nội dung có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 thì sẽ không đảm bảo tuân thủ đúng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, vì vậy cần nghiên cứu phương án xử lý, giải trình đầy đủ.
Đồng tình với việc để một số quy định tại dự thảo Luật có hiệu lực thi hành sớm, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cũng nhận thấy, nếu cho phép các quy định này có hiệu lực sớm như vậy thì từ khi Quốc hội thông qua Luật đến khi có hiệu lực thi hành sẽ không đủ 45 ngày, khác với quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Do vậy, tại Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật cần báo cáo thêm về nguyên nhân của đề xuất những điều khoản này được có hiệu lực thi hành sớm, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đề nghị.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế được dự kiến sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025. Trong đó, các quy định về cấp chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh, đăng ký và khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu, chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các điểm a, b khoản 2, các khoản 14, 15, 17, 18, 19, 20 Điều 1 của Luật; về phạm vi được hưởng, mức hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế tại các khoản 14, 15 Điều 1 Luật này áp dụng đối với các đối tượng đã được quy định tại Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế và tiếp tục được quy định tại các khoản 9, 10 Điều 1 Luật này… được đề nghị có hiệu lực sớm từ ngày 01/01/2025.
Trước đó, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo Hiểm y tế đã được Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 mới đây với sửa đổi, bổ sung 40 điều về đối tượng tham gia BHYT, trách nhiệm đóng, quyền lợi, phạm vi hưởng, tổ chức khám chữa bệnh BHYT, quản lý quỹ và một số quy định kỹ thuật...
Về nội dung cụ thể, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, dự án Luật sửa đổi, bổ sung đối tượng tham gia, trách nhiệm đóng BHYT để khắc phục bất cập và đồng bộ với Luật Bảo hiểm xã hội; cập nhật các đối tượng đã thực hiện ổn định tại các luật, nghị định; bổ sung một số đối tượng cần được Nhà nước hỗ trợ để tăng bao phủ BHYT toàn dân.
Đặc biệt, dự án Luật sửa đổi quy định về khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến và không đúng tuyến (thông tuyến) được cập nhật theo cấp chuyên môn kỹ thuật của Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023; bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo,... được lên thẳng cấp chuyên môn cao để giảm thủ tục, tạo thuận lợi, giảm chi cho người dân, tiết kiệm chi phí cho quỹ.
Cụ thể, trường hợp cấp cứu tại tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong toàn quốc: Thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT nội trú và ngoại trú theo tỷ lệ phần trăm mức hưởng. Người bệnh được tự đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc cấp chuyên môn kỹ thuật cơ bản hoặc chuyên sâu trong trường hợp chẩn đoán xác định, điều trị một số bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, bệnh cần phẫu thuật hoặc sử dụng kỹ thuật cao theo danh mục bệnh, kỹ thuật quy định của Bộ trưởng Y tế: Thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT nội trú và ngoại trú theo tỷ lệ phần trăm mức hưởng.
Trường hợp khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở thuộc cấp khám bệnh, chữa bệnh ban đầu và các cơ sở thuộc cấp khám bệnh, chữa bệnh cơ bản đã được cấp có thẩm quyền phân tuyến huyện trước ngày 1/1/2025: Thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT nội trú và ngoại trú theo tỷ lệ phần trăm mức hưởng.
(PLPT) - Ủy ban Tài chính - Ngân sách thống nhất với đề xuất bỏ nội dung hạch toán khoản hỗ trợ trong dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
(PLPT) - Luật Thủ đô 2024 vừa được Quốc hội thông qua sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 đã quy định một cách toàn diện các nội dung đột phá, hướng tới xây dựng đô thị xanh, bền vững.
(PLPT) - Về thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản trong dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu quan điểm, cơ quan soạn thảo và thẩm tra phải nghiên cứu kỹ lưỡng về nội dung này để tránh thủ tục xin phép nhiều lần, giảm thiểu tối đa cơ chế xin - cho.
(PLPT) - Tiếp tục xem xét về dự thảo Luật Dữ liệu, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, dự thảo quán triệt tốt quan điểm đổi mới tư duy, phương pháp, quy trình, thủ tục lập pháp và thống nhất đề nghị Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8.
(PLPT) - Quan điểm sửa đổi Luật Đầu tư công là tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện kể từ khi Luật này được thông qua.
(PLPT) - Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 vừa được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 với tỷ lệ tán thành cao giao chỉ tiêu phát triển GDP khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%.
(PLPT) - Với vấn đề công tác quản lý mạng xã hội hiện nay, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, giải pháp đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế.
(PLPT) - Liên quan đến vấn nạn thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, đây là loại thuốc lá mới, chưa chịu sự điều chỉnh của Luật Phòng chống tác hại thuốc lá do khi xây dựng luật cách đây 10 năm chưa xuất hiện.