Tầm nhìn - Chính sách

Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật: Sửa đổi, bổ sung góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia

Phương Thúy Thứ ba, 20/08/2024 - 17:49
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Thực tiễn thi hành thời gian qua cho thấy, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật đã phát sinh một số hạn chế, bất cập, đòi hỏi phải sửa đổi nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Sáng 20/8, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 36, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

Toàn cảnh Phiên họp. (Ảnh: Quochoi.vn)

Thực tiễn thi hành Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật

Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật được xây dựng và ban hành trong bối cảnh Việt Nam đàm phán, gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), yêu cầu Việt Nam phải hoàn thiện khung pháp lý về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đánh giá sự phù hợp, tăng cường tính minh bạch trong hoạt động xây dựng, thẩm định, công bố, ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình đánh giá sự phù hợp, loại bỏ rào cản kỹ thuật trong thương mại không cần thiết, thúc đẩy thuận lợi hoá thương mại toàn cầu.

Qua thực tiễn hơn 17 năm thi hành, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật đã đưa hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được nâng lên cả chất và lượng; phân công thẩm quyền, trách nhiệm và sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức minh bạch, phù hợp với quy định của WTO và thông lệ quốc tế, góp phần thúc đẩy nâng cao năng suất chất lượng, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa chủ lực của Việt Nam.

Trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế, Đảng ta đã ban hành nhiều văn bản, nghị quyết chỉ đạo thể chế hóa chủ trương đổi mới đối với lĩnh vực tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; đồng thời, thực tiễn thi hành thời gian qua cho thấy Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật đã phát sinh một số hạn chế, bất cập, đòi hỏi phải sửa đổi để phù hợp với các cam kết trong Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, đáp ứng yêu cầu khách quan của thực tiễn sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành Phiên họp. (Ảnh: Quochoi.vn)

Sửa đổi, bổ sung Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật

Thay mặt cơ quan thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KH,CN&MT) Lê Quang Huy khẳng định: Thường trực Ủy ban cơ bản tán thành với sự cần thiết xây dựng dự án Luật với những lý do như đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ. Hồ sơ dự án Luật cơ bản đáp ứng yêu cầu theo quy định Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến.

Về minh bạch hóa và hoạt động thông báo, hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại

Thường trực Ủy ban KH,CN&MT thấy rằng, việc bổ sung quy định tại Điều 8b về minh bạch hóa và hoạt động thông báo, hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) còn chung chung, chưa cụ thể được trách nhiệm của các chủ thể có liên quan, các hoạt động phải thực hiện và điều kiện để bảo đảm minh bạch hóa. Do vậy, Thường trực Uỷ ban đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo cần cụ thể hoá trong các văn bản hướng dẫn luật về trách nhiệm của các chủ thể có liên quan trong minh bạch hóa, hoạt động phải thực hiện và điều kiện để bảo đảm minh bạch hóa.

Về đánh giá sự phù hợp, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy

Thường trực Ủy ban KH,CN&MT cơ bản tán thành với việc sửa đổi các quy định về hoạt động đánh giá sự phù hợp (ĐGSPH) để đáp ứng yêu cầu minh bạch hóa trong thực thi các Hiệp định FTA. Tuy nhiên, dự thảo Luật cần nghiên cứu, bổ sung quy định về điều kiện hoạt động của tổ chức ĐGSPH để bảo đảm tính cạnh tranh, khách quan và hiệu quả của hoạt động này, đặc biệt là hoạt động chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy.

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt.(Ảnh: Quochoi.vn)

Về việc công bố hợp chuẩn, hợp quy

Dự thảo Luật đã bổ sung quy định thử nghiệm phục vụ chứng nhận của tổ chức chứng nhận; tự ĐGSPH của tổ chức, cá nhân được thực hiện tại tổ chức thử nghiệm được chỉ định hoặc kết quả thử nghiệm được thừa nhận; bổ sung thêm 01 biện pháp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận được thừa nhận (Điều 57), Thường trực Ủy ban KH,CN&MT cho rằng việc điều chỉnh, bổ sung quy định trên là phù hợp với cam kết minh bạch hóa tại các FTA mà Việt Nam là thành viên, đáp ứng yêu cầu thực tiễn quản lý.

Về xây dựng, thẩm định, công bố và áp dụng tiêu chuẩn quốc gia

Thường trực Ủy ban KH,CN&MT nhận thấy, dự thảo Luật đã sửa đổi quy định nhằm khắc phục một số bất cập trong xây dựng, thẩm định, công bố, thông báo, áp dụng tiêu chuẩn. Tuy nhiên, đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, rà soát, bổ sung, sửa đổi một số nội dung sau: bổ sung quy định về quy trình xây dựng TCVN; quy định rõ ràng hơn về sự tham gia của tổ chức, cá nhân trong xây dựng TCVN; bổ sung quy định tiêu chí, điều kiện, trách nhiệm để các tổ chức, cá nhân liên quan được tham gia vào xây dựng TCVN; cân nhắc việc quy định về áp dụng TCVN tại khoản 4 nhằm đảm bảo rõ ràng, minh bạch và đúng quy định pháp luật.

Về căn cứ xây dựng tiêu chuẩn (Điều 13)

Thường trực Ủy ban KH,CN&MT đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung quy định căn cứ kế hoạch xây dựng TCVN của các bộ, ngành, tổ chức đề xuất trong từng thời kỳ phù hợp với Chiến lược tiêu chuẩn hóa quốc gia.

Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tham dự Phiên họp.(Ảnh: Quochoi.vn)

Về Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia (Điều 16):

Thường trực Ủy ban KH,CN&MT đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung quy định rõ về nhiệm vụ của Ban Kỹ thuật TCVN, nghiên cứu bổ sung nhiệm vụ xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) cho Ban Kỹ thuật để nâng cao tính khách quan, thống nhất, thực hiện nguyên tắc một đầu mối trong hoạt động xây dựng TC&QCKT, phù hợp thông lệ quốc tế. Đồng thời, quy định rõ tiêu chí, điều kiện, quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của các thành viên; bảo đảm kinh phí hoạt động, đổi mới về tổ chức, huy động sự tham gia của các chuyên gia quốc tế trong Ban Kỹ thuật.

Về xây dựng, thẩm định, công bố TCVN theo trình tự, thủ tục rút gọn

Thường trực Ủy ban tán thành với sự cần thiết bổ sung quy định về thủ tục rút gọn trong xây dựng, thẩm định và công bố TCVN cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Tuy nhiên, đề nghị phân định rõ các trường hợp áp dụng “đột xuất; khẩn cấp; cấp bách; TCVN trái pháp luật” để thuận lợi khi áp dụng; cân nhắc quy định tiêu chí áp dụng thủ tục rút gọn trong “trường hợp TCVN, QCVN không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội”; quy định rõ trình tự, thủ tục bãi bỏ TCVN và trình tự, thủ tục thẩm định việc bãi bỏ TCVN.

Về đảm bảo nguồn lực cho thực thi Luật

Dự thảo Luật đã bổ sung nhiều quy định liên quan tới nguồn lực thực hiện của các cơ quan trong hoạt động TC&QCKT (Điều 59, 60 và 61). Thường trực Ủy ban KH,CN&MT đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát để tránh quy định chồng chéo, xung đột với pháp luật về ngân sách nhà nước. Ngoài ra, có ý kiến đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo đánh giá cụ thể hơn về nguồn lực thực hiện, làm rõ khả năng phát sinh kinh phí đối với ngân sách nhà nước cũng như chi phí đối với các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng áp dụng Luật này nhằm bảo đảm tính khả thi sau khi Luật được ban hành.

Chủ nhiệm Ủy ban KH,CN&MT Lê Quang Huy cũng cho biết, Thường trực Ủy ban đề xuất một số nội dung cần tập trung thảo luận như: Tên gọi và phạm vi điều chỉnh; Về Chiến lược tiêu chuẩn hóa quốc gia, Cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc gia; Về minh bạch hóa và hoạt động thông báo, hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại; Về thủ tục đánh giá sự phù hợp, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy; Về Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, việc tiếp cận thông tin về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Về trách nhiệm xây dựng, thẩm định, công bố, thông báo, áp dụng TCVN; Về xây dựng, thẩm định và ban hành QCVN; Về việc xây dựng, áp dụng TCCS; Về xây dựng, thẩm định và ban hành QCĐP; Về đánh giá sự phù hợp; Về phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về TC&QCKT./.

Cùng chuyên mục

Công tác chuyển đổi số trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống tham nhũng và tiêu cực

Công tác chuyển đổi số trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống tham nhũng và tiêu cực

Tầm nhìn - Chính sách -  2 giờ trước

(PLPT) - Góp ý vào Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2024 tại Phiên họp thứ 37 trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 tới, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ cần tổng kết, đánh giá, nhận diện đầy đủ các hạn chế và nguyên nhân để dự báo đúng tình hình tham nhũng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Công tác nhân sự Đại hội XIV là 'then chốt' của 'then chốt'

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Công tác nhân sự Đại hội XIV là "then chốt" của "then chốt"

Tầm nhìn - Chính sách -  3 giờ trước

(PLPT) - Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, công tác nhân sự Đại hội XIV là công việc hệ trọng, là "then chốt" của "then chốt", có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng để đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới.

Hợp tác pháp luật và tư pháp giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt nhiều kết quả tích cực

Hợp tác pháp luật và tư pháp giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt nhiều kết quả tích cực

Tầm nhìn - Chính sách -  3 giờ trước

(PLPT) - Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc khẳng định những kết quả hợp tác pháp luật và tư pháp trong hơn 30 năm qua giữa Việt Nam và Nhật Bản đã có đóng góp tích cực vào mối quan hệ "Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng ở Châu Á" mà hai bên vừa nâng cấp vào năm 2023.

Mở rộng hợp tác thực thi pháp luật giữa Việt Nam - Hungary

Mở rộng hợp tác thực thi pháp luật giữa Việt Nam - Hungary

Tầm nhìn - Chính sách -  7 giờ trước

Chiều 17/9/2024, tại Hà Nội, Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Hungary tại Việt Nam Baloghdi Tibor.

Sửa đổi Luật Việc làm nhằm thể chế hóa mục tiêu giải quyết việc làm bền vững, chất lượng, phát triển nguồn nhân lực

Sửa đổi Luật Việc làm nhằm thể chế hóa mục tiêu giải quyết việc làm bền vững, chất lượng, phát triển nguồn nhân lực

Tầm nhìn - Chính sách -  8 giờ trước

(PLPT) - Mục tiêu sửa đổi Luật Việc làm nhằm thể chế hóa mục tiêu giải quyết việc làm bền vững, chất lượng, phát triển nguồn nhân lực và hỗ trợ phát triển thị trường lao động của Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 42-NQ/TW.

Việt Nam thúc đẩy hợp tác song phương với Hà Lan trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh và khuôn khổ Diễn đàn P4G

Việt Nam thúc đẩy hợp tác song phương với Hà Lan trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh và khuôn khổ Diễn đàn P4G

Tầm nhìn - Chính sách -  8 giờ trước

(PLPT) - Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng đề nghị Hà Lan tiếp tục hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu, dự báo, ngăn chặn lũ quét, sạt lở, quản lý bền vững nguồn nước, phát triển nông nghiệp xanh, thông minh, chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi xanh.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Xây dựng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trở thành hình mẫu về công tác xây dựng Đảng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Xây dựng Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trở thành hình mẫu về công tác xây dựng Đảng

Tầm nhìn - Chính sách -  9 giờ trước

Chiều 17/9, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống của Học viện (9/1949 - 9/2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất; trực tuyến tới các điểm cầu của các Học viện trực thuộc.

Xử lý 'không có vùng cấm, không có ngoại lệ' đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm nồng độ cồn

Xử lý 'không có vùng cấm, không có ngoại lệ' đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm nồng độ cồn

Tầm nhìn - Chính sách -  22 giờ trước

(PLPT) - Thủ tướng giao Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương trong quá trình tuần tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông phải tuân thủ tinh thần "thượng tôn pháp luật", "không có vùng cấm, không có ngoại lệ", không chấp nhận việc can thiệp, tác động để bỏ qua lỗi vi phạm.

Đọc nhiều