Tạo không gian thử nghiệm an toàn cho các doanh nghiệp triển khai công nghệ số mới
Thứ tư, 11/09/2024 - 11:20
Nghe audio
0:00
Dự án Luật Công nghiệp công nghệ số sẽ được Quốc hội cho ý kiến, thảo luận tại Kỳ họp thứ 8 tới có điểm mới đột phá là tạo cơ chế thử nghiệm có kiểm soát sản phẩm, dịch vụ hội tụ công nghệ số. Đóng góp ý kiến vào nội dung này, các hiệp hội, doanh nghiệp và giới chuyên gia cho rằng, khi triển khai cơ chế này, cần tạo không gian thử nghiệm an toàn cho các doanh nghiệp triển khai công nghệ số mới...
Một trong những điểm mới đột phá của dự án Luật là xây dựng cơ chế quản lý phù hợp với môi trường kinh doanh số, tạo thuận lợi cho đổi mới sáng tạo; sớm ban hành khung thể chế thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới hình thành từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, quy định rõ phạm vi không gian và thời gian thử nghiệm.
Đóng góp vào nội dung trên, ông Nguyễn Quang Đồng - Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông, Hội Truyền thông số Việt Nam cho biết, Chính phủ cần thúc đẩy áp dụng cơ chế quản lý thử nghiệm và cơ chế tự quản dựa trên tiêu chuẩn cộng đồng, ngành được thừa nhận rộng rãi cho các mô hình kinh doanh mới, ứng dụng các công nghệ mới vào đời sống tại Việt Nam.
Trong ngắn hạn, một công nghệ quan trọng để tăng cường tính bảo mật hoàn toàn hữu ích và khả thi là Việt Nam có thể thử nghiệm việc chia sẻ dữ liệu giữa khu vực công với khu vực tư nhân để doanh nghiệp có thể khai thác hiệu quả và tối đa giá trị kinh tế của dữ liệu. Bên cạnh đó, quy định "doanh nghiệp tham gia thử nghiệm được miễn trách nhiệm dân sự nếu gây thiệt hại cho Nhà nước, được loại trừ trách nhiệm hành chính, hình sự khi đã tuân thủ đúng, đầy đủ quy định và các yêu cầu theo văn bản cho phép thử nghiệm của cơ quan có thẩm quyền" mang tính đột phá, tạo không gian thử nghiệm an toàn cho các doanh nghiệp triển khai công nghệ số mới.
Theo ông Nguyễn Quang Đồng, trong quá trình thử nghiệm, có thể cả Nhà nước và doanh nghiệp đều chưa lường hết được toàn bộ rủi ro có thể xảy ra nên không thể bắt doanh nghiệp "buộc phải biết" về rủi ro. Với bất cập đó, ông Nguyễn Quang Đồng đề xuất, quy định trường hợp doanh nghiệp thử nghiệm phải chịu trách nhiệm pháp lý là "doanh nghiệp có khả năng biết về nguy cơ rủi ro, nhưng không thông báo đến cơ quan có thẩm quyền và không áp dụng đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn đã nêu trong hồ sơ thử nghiệm để ngăn ngừa, hạn chế mức độ thiệt hại có thể xảy ra. Các điều kiện doanh nghiệp có khả năng biết về thiệt hại bao gồm: doanh nghiệp tự mình phát hiện ra lỗi của sản phẩm, dịch vụ; người dùng hoặc các bên khác cảnh báo, phản hồi về lỗi của sản phẩm, dịch vụ.
Nêu quan điểm về sự phối hợp cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng trong việc thử nghiệm cho các sản phẩm, dịch vụ công nghệ mới, ông Phan Đức Trung, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam nhấn mạnh: Dự án Luật thiết lập cơ chế thử nghiệm cho các sản phẩm, dịch vụ công nghệ mới, cho phép doanh nghiệp thử nghiệm sản phẩm của mình trong một môi trường an toàn và được kiểm soát trước khi đưa ra thị trường. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp và khuyến khích sự đổi mới sáng tạo.
Tuy nhiên, để doanh nghiệp hoạt động công khai và hiệu quả hơn, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng. Các luật liên quan đến công nghiệp công nghệ số cần được thống nhất, các cơ quan thực thi luật cũng cần có sự phối hợp trong triển khai nhiệm vụ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần có giải pháp cụ thể để nâng cao nhận thức về các quy định của pháp luật.
Về phía các cơ quan chức năng cần tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận những chính sách hỗ trợ thử nghiệm có kiểm soát sản phẩm, dịch vụ hội tụ công nghệ số; đồng thời xử lý nghiệm các hành vi vi phạm pháp luật.
Quy định rõ ràng các tiêu chí để xác định hệ thống trí tuệ nhân tạo có rủi ro cao
Khẳng định sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo đóng góp đáng kể trong việc nâng cao hiệu quả công việc giảm chi phí đối với nhiều hoạt động của đời sống xã hội nhưng bà Nguyễn Huyền Minh - Luật sư cao cấp Công ty Luật TNHH Quốc tế BMVN lại băn khoăn về cách thức quản lý thống trí tuệ nhân tạo có rủi ro cao.
Theo bà Nguyễn Huyền Minh, cách tiếp cận của Luật Công nghiệp Công nghệ số để xác định các hệ thống trí tuệ nhân tạo có rủi ro cao hiện không thống nhất và đang đi ngược lại với các tiêu chuẩn quản lý trí tuệ nhân tạo đã tồn tại và đang được áp dụng trên thế giới.
Để phù hợp với sự phát triển của công nghệ trong tương lai, Ban soạn thảo dự án Luật cân nhắc không nên điều chỉnh các công nghệ một cách cụ thể mà nên tập trung vào quản lý việc sử dụng các công nghệ đó. Bên cạnh đó, đề nghị Ban soạn thảo, cơ quan thẩm tra dự án Luật cần quy định rõ ràng các tiêu chí để xác định hệ thống trí tuệ nhân tạo có rủi ro cao.
Bà Nguyễn Huyền Minh cũng kiến nghị rằng, phạm vi của hệ thống trí tuệ nhân tạo có rủi ro cao chỉ nên được hạn chế ở một số hệ thống trí tuệ nhân tạo tiên tiến, nâng cao và có thể có ảnh hưởng lớn. Ví dụ như hệ thống trí tuệ nhân tạo tạo sinh. Ngoài ra, Ban soạn thảo dự án Luật có thể tham khảo quy định quốc tế mang tính tiêu chuẩn - Phụ lục III kèm theo Đạo Luật về trí tuệ nhân tạo của Liên minh Châu Âu quy định về các lĩnh vực và điều kiện cụ thể để một hệ thống trí tuệ nhân tạo bị coi là có rủi ro cao.
Thay mặt cho cơ quan soạn thảo dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, ông Nguyễn Khắc Lịch - Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết: Dự án Luật đưa ra một số điểm mới so với hiện hành. Một trong những nội dung đột phá của dự án Luật Công nghiệp công nghệ số là cơ chế thử nghiệm có kiểm soát sản phẩm, dịch vụ hội tụ công nghệ số. Trong trường hợp pháp luật chưa có luật điều chỉnh hoặc khác với quy định của luật hiện hành, cơ quan có thẩm quyền cho phép thử nghiệm có kiểm soát về không gian, thời gian, quy mô, đối tượng thử nghiệm, quyền, trách nhiệm của các đối tượng có liên quan. Luật dự kiến quy định miễn trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền cho phép thử nghiệm và của tổ chức, doanh nghiệp tham gia thử nghiệm.
Việc đưa ra quy định này nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp cho đổi mới sáng tạo, phát triển công nghệ số theo xu hướng và yêu cầu từ thực tiễn cuộc sống. Để làm được điều này, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đang phối hợp với các cơ quan, đơn vị hữu quan nghiên cứu các chính sách, cơ chế hỗ trợ và đảm bảo tạo không gian thử nghiệm an toàn cho các doanh nghiệp triển khai công nghệ số mới. Tuy nhiên, ngoài những quy định được đưa ra, nếu doanh nghiệp lợi dụng cơ chế thử nghiệm để trục lợi, vi phạm các quy định đưa ra thì cũng bị xem xét xử lý theo pháp luật.
(PLPT) - Thành viên và cổ đông phải góp vốn của mình trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thời hạn này có thể khác nhau đối với từng loại công ty và không có thời hạn cụ thể cho việc góp vốn khi tăng vốn đăng ký của một công ty đã tồn tại.
(PLPT) - Trong quá trình lực lượng chức năng triển khai quyết định cưỡng chế thu hồi đất, nhiều thành viên trong một gia đình tại An Giang đã dùng bom xăng và hung khí tấn công khiến 5 cán bộ, chiến sĩ bị thương.
(PLPT) - Để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng dễ dàng hơn, Nhà nước cần tập trung điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá và ổn định mặt bằng lãi suất cho vay.
(PLPT) - Một người đàn ông ở Bình Dương bị khởi tố vì thường xuyên sử dụng mạng xã hội Facebook để đăng tải thông tin trái chiều, xấu, độc có nội dung xuyên tạc… gây bức xúc trong dư luận xã hội. Pháp luật hiện hành quy định các hình thức xử lý hành vi đăng tải thông tin xuyên tạc lên mạng xã hội như thế nào?
(PLPT) - Tại Nam Định, một chủ hộ kinh doanh sử dụng sàn thương mại điện tử TikTok Shop để đăng tải hình ảnh và nhận đặt hàng các sản phẩm có dấu hiệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ bị xử lý như thế nào?
(PLPT) - Các đối tượng tạo tài khoản, cửa hàng kinh doanh giả trên các trang thương mại điện tử để buôn lậu thuốc lá gửi đi các khắp các tỉnh thành trên cả nước. Vậy, buôn lậu thuốc lá bị xử phạt như thế nào?
(PLPT) - Lực lượng chức năng vừa triệt xóa một đường dây đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá qua mạng, với tổng số tiền giao dịch lên tới 2.000 tỷ đồng. Hành vi đánh bạc qua mạng sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?
(PLPT) - Các đối tượng tự xưng là điều tra viên hoặc kiểm sát viên thụ lý vụ án, yêu cầu người thân chuyển khoản vào ví tiền điện tử chỉ định để 'chạy án' cho bị can. Cơ quan công an đã khuyến cáo về thủ đoạn lừa đảo mới thông qua hình thức nhận 'chạy án' để người dân nâng cao cảnh giác. Vậy, hành vi nhận tiền chạy án bị xử lý ra sao?