Tầm nhìn - Chính sách

Tạp chí Pháp luật và Phát triển điện tử sẽ là vũ khí sắc bén trong sự nghiệp 'phò chính, trừ tà'

Nhóm PV Thứ ba, 10/09/2024 - 16:52

(PLPT) - Đó là khẳng định của GS.TS Lê Hồng Hạnh, Tổng biên tập Tạp chí Pháp luật và Phát triển, tại Lễ ra mắt phiên bản điện tử của tạp chí ngày 10/9.

Trải qua 23 năm từ khi thành lập, Tạp chí Pháp luật và Phát triển đã trở thành một diễn đàn khoa học có uy tín của giới luật học trong và ngoài nước. Tạp chí đã có những đóng góp nhằm tăng cường năng lực của Hội Luật gia Việt Nam trong hoạt động đối ngoại, trong việc thúc đẩy các hoạt động của Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế, Hiệp hội Luật gia ASEAN và nhiều thiết chế quốc tế khác; Tăng cường năng lực hoạt động và vị thế của Viện Nghiên cứu Pháp luật và Kinh tế ASEAN.

Toàn cảnh buổi lễ ra mắt Tạp chí điện tử Pháp luật và Phát triển.

Trong hoạt động của mình, Tạp chí luôn nhấn mạnh vai trò của pháp luật đối với sự phát triển kinh tế, chính trị và xã hội. Tạp chí cũng tập trung vào các vấn đề hội nhập kinh tế và những thách thức đặt ra đối với hệ thống pháp luật trong tiến trình hội nhập.

Phát biểu tại Lễ ra mắt Tạp chí điện tử Pháp luật và Phát triển, GS.TS Lê Hồng Hạnh, Tổng biên tập Tạp chí, cho biết, để đáp ứng nhu cầu của độc giả trong bối cảnh chuyển đổi số, Ban biên tập Tạp chí quyết định xây dựng tạp chí điện tử, ứng dụng thành tựu công nghệ tin học để nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu và truyền bá khoa học pháp lý. Thực hiện chỉ đạo sát sao lãnh đạo tạp chí Pháp luật và Phát triển, Viện Pháp luật và Kinh tế ASEAN, Hội Luật gia Việt Nam, Tạp chí đã xây dựng và trình các cơ quan chức năng Đề án xây dựng tạp chí Pháp luật và Phát triên điện tử.

Tổng biên tập Lê Hồng Hạnh: Tạp chí Pháp luật và Phát triển điện tử sẽ là vũ khí sắc bén trong sự nghiệp 'phò chính, trừ tà'.

Ngày 10/3/2024, Tạp chí Pháp luật và Phát triển được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động điện tử theo Giấy phép số 56/GP-TTTT. Tạp chí Pháp luật và Phát triển phiên bản điện tử với nhiều ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm lan tỏa nhanh, hiệu quả tri thức khoa học pháp lý để trở thành kênh thông tin chính thống, tin cậy và uy tín của độc giả trong và ngoài nước.

Theo khẳng định của GS.TS Lê Hồng Hạnh, tập thể cán bộ, phóng viên của Tạp chí sẽ giữ vững và phát huy các giá trị hiện có của đơn vị. Tạp chí Pháp luật và Phát triển sẽ quyết tâm thực hiện đúng triết lý sâu sắc “Ngòi bút của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính, trừ tà” của Bác Hồ trong hoạt động của mình.

Các đại biểu tham dự buổi lễ đã thực hiện nghi thức bấm nút chính thức vận hành Tạp chí Điện tử Pháp luật và Phát triển.

Tại buổi lễ, đại diện cho Hội Luật gia Việt Nam phát biểu chúc mừng sự kiện quan trọng của Tạp chí, ông Trần Đức Long - Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam - đánh giá, Tạp chí Pháp luật và Phát triển đã được Hội đồng Giáo sư cấp Nhà nước ghi nhận là một trong 7 tạp chí có hàm lượng khoa học cao, được tính điểm cao nhất. Ông Trần Đức Long khẳng định, đây là vinh dự của Tạp chí Pháp luật và Phát triển, cũng như Viện Nghiên cứu Pháp luật và Kinh tế ASEAN và Hội Luật gia Việt Nam.

“Sau quá trình thành lập và phát triển trong 23 năm, Tạp chí Pháp luật và Phát triển đã khẳng định được vị trí của mình. Hội Luật gia Việt Nam cũng thấy rằng, Tạp chí Pháp luật và Phát triển phải vượt qua rất nhiều khó khăn, nhất là nguồn kinh phí hoạt động. Suốt 10 năm vừa qua, Tạp chí Pháp luật và Phát triển chỉ được Nhà nước hỗ trợ 60 triệu đồng mỗi năm. Tuy nhiên, vượt qua khó khăn, Tạp chí Pháp luật và Phát triển đã khẳng định được mình thông qua các bài báo khoa học chất lượng”, Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam chia sẻ.

Ông Trần Đức Long, Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, phát biểu chúc mừng Tạp chí Pháp luật và Phát triển.

Lãnh đạo Hội Luật Gia Việt Nam cũng rất ghi nhận công tác lãnh đạo của Viện Nghiên cứu Pháp luật và Kinh tế ASEAN, đơn vị đã phối hợp với Tạp chí Pháp luật và Phát triển thực hiện hoạt động quy củ theo đúng tôn chỉ mục đích.

Đồng thời, ông Trần Đức Long gửi lời cảm ơn Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tạo điều kiện thuận lợi để Tạp chí Pháp luật và Phát triển ngày càng phát triển.

Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam cũng gửi lời cảm ơn tới các nhà khoa học, các doanh nghiệp, đơn vị đã ùng hộ Tạp chí Pháp luật và Phát triển có thêm các nguồn lực để phát triển trong thời gian qua.

"Hy vọng rằng, các nhà khoa học cũng như các đơn vị, doanh nghiệp sẽ tiếp tục sát cánh, dành sự ủng hộ to lớn để cùng Tạp chí Pháp luật và Phát triển đạt được nhiều thành tựu trong thời gian tới, thật sự đem lại lợi ích cho xã hội, tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, đưa các chính sách pháp luật vào đời sống xã hội tốt hơn" - ông Long bày tỏ.

Tạp chí Pháp luật và Phát triển ra mắt phiên bản điện tử không chỉ là dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của Tạp chí mà còn là bước tiến mới trong việc hiện thực hóa khát vọng lan tỏa tri thức pháp luật đến mọi tầng lớp xã hội như lời phát biểu của ông Đường Xuân Tùng - Hiệu trưởng Cao đẳng Dược Hà Nội. Theo ông Tùng, Tạp chí Pháp luật và Phát triển, qua nhiều năm tháng, đã khẳng định được sứ mệnh của mình trong việc truyền bá những giá trị pháp luật thiết yếu, góp phần xây dựng một xã hội công bằng, văn minh, nơi mọi cá nhân đều ý thức và thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình.

“Sự ra đời của phiên bản điện tử Tạp chí Pháp luật và Phát triển không chỉ là bước chuyển mình phù hợp với xu thế công nghệ mà còn là minh chứng rõ nét cho khát vọng tiếp cận rộng rãi hơn với mọi đối tượng độc giả. Phiên bản điện tử không chỉ là một công cụ, mà còn là chiếc cầu nối để đưa pháp luật đến gần hơn với những người cần nó, góp phần nâng cao nhận thức và ý thức pháp quyền cho từng công dân trong xã hội” - ông Đường Xuân Tùng nhấn mạnh.

Bày tỏ sự tin tưởng đối với sự phát triển của Tạp chí Pháp luật và Phát triển, ông Đường Xuân Tùng khẳng định, Tạp chí điện tử Pháp luật và Phát triển sẽ trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của độc giả, giúp mọi người không chỉ biết mà còn hiểu sâu sắc về quyền lợi và trách nhiệm của mình, từ đó góp phần tạo dựng một cộng đồng tuân thủ pháp luật và có trách nhiệm xã hội.

"Tôi tin rằng, giáo dục pháp luật không chỉ đơn thuần là việc truyền đạt kiến thức, mà còn là quá trình vun đắp những giá trị đạo đức, nhân văn và trách nhiệm công dân. Tôi kỳ vọng, Tạp chí sẽ trở thành một kênh thông tin quan trọng, không chỉ dành riêng cho những người làm công tác pháp luật, mà còn là nguồn tri thức quý giá cho sinh viên trong đó có sinh viên Trường Cao đẳng Dược Hà Nội" - Hiệu trưởng trường Cao đẳng Dược Hà Nội kỳ vọng.

Là đối tác có nhiều năm đồng hành và hợp tác với Tạp chí Pháp luật và Phát triển, ThS. LS. Nguyễn Thanh Hà - Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH Vietthink - chia sẻ, Công ty Luật Vietthink may mắn được chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của Tạp chí và đánh giá cao những đóng góp quan trọng của Tạp chí tới sự phát triển chung của giới luật học. Những giá trị học thuật, tinh thần đóng góp, xây dựng các chính sách pháp luật được Tạp chí truyền tải, cũng là những giá trị mà Vietthink muốn hướng tới và cũng chung tay thúc đẩy.

“Ở Tạp chí Pháp luật và Phát triển luôn có sự kết hợp nhuần nhuyễn và hài hoà, sáng tạo giữa lý luận và thực tiễn trong nghề luật là yếu tố quan trọng để xây dựng công ty luật mang thương hiệu uy tín và có sức lan tỏa mạnh mẽ trên thị trường dịch vụ pháp lý, đáp ứng được nhu cầu của không chỉ cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, người dân mà còn hài hoà được lợi ích của Nhà nước” - ThS. LS. Nguyễn Thanh Hà chia sẻ thêm.

ThS. LS. Nguyễn Thanh Hà - Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH Vietthink.

“Với sự ra mắt của Tạp chí điện tử Pháp luật và Phát triển, trong thời gian tới, ngoài việc tiếp tục là độc giả, là đối tác của Tạp chí, các chuyên gia tư vấn, luật sư của Vietthink sẽ tăng cường việc tham gia nghiên cứu khoa học, viết chia sẻ các kinh nghiệm hành nghề vào kho dữ liệu phong phú của Tạp chí” - ThS. LS Nguyễn Thanh Hà khẳng định.

Tại sự kiện ra mắt, Tạp chí Pháp luật và Phát triển đã ra mắt giao diện mới của Tạp chí điện tử, được đánh giá là khoa học, hiện đại, tiện ích, thẩm mỹ, an toàn và quan trọng nhất là giữ chuẩn mực phong cách của một trong số ít các Tạp chí Luật hàng đầu. Đây cũng là sự kiện đánh dấu một bước phát triển mới của Tạp chí, góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu và truyền tải những kiến thức lý luận, thực tiễn pháp luật tới đông đảo bạn đọc và nhân dân trên cả nước.

Giao diện Tạp chí điện tử được sắp xếp một cách khoa học, hài hòa, triển khai trên nền tảng đa phương tiện; có nhiều tính năng hiện đại và là một trong những tạp chí tiên phong áp dụng công nghệ AI vào nền tảng quản lý nội dung (CMS) hiện nay.

Các đại biểu tham dự sự kiện chụp ảnh lưu niệm

Những ngày vừa qua, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, các tỉnh, thành phố phía Bắc bị thiệt hại nặng nề. Bão lũ làm nhiều ngôi nhà bị ngập, sập đổ, hư hỏng; nhiều héc-ta lúa, hoa màu bị ngập, vùi lấp; nhiều diện tích thủy sản bị thiệt hại; nhiều gia súc, gia cầm bị cuốn trôi; nhiều con đường, cây cầu bị hỏng, xuống cấp. Nhiều nơi đang bị chia cắt, nhiều khu vực dân cư bị cô lập.

Tại sự kiện ra mắt phiên bản điện tử, Tạp chí Pháp luật và Phát triển đã kêu gọi phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc “lá lành đùm lá rách”, “tương thân, tương ái”, chung tay chia sẻ những khó khăn, mất mát, thiệt hại với Nhân dân bằng vật chất và tinh thần để động viên người dân sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống. Cùng chung tay giúp đỡ đồng bào các địa phương bị thiệt hại do mưa lũ, ngay tại lễ ra mắt, Tạp chí Điện tử Pháp luật và Phát triển, các cán bộ, nhân viên Tạp chí cũng như khách mời đã quyên góp, hỗ trợ các hộ dân bị thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại các địa phương.

Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tiếp tục lập nên những kỳ tích trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tiếp tục lập nên những kỳ tích trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Tầm nhìn - Chính sách -  3 giờ trước

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, với bản lĩnh, trí tuệ và sức mạnh Việt Nam, chúng ta đã làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975, nhất định chúng ta sẽ tiếp tục giành được nhiều thành tựu vĩ đại hơn nữa, lập nên những kỳ tích trong kỷ nguyên mới...

TRỰC TIẾP: Kỷ niệm trọng thể 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

TRỰC TIẾP: Kỷ niệm trọng thể 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tầm nhìn - Chính sách -  5 giờ trước

Sáng 30/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).

Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Nhật Bản

Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Nhật Bản

Tầm nhìn - Chính sách -  1 ngày trước

(PLPT) - Trân trọng giới thiệu Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Nhật Bản.

Chính phủ cho ý kiến về 5 dự án Luật quan trọng

Chính phủ cho ý kiến về 5 dự án Luật quan trọng

Tầm nhìn - Chính sách -  6 ngày trước

(PLPT) - Chính phủ quyết nghị về các dự án Luật: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp; Dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Hải quan, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng.

Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí đến năm 2035

Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí đến năm 2035

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Mục tiêu chung của Chiến lược nhằm ngăn chặn, chống lãng phí, góp phần quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước, khơi dậy sức dân, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.

Chính sách thuế cần đặt trong tổng thể thúc đẩy nội lực doanh nghiệp và ổn định kinh tế - xã hội

Chính sách thuế cần đặt trong tổng thể thúc đẩy nội lực doanh nghiệp và ổn định kinh tế - xã hội

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Thuế Tiêu thu đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH, chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng, chính sách thuế cần đặt trong tổng thể các giải pháp thúc đẩy nội lực doanh nghiệp và bảo đảm ổn định kinh tế - xã hội.

Thống nhất quản lý hành chính với quân sự và kinh tế - xã hội theo vùng lãnh thổ

Thống nhất quản lý hành chính với quân sự và kinh tế - xã hội theo vùng lãnh thổ

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Mô hình quản lý theo vùng thống nhất về hành chính, quân sự, kinh tế - xã hội kết hợp với ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ là một giải pháp cải cách ít phức tạp, mang lại một hệ thống quản lý Nhà nước đơn giản và hiệu quả; vừa đạt được mục tiêu tinh gọn bộ máy, tiết kiệm chi phí, vừa không gây xáo trộn lớn đến cơ cấu hành chính hiện tại cũng như ảnh hưởng đến những giá trị tinh thần khác của người dân.

Tổng Bí thư: Sáp nhập tỉnh không phải ‘2 cộng 2 bằng 4’ mà ‘2 cộng 2 lớn hơn 4’

Tổng Bí thư: Sáp nhập tỉnh không phải ‘2 cộng 2 bằng 4’ mà ‘2 cộng 2 lớn hơn 4’

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

Tổng Bí thư chỉ rõ việc sáp nhập tỉnh nhằm tạo ra những động năng mới, tiềm năng mới, không gian mới cho phát triển; không đơn giản là “hai cộng hai bằng bốn” mà phải là “hai cộng hai lớn hơn bốn”.