Tầm nhìn - Chính sách

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Quảng Tây đẩy nhanh 'kết nối cứng' với Việt Nam

Khánh Huyền Thứ năm, 29/08/2024 - 09:36
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Chiều 28/8, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Lưu Ninh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.

Tại buổi tiếp, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ tin tưởng chuyến thăm của ông Lưu Ninh sẽ đạt được nhiều thành quả thực chất, góp phần tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa các địa phương hai nước, không ngừng làm phong phú thêm nội hàm của quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bí thư Khu ủy Quảng Tây (Trung Quốc) Lưu Ninh. (Ảnh: VGP)

Kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Quảng Tây (Trung Quốc) năm 2023 đạt trên 36 tỷ USD, tăng 29,2% so với cùng kỳ. Việt Nam duy trì 25 năm là đối tác thương mại lớn nhất của Quảng Tây. Đầu tư lũy kế của Quảng Tây tại Việt Nam đạt trên 1,83 tỷ USD; công tác thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh được thúc đẩy thuận lợi.

Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn hai bên thời gian tới tiếp tục tập trung triển khai hiệu quả, cụ thể hóa nhận thức chung cấp cao, tăng cường giao lưu, tiếp xúc giữa các cấp, các ngành, các đoàn thể nhân dân, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển; tích cực bảo vệ, khai thác các "địa chỉ đỏ" của cách mạng hai nước, nhất là các di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng Tây để tăng cường hiểu biết lẫn nhau, bồi đắp tình cảm hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

Thủ tướng mong muốn hai bên nỗ lực tạo đột phá mới về hợp tác trên các lĩnh vực hợp tác thực chất. Thủ tướng đề nghị đẩy nhanh "kết nối cứng" về đường bộ cao tốc, đường sắt cao tốc, nhất là các tuyến Lạng Sơn - Hà Nội và Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng kết nối với Quảng Tây, đồng thời thúc đẩy nâng cấp "kết nối mềm" về hải quan thông minh, cửa khẩu thông minh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Quảng Tây tiếp tục tạo thuận lợi cho hàng hóa của Việt Nam nhập khẩu vào Quảng Tây để đi sâu vào nội địa Trung Quốc và đi nước thứ ba, khuyến khích doanh nghiệp có thực lực của Quảng Tây tăng cường đầu tư vào Việt Nam, nhất là các dự án về nông nghiệp xanh, năng lượng sạch, phát triển bền vững.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Quảng Tây tiếp tục tạo thuận lợi cho hàng hóa của Việt Nam nhập khẩu vào Quảng Tây để đi sâu vào nội địa Trung Quốc và đi nước thứ ba. (Ảnh: VGP)

Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam mong muốn hai bên tích cực nghiên cứu mô hình khu hợp tác kinh tế qua biên giới; phối hợp quản lý tốt biên giới trên đất liền, cùng tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 25 năm ký kết Hiệp ước Biên giới trên đất liền và 15 năm ký kết 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền.

Bí thư Quảng Tây Lưu Ninh khẳng định quyết tâm thúc đẩy hợp tác giữa hai bên, mở rộng và làm sâu sắc giao lưu hữu nghị với các địa phương Việt Nam, đẩy mạnh kết nối giao thông cả đường bộ, đường sắt và đường biển phù hợp quy mô hợp tác kinh tế - thương mại hai nước; phát huy ưu thế đặc biệt của hai bên để qua Quảng Tây kết nối sâu hơn với lục địa Trung Quốc, sang các nước thứ ba cũng như qua Việt Nam kết nối với các nước ASEAN.

Bí thư Quảng Tây Lưu Ninh khẳng định quyết tâm thúc đẩy hợp tác giữa hai bên, mở rộng và làm sâu sắc giao lưu hữu nghị với các địa phương Việt Nam. (Ảnh: VGP)

Ông Lưu Ninh đề nghị hai bên mở rộng hơn nữa quy mô, nâng cao chất lượng hợp tác thương mại, đầu tư, nâng cao hiệu suất thông quan với mô hình "cửa khẩu thông minh", triển khai hợp tác cảng biển, hợp tác thương mại về điện lực, kinh tế số, kết nối số; tăng cường quản lý biên giới, hợp tác phòng, chống tội phạm, phòng, chống dịch bệnh xuyên biên giới; mở rộng và nâng cao chất lượng hợp tác du lịch, giao lưu nhân dân, giáo dục đào tạo... góp phần củng cố và đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung Quốc - Việt Nam đi vào chiều sâu, mang lại lợi ích thiết thực cho các địa phương và nhân dân hai bên.

Cùng chuyên mục

Sửa quy định về thuế để hỗ trợ doanh nghiệp khoáng sản

Sửa quy định về thuế để hỗ trợ doanh nghiệp khoáng sản

Tầm nhìn - Chính sách -  6 ngày trước

(PLPT) - Ủy ban Tài chính - Ngân sách thống nhất với đề xuất bỏ nội dung hạch toán khoản hỗ trợ trong dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Luật Thủ đô 2024 hướng đến xây dựng đô thị xanh và bền vững

Luật Thủ đô 2024 hướng đến xây dựng đô thị xanh và bền vững

Tầm nhìn - Chính sách -  6 ngày trước

(PLPT) - Luật Thủ đô 2024 vừa được Quốc hội thông qua sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 đã quy định một cách toàn diện các nội dung đột phá, hướng tới xây dựng đô thị xanh, bền vững.

Luật Địa chất và khoáng sản cần giảm thiểu cơ chế ‘xin - cho’

Luật Địa chất và khoáng sản cần giảm thiểu cơ chế ‘xin - cho’

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Về thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản trong dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu quan điểm, cơ quan soạn thảo và thẩm tra phải nghiên cứu kỹ lưỡng về nội dung này để tránh thủ tục xin phép nhiều lần, giảm thiểu tối đa cơ chế xin - cho.

Dự thảo Luật Dữ liệu đủ điều kiện để trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8

Dự thảo Luật Dữ liệu đủ điều kiện để trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Tiếp tục xem xét về dự thảo Luật Dữ liệu, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, dự thảo quán triệt tốt quan điểm đổi mới tư duy, phương pháp, quy trình, thủ tục lập pháp và thống nhất đề nghị Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8.

Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh

Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Nhằm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh hưởng bảo hiểm y tế.

Luật Đầu tư công sửa đổi nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

Luật Đầu tư công sửa đổi nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Quan điểm sửa đổi Luật Đầu tư công là tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện kể từ khi Luật này được thông qua.

Năm 2025, Việt Nam phấn đấu tăng trưởng GDP lên đến 7,5%

Năm 2025, Việt Nam phấn đấu tăng trưởng GDP lên đến 7,5%

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 vừa được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 với tỷ lệ tán thành cao giao chỉ tiêu phát triển GDP khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%.

Quản lý nền tảng mạng xã hội việc đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế

Quản lý nền tảng mạng xã hội việc đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Với vấn đề công tác quản lý mạng xã hội hiện nay, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, giải pháp đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế.