Tầm nhìn - Chính sách

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quan hệ Việt Nam - Lào rất đặc biệt

Thứ tư, 09/10/2024 - 11:05
Nghe audio
0:00

Chiều ngày 8/10, tại thủ đô Vientiane, Lào, nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ, làm việc với cán bộ Đại sứ quán Việt Nam và các cơ quan đại diện Việt Nam tại Lào.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ, làm việc với cán bộ Đại sứ quán Việt Nam và các cơ quan đại diện Việt Nam tại Lào. (Ảnh: VGP)

Cùng dự có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cùng lãnh đạo các bộ, ngành tham gia đoàn công tác.

Báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đoàn đại biểu, Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm cho biết Đại sứ quán đã luôn chủ động, nỗ lực, góp phần thúc đẩy quan hệ giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả trên các lĩnh vực, đặc biệt là triển khai các thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước.

Hiện Việt Nam nằm trong nhóm 3 nước có đầu tư lớn nhất tại Lào với tổng vốn đăng ký trên 5 tỷ USD. Kim ngạch thương mại song phương trong những tháng đầu năm 2024 đã vượt 1 tỷ USD, hướng tới mục tiêu trên 2 tỷ USD mỗi năm.

Thủ tướng nhấn mạnh quan hệ Việt Nam - Lào rất đặc biệt, các cơ quan đại diện Việt Nam cùng các cán bộ phải quán triệt tinh thần chân thành, tin cậy, cởi mở trong quan hệ này. (Ảnh: VGP)

Hiện có khoảng 100.000 kiều bào Việt Nam đang sinh sống, làm việc, học tập tại Lào. Thời gian qua, Đại sứ quán luôn quan tâm hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam, giúp kiều bào yên tâm làm ăn sinh sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội của Lào và đóng góp cho quê hương, đất nước, cho quan hệ Việt Nam - Lào. Đặc biệt, Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam hết sức quan tâm, có nhiều hoạt động tôn vinh và thúc đẩy việc giữ gìn, học tập tiếng Việt.

Bà Kiều Thị Hồng Phúc, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Luang Prabang cho biết địa bàn khu vực Bắc Lào còn nhiều khó khăn, nhưng 8 tỉnh tại đây có mối quan hệ tốt với 26 tỉnh, thành phố và 2 quân khu của Việt Nam.

Đáng chú ý, về ngoại giao kinh tế, Tổng Lãnh sự quán và hai tỉnh Điện Biên, Lai Châu đang triển khai dự án hợp tác trồng thí điểm 8 ha cây macca, tới đây nếu hiệu quả sẽ mở rộng. Bà Kiều Thị Hồng Phúc đề nghị các bộ, ngành quan tâm hỗ trợ, hợp tác với Lào về công tác này và cho biết sẽ mở rộng hợp tác trồng thí điểm một số cây phù hợp với Bắc Lào như tre Bát Độ, quế…

Thiếu tướng Đào Xuân Lân, Trưởng Cơ quan đại diện Bộ Công an Việt Nam tại Lào báo cáo về các hoạt động hợp tác với Lào, đặc biệt là hợp tác phòng chống tội phạm; cho biết hiện Bộ Công an đang triển khai 2 dự án hỗ trợ phía Lào gồm xây dựng trung tâm cai nghiện ma túy và xây dựng hệ thống dữ liệu dân cư, cấp căn cước công dân.

Tùy viên Quốc phòng Việt Nam tại Lào, Đại tá Võ Văn Thống khẳng định các cơ quan đại diện Việt Nam tại Lào luôn đoàn kết, thống nhất, nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ Đảng, Nhà nước giao với tinh thần bảo vệ đất nước "từ sớm từ xa", "giúp bạn cũng là giúp mình"; đề nghị Đảng, Nhà nước tiếp tục quan tâm đẩy mạnh hợp tác phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới giữa hai nước, hợp tác đào tạo nguồn nhân lực.

Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm báo cáo tại buổi làm việc. (Ảnh: VGP)

Sau khi nghe các ý kiến, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan hệ Việt Nam - Lào rất đặc biệt, các cơ quan đại diện Việt Nam cùng các cán bộ phải quán triệt tinh thần chân thành, tin cậy, cởi mở trong quan hệ này.

Thời gian qua, mặc dù tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, song quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào vẫn tiếp tục phát triển hết sức tốt đẹp; quan hệ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả.

Thủ tướng biểu dương các cơ quan đại diện tại Lào đã vượt nhiều khó khăn, hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó, góp phần thúc đẩy quan hệ quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào.

Thủ tướng nêu rõ, trong quan hệ Việt Nam - Lào, quan hệ chính trị là nòng cốt, đồng thời phải thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế, hợp tác giáo dục, đào tạo nhân lực và các lĩnh vực khác, góp phần củng cố, vun đắp cho quan hệ Việt - Lào ngày càng phát triển trên mọi lĩnh vực, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước.

Các cán bộ Đại sứ quán Việt Nam và các cơ quan đại diện Việt Nam tại Lào dự buổi làm việc. (Ảnh: VGP)

Phân tích thêm về các trọng tâm mà các cơ quan đại diện cần tập trung thúc đẩy trong hợp tác kinh tế song phương, Thủ tướng nhấn mạnh cần tăng cường kết nối doanh nghiệp, hỗ trợ đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân phát triển, kêu gọi, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hai nước hợp tác, đầu tư; tạo điều kiện cho công dân Việt Nam sinh sống, học tập, làm việc thuận lợi tại Lào; thúc đẩy triển khai thật tốt các dự án đã có, hoàn thành dứt điểm các dự án đang làm, với các dự án sắp tới phải theo hướng trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải.

Thủ tướng cũng nêu rõ, "hợp tác giáo dục, đào tạo với Lào là vấn đề chiến lược, lâu dài".

Cùng với đó, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan cần tiếp tục làm tốt công tác bảo hộ công dân, xây dựng cộng đồng; giữ vững và phát huy đoàn kết, thống nhất; chủ động, tích cực hợp tác, giao lưu với cơ quan đại diện các nước ASEAN tại Lào để góp phần thúc đẩy, tăng cường đoàn kết, thống nhất trong ASEAN.

Cơ bản tán thành với các đề xuất của các đại biểu, Thủ tướng giao các cơ quan phối hợp xây dựng các đề án, dự án cụ thể để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm "đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện", đã làm, đã thực hiện phải có hiệu quả trong triển khai các dự án hợp tác với Lào.

Cùng chuyên mục

Sửa quy định về thuế để hỗ trợ doanh nghiệp khoáng sản

Sửa quy định về thuế để hỗ trợ doanh nghiệp khoáng sản

Tầm nhìn - Chính sách -  4 ngày trước

(PLPT) - Ủy ban Tài chính - Ngân sách thống nhất với đề xuất bỏ nội dung hạch toán khoản hỗ trợ trong dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Luật Thủ đô 2024 hướng đến xây dựng đô thị xanh và bền vững

Luật Thủ đô 2024 hướng đến xây dựng đô thị xanh và bền vững

Tầm nhìn - Chính sách -  4 ngày trước

(PLPT) - Luật Thủ đô 2024 vừa được Quốc hội thông qua sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 đã quy định một cách toàn diện các nội dung đột phá, hướng tới xây dựng đô thị xanh, bền vững.

Luật Địa chất và khoáng sản cần giảm thiểu cơ chế ‘xin - cho’

Luật Địa chất và khoáng sản cần giảm thiểu cơ chế ‘xin - cho’

Tầm nhìn - Chính sách -  5 ngày trước

(PLPT) - Về thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản trong dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu quan điểm, cơ quan soạn thảo và thẩm tra phải nghiên cứu kỹ lưỡng về nội dung này để tránh thủ tục xin phép nhiều lần, giảm thiểu tối đa cơ chế xin - cho.

Dự thảo Luật Dữ liệu đủ điều kiện để trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8

Dự thảo Luật Dữ liệu đủ điều kiện để trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8

Tầm nhìn - Chính sách -  6 ngày trước

(PLPT) - Tiếp tục xem xét về dự thảo Luật Dữ liệu, các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, dự thảo quán triệt tốt quan điểm đổi mới tư duy, phương pháp, quy trình, thủ tục lập pháp và thống nhất đề nghị Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8.

Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh

Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Nhằm đồng bộ với Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sẽ xóa bỏ địa giới hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh hưởng bảo hiểm y tế.

Luật Đầu tư công sửa đổi nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

Luật Đầu tư công sửa đổi nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Quan điểm sửa đổi Luật Đầu tư công là tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện kể từ khi Luật này được thông qua.

Năm 2025, Việt Nam phấn đấu tăng trưởng GDP lên đến 7,5%

Năm 2025, Việt Nam phấn đấu tăng trưởng GDP lên đến 7,5%

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 vừa được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8 với tỷ lệ tán thành cao giao chỉ tiêu phát triển GDP khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%.

Quản lý nền tảng mạng xã hội việc đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế

Quản lý nền tảng mạng xã hội việc đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế

Tầm nhìn - Chính sách -  1 tuần trước

(PLPT) - Với vấn đề công tác quản lý mạng xã hội hiện nay, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, giải pháp đầu tiên là phải hoàn thiện thể chế.

Đọc nhiều