Thương mại điện tử giúp tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Ninh Gia
Thứ hai, 09/12/2024 - 15:05
Nghe audio
0:00
(PLPT) - Với dân số hơn 100 triệu người, Việt Nam sở hữu một thị trường mua sắm trực tuyến lớn và giàu tiềm năng khi có tới 80% dân số sử dụng internet để mua sắm, thúc đẩy sự gia tăng hoạt động thương mại điện tử hứa hẹn sẽ tối ưu hóa doanh thu của doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thương mại điện tử của Việt Nam phát triển nhanh nhất Đông Nam Á
Khảo sát mới nhất của FedEx về tình hình mua sắm cuối năm nay ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương thu thập ý kiến từ 200 doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng với 300 người tiêu dùng tại 12 thị trường thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Khảo sát chỉ ra những kỳ vọng, động lực mua sắm và một số mối quan ngại không chỉ của các doanh nghiệp mà còn từ phía người tiêu dùng trong mùa lễ hội sắp tới.
Kết quả khảo sát cho thấy, 70% doanh nghiệp nhỏ và vừa kỳ vọng mùa lễ hội này sẽ có sự tăng trưởng doanh thu đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, dự đoán gần 80% doanh số tăng trưởng sẽ đến từ các thị trường trong khu vực Châu Á, đặc biệt là thị trường Đông Nam Á. Đây là một tín hiệu tích cực, phù hợp với xu hướng chung của thị trường.
Thực tế, thị trường thương mại điện tử tại Đông Nam Á đã ghi nhận mức tăng trưởng hai con số trong năm 2024 nhờ vào việc ngày càng nhiều doanh nghiệp áp dụng hiệu quả công nghệ số và đẩy mạnh thương mại quốc tế. Bên cạnh đó, thương mại nội khu châu Á cũng đang phát triển mạnh mẽ và được dự báo sẽ vượt mức 13,5 nghìn tỷ USD vào năm 2030.
Theo Bộ Công Thương, lĩnh vực thương mại điện tử của Việt Nam đã tăng trưởng 25% vào năm 2023, trở thành thị trường phát triển nhanh nhất tại Đông Nam Á và là một trong 10 thị trường phát triển nhanh nhất thế giới. Hơn 80% người dùng internet trong nước cho biết có sử dụng hình thức mua sắm trực tuyến, từ đó thúc đẩy mở rộng thương mại điện tử và thu hút các doanh nghiệp nhỏ và vừa gia nhập vào lĩnh vực này.
Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) Lê Nam Trung cho biết, thương mại điện tử toàn cầu đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ và được dự báo sẽ tiếp tục phát triển trong những năm tới. Năm 2024, tổng giá trị giao dịch thương mại điện tử toàn cầu ước đạt 6,3 nghìn tỷ USD, tăng 17% so với năm 2023.
Hiện nay, Shopee là nền tảng thương mại điện tử chiếm ưu thế về thị phần doanh số bán hàng. Tiktok Shop cũng là đối thủ đang phát triển nhanh chóng, điều này nhấn mạnh sự chuyển đổi của mạng xã hội từ phương tiện quảng cáo sang thương mại. Các hình thức bán hàng mới như livestream, shoppertainment (mua sắm kết hợp giải trí) và thương mại giao tiếp đang thúc đẩy cuộc cách mạng thương mại mạng xã hội.
Còn theo báo cáo e-Conomy SEA 2024 của Google, Temasek và Bain & Company, thị trường thương mại điện tử của Việt Nam được ước tính đạt 22 tỷ USD trong năm nay, xếp thứ ba Đông Nam Á sau Indonesia (65 tỷ USD) và Thái Lan (26 tỷ USD).
Cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Bà Trịnh Thị Ngân - đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội - thừa nhận, chuyển đổi số hiện nay không chỉ tạo cơ hội kết nối mạng lưới, thu gọn khoảng cách giữa các bộ phận trong tổ chức, nâng cao hiệu suất quản trị doanh nghiệp và tối ưu hóa năng suất làm việc của nhân viên, còn giúp cải thiện chất lượng sản phẩm và tăng cường khả năng cạnh tranh.
Để duy trì và nâng cao sự cạnh tranh trong môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp, các doanh nghiệp phải thích nghi với sự thay đổi và sử dụng công nghệ số hóa để tối ưu hóa hoạt động kinh doanh, cải thiện hiệu suất và chất lượng, tạo ra giá trị cho khách hàng.
Bà Ngân cũng chỉ ra, hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang đối mặt với thách thức lớn từ quá trình hội nhập và chuyển đổi số, cùng với khó khăn từ tình hình phức tạp của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu chuyển đổi số có tác động đáng kể đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Vì vậy, việc chuyển đổi số trở thành một giải pháp quan trọng và là xu hướng không thể tránh được để doanh nghiệp vừa và nhỏ cải thiện năng lực cạnh tranh, tăng hiệu suất sản xuất, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, đẩy mạnh hội nhập và đảm bảo sự phát triển bền vững.
Thị trường đã tăng trưởng 18% so với năm ngoái, tốc độ tăng trưởng nhanh thứ ba sau Philippines (23%) và Thái Lan (19%). Thị trường của Việt Nam dự kiến sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng này, trung bình hơn 19% hàng năm và đạt 63 tỷ USD vào năm 2030. Tại thời điểm đó, dự kiến Việt Nam sẽ vượt qua Thái Lan, xếp thứ hai trong khu vực, chỉ sau Indonesia.
Thương mại điện tử chiếm hơn 60% nền kinh tế số của Việt Nam năm nay, trở thành một trong hai động lực tăng trưởng chính cùng với du lịch trực tuyến. Các nền tảng thương mại điện tử bán lẻ, bao gồm Shopee, TikTok Shop, Lazada, Tiki và Sendo, gần đây đã được gia nhập bởi các ông lớn xuyên biên giới như Shein, Temu… mở rộng thêm lựa chọn thị trường.
Báo cáo New E-Commerce của Bain & Company nhận định, trong thời gian tới, thương mại điện tử Việt Nam sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Theo đó, đến năm 2026, Việt Nam sẽ là thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất Đông Nam Á, với tổng giá trị hàng hóa thương mại điện tử ước đạt 56 tỷ USD.
“Do đó, thương mại điện tử là một lĩnh vực đầy tiềm năng, góp phần không
nhỏ trong việc phát triển kinh tế số, thúc đẩy dòng chảy hàng hóa và
dịch vụ, hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hà Nội
tìm kiếm cơ hội sản xuất, kinh doanh hiệu quả trong bối cảnh hội nhập
sâu rộng và sự lan tỏa của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Để khai
thác thác tối đa cơ hội từ lĩnh vực này, doanh nghiệp cần áp
dụng công nghệ toàn diện và hiệu quả nhằm giải quyết được các bài toán
đặc thù trong các lĩnh vực thương mại điện tử“, ông Lê Nam Trung chia
sẻ.
(PLPT) - Một người đàn ông ở Ninh Bình bị lừa hàng trăm triệu đồng vì tin lời hai đối tượng người nước ngoài giả danh nhà đầu tư nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý thế nào?
(PLPT) - Liên quan tới vụ việc thiếu nữ 14 tuổi bị hiếp dâm, đe dọa bằng clip "nóng", chuyên gia pháp lý đã có những phân tích vấn đề pháp lý về tình huống của vụ việc.
(PLPT) - Sau khi trộm xe máy tại TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, nam thanh niên di chuyển lên cao tốc thì bị lực lượng CSGT dừng xe và phát hiện. Pháp luật hiện hành quy định hành vi đi xe máy vào đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền?
(PLPT) - Lợi dụng mạng xã hội, các đối tượng rao bán xe máy không giấy tờ với giá rẻ, yêu cầu đặt cọc qua tài khoản "rửa tiền" rồi chiếm đoạt toàn bộ số tiền, khiến nhiều người sập bẫy.
(PLPT) - Gần đây xuất hiện hình thức lừa đảo "giả danh thám tử," "chat sex" để bí mật thu thập thông tin nhạy cảm liên quan đến các nạn nhân. Sau đó, các đối tượng sẽ gọi điện, gửi thư điện tử hoặc nhắn tin để đe dọa nhằm tống tiền.
(PLPT) - Thời gian gần đây, xuất hiện các đối tượng sử dụng thủ đoạn chỉnh sửa, cắt ghép hình ảnh nhạy cảm vào ảnh của nạn nhân, sau đó gọi điện đe dọa nhằm đòi nợ hoặc tống tiền các cán bộ lãnh đạo. Pháp luật hiện hành quy định tội tống tiền bằng hình ảnh nhạy cảm bị xử phạt như thế nào?
Cần thay đổi tư duy làm luật theo hướng xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết kịp thời đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, thay vì làm luật theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm, bởi thực tế cho thấy tính ổn định của Chương trình không cao.
(PLPT) - Cơ quan Công an phát hiện hàng tấn hàng giả mạo nhãn hiệu của các hãng nổi tiếng. Pháp luật hiện hành quy định về hành vi vận chuyển buôn bán hàng giả xử lý như thế nào?