Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Triệt phá đường dây cho vay nặng lãi 360%/năm hoạt động liên tỉnh

Yến Nhi Thứ năm, 19/12/2024 - 16:09

(PLPT) - Nhóm đối tượng hoạt động liên tỉnh cho hàng trăm người vay tổng số tiền hơn 6 tỷ đồng với lãi suất từ 120%-360%/năm. Tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự bị xử phạt như thế nào?

Các đối tượng trong đường dây cho vay nặng lãi bị tạm giữ. 

Bắt giữ nhóm đối tượng cho vay nặng lãi 360%/năm

Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Quảng Nam vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự - Công an tỉnh Thanh Hóa, Phòng Cảnh sát hình sự - Công an TP Đà Nẵng và đơn vị nghiệp vụ thuộc Công an tỉnh Quảng Nam đồng loạt ra quân, bắt giữ nhóm cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.[1]

Theo điều tra, nhóm cho vay nặng lãi do Nguyễn Chí Tâm (SN 1989, trú quận Đống Đa, TP Hà Nội); Nguyễn Tấn Minh Quân (SN 2001, trú huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình); Nguyễn Tuấn Anh (SN 1989) và Lê Hữu Đạt (SN 2001, cùng trú huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) cùng đồng bọn thực hiện.

Từ tháng 10/2024 đến nay, nhóm đối tượng này đã cho gần 450 người trên địa bàn TP Huế, Quảng Nam, TP Đà Nẵng vay tổng số tiền hơn 6 tỷ đồng với lãi suất từ 120% - 360%/năm.

Các đối tượng cho vay theo chu kỳ ngắn từ 23 - 25 ngày, kết thúc kỳ vay nếu chưa trả hết lãi và gốc, các đối tượng sẽ tạo khoản vay mới, người vay nợ sẽ phải chịu lãi suất kép, số tiền vay nợ ngày càng tăng.

Các đối tượng hoạt động phân tán nhiều nơi, phân công địa bàn cụ thể cho từng đối tượng để theo dõi, quản lý. Khi người vay chậm đóng tiền hoặc bỏ trốn thì nhóm mới tập trung, kết hợp với nhau đến nơi ở, nơi làm việc tìm người vay để "khủng bố tinh thần" hoặc cắt ghép hình ảnh đưa lên mạng xã hội để đòi tiền.

Theo Công an tỉnh Quảng Nam, đây là nhóm đối tượng hoạt động liên tỉnh, chuyên nghiệp với thủ đoạn tinh vi. Các đối tượng Nguyễn Chí Tâm, Nguyễn Tuấn Anh từng bị cơ quan Công an xử lý về hành vi "Cho vay lãi nặng" và vừa chấp hành xong án phạt tại địa phương.

Công an tỉnh Quảng Nam đã tạm giữ hình sự 4 đối tượng trên để mở rộng điều tra.

Nhóm đối tượng cho vay nặng lãi đến 360% một năm, thu lợi bất chính hàng trăm triệu đồng

Vào hồi cuối tháng 7/2024, Công an tỉnh Long An đã bàn giao đối tượng và tang vật cho Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Bến Lức để điều tra, xử lý các đối tượng có hành vi "Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự".[2]

Trước đó, qua công tác nghiệp vụ, Phòng Cảnh sát hình sự phát hiện nhóm đối tượng có biểu hiện nghi vấn về hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự nên xác lập chuyên án đấu tranh, làm rõ.

Ngày 19/7/2024, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Long An phối hợp Công an huyện Bến Lức, Châu Thành, TP.Tân An mời làm việc 4 đối tượng gồm: Nguyễn Ngọc Huy (SN 1988) và Bùi Hồng Quân (SN 1997), cùng thường trú TP.Hà Nội, hiện ngụ xã Thanh Phú, huyện Bến Lức; Trần Thị Y Bình (SN 2002), ngụ xã Hòa Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Long An và T.T.N (SN 1996), thường trú TP.Cà Mau, tỉnh Cà Mau, hiện ngụ xã Thanh Phú, huyện Bến Lức.

Phòng Cảnh sát hình sự phối hợp Công an các địa phương trên khám xét khẩn cấp nơi ở của Huy, thu giữ các đồ vật, tài liệu có liên quan hành vi "Cho vay lãi nặng".

Căn cứ kết quả làm việc và tài liệu thu được, nhóm của Huy đã cho nhiều người vay, với số tiền mỗi lần từ 2 triệu đến 150 triệu đồng, lãi suất từ 120%-360%/năm. Riêng trong 2 ngày 16 và 17/7/2024, có 118 khoản vay/103 người vay, với tổng tiền cho vay là 1.260.300.000 đồng, tổng tiền thu lợi bất chính là 271.730.760 đồng.

Phòng Cảnh sát hình sự cũng mời làm việc 18 người vay tiền của nhóm đối tượng do Huy cầm đầu, với tổng tiền vay là 1.620.000.000 đồng, tổng tiền thu lợi bất chính là 302.102.460 đồng.

Ngoài ra, trong quá trình khám xét nơi ở của Huy, lực lượng làm nhiệm vụ còn thu giữ 1,187 gram Ketamin. Huy khai nhận đã mua qua ứng dụng Telegram vào ngày 14/7/2024 với giá 1.000.000 đồng để sử dụng.

Thế nào là cho vay nặng lãi?

Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 01/2021/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 201 của Bộ luật Hình sự 2015 và việc xét xử vụ án hình sự về tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự định nghĩa:

"Cho vay lãi nặng là trường hợp bên cho vay tiền với mức lãi suất gấp 05 lần trở lên mức lãi suất cao nhất quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự 2015."[3]

Theo đó, lãi suất tối đa được quy định tại Khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 là không được vượt quá mức lãi suất cho phép là 20%/ năm, tức 1.66%/tháng. Trong trường hợp cho vay với mức lãi suất gấp 05 lần mức này trở lên thì được gọi là cho vay nặng lãi.[4]

Tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) quy định về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, cụ thể như sau:

"Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."[5]

Như vậy, người phạm tội cho vay nặng lãi với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự 2015 thu lợi bất chính từ 30.000.000 hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hình phạt tiền từ 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù đến 03 năm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 đến 05 năm.

Hành vi cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Căn cứ theo Điều 7 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP hướng dẫn truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể như sau:[6]

- Trường hợp người thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng, mà số tiền thu lợi bất chính của mỗi lần phạm tội từ 30.000.000 đồng trở lên, nếu mỗi lần phạm tội đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thì ngoài việc bị áp dụng khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính, họ còn bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.

- Trường hợp người thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng mà các lần thu lợi bất chính đều dưới 30.000.000 đồng nhưng tổng số tiền thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên và các hành vi này chưa lần nào bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính của các lần cho vay lãi nặng, không áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.

- Trường hợp người thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng, trong đó có một lần cho vay lãi nặng, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên và hành vi cho vay lãi nặng này chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; còn các hành vi cho vay lãi nặng khác thu lợi bất chính dưới 30.000.000 đồng, các hành vi này chưa bị xử phạt vi phạm hành chính và chưa hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính của các lần cho vay lãi nặng, không áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự "phạm tội 02 lần trở lên" quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.

- Trường hợp người cho vay lãi nặng thực hiện nhiều hành vi khác nhau liên quan đến việc đòi nợ (như: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần, gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe hoặc có hành vi khác để lấy tài sản,...) thì tùy từng trường hợp họ còn bị xử lý hình sự về tội phạm tương ứng, nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

- Trường hợp người cho vay lãi nặng nhằm thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên, nhưng vì nguyên nhân ngoài ý muốn mà người cho vay chưa thu lợi bất chính hoặc đã thu lợi bất chính dưới 30.000.000 đồng, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính mà họ nhằm đạt được. Việc xác định số tiền thu lợi bất chính được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 6 Nghị quyết 01. Khi quyết định hình phạt, Tòa án áp dụng Điều 15 và khoản 3 Điều 57 của Bộ luật Hình sự về phạm tội chưa đạt.

[1] Vân Anh, Công Huy, Triệt xóa đường dây cho vay nặng lãi tới 360%/năm, hoạt động liên tỉnh, Báo Pháp luật Việt Nam, (12h46 ngày 19/12/2024), https://baophapluat.vn/triet-xoa-duong-day-cho-vay-nang-lai-toi-360nam-hoat-dong-lien-tinh-post535381.html

[2] T. Phượng, Khởi tố 03 đối tượng có hành vi cho vay lãi nặng, với lãi suất từ 120%-360%/năm, Bộ Công an, (ngày 26/07/2024), https://www.mps.gov.vn/tin-tuc-su-kien/tin-an-ninh-trat-tu/khoi-to-03-doi-tuong-co-hanh-vi-cho-vay-lai-nang-voi-lai-suat-tu-120-360nam-d22-t40397.html

[3] Nghị quyết số 01/2021/NQ-HĐTP ngày 20/12/2021 hướng dẫn áp dụng Điều 201 của Bộ luật hình sự và việc xét xử vụ án hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

[4] Bộ luật Dân sự số: 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015

[5] Bộ luật hình sự số: 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

[6] Điều 7 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP ngày 20/12/2021 quy định về Truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể.

Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.

Cùng chuyên mục

Chuẩn bị diễn ra Hội thảo Quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư”

Chuẩn bị diễn ra Hội thảo Quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư”

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  7 giờ trước

(PLPT) - Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư” sẽ được tổ chức tại Quảng Ninh vào ngày 5/4/2025.

3 nhóm vấn đề trong Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi)

3 nhóm vấn đề trong Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi)

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  21 giờ trước

Tại dự thảo Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi) đang lấy ý kiến nhân dân, Bộ Nội vụ đề xuất tập trung sửa đổi, bổ sung 3 nhóm vấn đề.

Vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân: Thực trạng và một số khuyến nghị

Vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân: Thực trạng và một số khuyến nghị

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  21 giờ trước

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, cộng đồng quốc tế đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong giảm thiểu phổ biến vũ khí hạt nhân và quản lý nguy cơ xung đột hạt nhân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xu hướng này đang có dấu hiệu đảo ngược. Giới quan sát cho rằng, môi trường an ninh quốc tế ngày càng bất ổn với việc các nước lớn gia tăng cạnh tranh chiến lược và sự nổi lên của những thách thức an ninh toàn cầu khiến xu thế chính trị cường quyền và sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế gia tăng, nhất là việc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân. Vì vậy, việc các nước tăng cường nâng cao ý thức, phối hợp chặt chẽ để góp phần giải quyết tình trạng này có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Vụ Baby Three bị nghi in hình 'đường lưỡi bò': Mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' bị xử phạt như thế nào?

Vụ Baby Three bị nghi in hình 'đường lưỡi bò': Mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' bị xử phạt như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Đồ chơi Baby Three đang đối mặt với làn sóng tẩy chay tại Việt Nam do nghi vấn in hình “đường lưỡi bò”. Trước phản ứng dữ dội từ dư luận, nhà sản xuất Baby Three đã hợp tác với cơ quan chức năng để làm rõ vụ việc. Vậy việc mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' có bị xử phạt?

Từ vụ 'rửa tiền' 2.000 tỷ đồng ở Lâm Đồng: Trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền ra sao?

Từ vụ 'rửa tiền' 2.000 tỷ đồng ở Lâm Đồng: Trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền ra sao?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Trong vụ án 'rửa tiền' gần 2.000 tỷ đồng tại Lâm Đồng, các đối tượng sử dụng hàng chục tài khoản ngân hàng để luân chuyển tiền bất hợp pháp, hợp thức hóa qua nhiều lớp giao dịch trước khi chuyển ra nước ngoài. Vậy, trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền được quy định ra sao?

Chiêu lừa 'cộng tác viên online' tiếp tục khiến nhiều người mắc bẫy

Chiêu lừa 'cộng tác viên online' tiếp tục khiến nhiều người mắc bẫy

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Chiêu trò lừa đảo "cộng tác viên online" tiếp tục nở rộ, khiến nhiều người mất tiền oan vì những lời mời gọi hấp dẫn. Cơ quan công an khuyến cáo người dân cần cảnh giác, kiểm tra kỹ nguồn thông tin chính thống để tránh sập bẫy.

Chế tài xử lý đối với tội bắt cóc trẻ em

Chế tài xử lý đối với tội bắt cóc trẻ em

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Gần đây, nhiều thông tin sai sự thật về các vụ "bắt cóc trẻ em" lan truyền trên mạng xã hội, gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần tỉnh táo, cẩn trọng trước những tin đồn thất thiệt.

Hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội bị xử lý thế nào?

Hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội bị xử lý thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Hàng loạt các cá nhân, đội nhóm bị xử phạt vì đăng tải thông tin 'báo chốt' cảnh sát giao thông lên mạng xã hội. Vậy chế tài xử lý hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội ra sao?