Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Xu hướng chuyển đổi xanh đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành công nghiệp chăm sóc sắc đẹp

Đình Đức Thứ năm, 26/12/2024 - 08:26

(PLPT) - Trong bối cảnh toàn cầu đang hướng đến phát triển bền vững, xu hướng chuyển đổi xanh không chỉ là cơ hội mà còn là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt trong ngành công nghiệp chăm sóc sắc đẹp.

Chuyển động “xanh” trong chính sách quốc tế và trong nước

Chuyển đổi xanh đã trở thành xu hướng tất yếu trong mọi lĩnh vực sản xuất và kinh doanh trên toàn cầu, đặc biệt là trong ngành công nghiệp chăm sóc sắc đẹp. Với sự tăng trưởng mạnh mẽ về nhận thức tiêu dùng và yêu cầu bền vững, các doanh nghiệp không thể đứng ngoài cuộc cách mạng xanh này.

Theo Rakuten Insight, có 84% người Việt sẵn sàng trả nhiều hơn cho các sản phẩm bền vững trong năm 2023[1] và ghi nhận mức tăng 71% về độ phổ biến của các tìm kiếm trên Google liên quan đến hàng hoá bền vững giai đoạn 2016-2021[2].

Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) tại Việt Nam, chuyển đổi xanh không chỉ là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh mà còn là trách nhiệm đối với môi trường và xã hội.

Các sức ép/động lực của doanh nghiệp trong giảm phát thải, chuyển đổi xanh. (Nguồn: Khảo sát của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân về Mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp trong hoạt động giảm phát thải, chuyển đổi xanh, 2024)

Ngành công nghiệp chăm sóc sắc đẹp tại Việt Nam đã có sự phát triển đáng kể trong thập kỷ qua. Hiện nay, Việt Nam là một trong những thị trường tiêu dùng mỹ phẩm và dịch vụ làm đẹp phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á[3].

Đặc biệt, các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ lệ lớn trong ngành với vai trò quan trọng trong việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ làm đẹp đa dạng[4]. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành này đang phải đối mặt với các vấn đề như sử dụng hóa chất không an toàn, lạm dụng nhựa dùng một lần, và thiếu hệ thống xử lý chất thải hiệu quả. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến môi trường mà còn làm giảm uy tín của doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng đang ngày càng ưa chuộng các sản phẩm và dịch vụ bền vững.

Cục Phổ biến giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo "Các quy định pháp luật đối với ngành nghề chăm sóc sắc đẹp" trên cơ sở thực hiện Kế hoạch triển khai các hoạt động năm 2024 của Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025.

Trong những năm vừa qua, Chính phủ Việt Nam đã tham gia rất nhiều các cam kết và có các hành động đối với mục tiêu phát triển bền vững. Tại COP 26, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã công bố mục tiêu của nước ta là đạt được mức phát thải ròng các-bon bằng 0 vào năm 2050 và Việt Nam cũng nằm trong số 145 quốc gia và vùng lãnh thổ đã cam kết chấm dứt nạn phá rừng vào năm 2030[5]; Việt Nam cũng đã tham gia vào Chương trình Đối tác Chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) từ năm 2022 để nhận được nguồn vốn 15,5 tỷ USD tài chính cho chuyển đổi xanh. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành danh mục các lĩnh vực và cơ sở phải thực hiện kiểm kê KNK và bắt đầu quá trình chuẩn bị báo cáo kiểm kê KNK theo Quyết định số 01/2022/QĐ-Ttg và Nghị định số 06/2022/NĐ-CP.

Các yếu tố tác động lên một thương hiệu làm đẹp “sạch”

Hiện nay, theo thống kê trên toàn cầu, có tới 95% bao bì nhựa bị thải bỏ, phần lớn không được tái chế, trong đó ngành chăm sóc sắc đẹp đứng thứ 4 toàn cầu về sử dụng bao bì nhựa (sau thực phẩm & đồ uống, công nghiệp, dược phẩm) với 67% bao bì ngành là bằng nhựa[6].

Mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp trong hoạt động giảm phát thải, chuyển đổi xanh. (Nguồn: Khảo sát của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân về Mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp trong hoạt động giảm phát thải, chuyển đổi xanh, 2024)

Có 05 yếu tố chính tác động lên một thương hiệu làm đẹp “sạch” là [7]:

1. Minh bạch thành phần: Các thương hiệu mỹ phẩm sạch luôn công khai về thành phần của mình, VD: tránh paraben, phthalate, hương liệu tổng hợp và các hóa chất độc hại khác...

2. Thực hành không gây hại: Nhiều thương hiệu mỹ phẩm sạch cam kết thử nghiệm và phương pháp sản xuất không gây hại, đảm bảo không có động vật nào bị làm hại trong quá trình này.

3. Bao bì thân thiện với môi trường: Bao bì bền vững là đặc trưng của mỹ phẩm sạch, với các thương hiệu sử dụng vật liệu có thể tái chế hoặc phân hủy sinh học để giảm tác động đến môi trường.

4. Nguồn cung ứng có đạo đức: Các thương hiệu mỹ phẩm sạch thường ưu tiên các thành phần có nguồn gốc đạo đức, đảm bảo các hoạt động thương mại công bằng và giảm thiểu tối đa sự gián đoạn đối với môi trường.

5. Tính hiệu quả: Mặc dù không có hóa chất độc hại, các sản phẩm mỹ phẩm sạch được thiết kế để có hiệu quả tương đương với các sản phẩm mỹ phẩm truyền thống, nếu không muốn nói là hiệu quả hơn.

Trước tình hình xu hướng bền vững được ứng dụng rộng rãi, tính bền vững đang trở thành tiêu chuẩn trong mọi phân khúc thị trường. Những thương hiệu không đáp ứng được những kỳ vọng trên có thể đối mặt với sự xói mòn giá trị thương hiệu cũng như sự mất niềm tin và rủi ro mất tệp khách hàng sang thương hiệu đối thủ. Việc thích ứng nhanh với xu hướng bền vững giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực làm đẹp có cơ hội dẫn đầu xu hướng, vượt qua các đối thủ cạnh tranh cũng như đặt nền tảng cho tăng trưởng bền vững dài hạn.

Đứng trước các thách thức này, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp cần tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn trong nước và quốc tế về chuyển đổi xanh; Nâng cao nhận thức bằng cách đào tạo/tham gia các chương trình nâng cao nhận thức về chính sách pháp lý và diễn biến thực tiễn trong xu hướng chuyển đổi xanh; Tăng cường hợp tác (B2B) với các tổ chức/đơn vị tư vấn về các giải pháp kỹ thuật/công nghệ/chuyển đổi và Thúc đẩy các sáng kiến Chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp.

[1] Vân Nguyễn, Người Việt chi bình quân 0,4 USD cho sản phẩm kem chống nắng, Vneconomy (26/07/2024; 09:06), https://vneconomy.vn/techconnect//nguoi-viet-chi-binh-quan-0-4-usd-cho-san-pham-kem-chong-nang.htm#:~:text=Theo%20kh%E1%BA%A3o%20s%C3%A1t%20c%E1%BB%A7a%20Rakuten,tr%C6%B0%E1%BB%9Dng%20l%C3%A0%20r%E1%BA%A5t%20quan%20tr%E1%BB%8Dng.

[2] Rakuten Insight, Đánh thức sinh thái – Đo lường sự tham gia và nhận thức toàn cầu vì thiên nhiên , The Economist (2022)

[3] Lê Thị Ánh Tuyết, Thị trường mỹ phẩm Việt Nam còn nhiều dư địa để phát triển, Người đưa tin (16/01/2024; 11:16) https://www.nguoiduatin.vn/thi-truong-my-pham-viet-nam-con-nhieu-du-dia-de-phat-trien-204645639.htm

[4] Băng Thanh, Triển vọng ngành chăm sóc sắc đẹp, Báo Cà Mau (29/03/2024; 04:05) https://baocamau.vn/trien-vong-nganh-cham-soc-sac-dep-a31856.html

[5] Chu Thanh Hương, Nhìn lại 2 năm Việt Nam thực hiện cam kết COP 26, Bộ Tài nguyên và Môi trường (29/11/2023),https://monre.gov.vn/Pages/nhin-lai-2-nam-viet-nam-thuc-hien-cam-ket-cop-26.aspx#:~:text=T%E1%BA%A1i%20H%E1%BB%99i%20ngh%E1%BB%8B%20COP26%2C%20Vi%E1%BB%87t,t%C4%83ng%20c%C6%B0%E1%BB%9Dng%20b%E1%BA%A3o%20v%E1%BB%87%20r%E1%BB%ABng

[6] Trung Dũng, Ngành bao bì và mục tiêu giảm thiểu rác thải nhựa, Tài nguyên và Môi trường (01/08/2024; 10:49) https://baotainguyenmoitruong.vn/nganh-bao-bi-va-muc-tieu-giam-thieu-rac-thai-nhua-377665.html

[7] TS Bùi Thanh Minh, Xu hướng chuyển đổi xanh, đề xuất bộ tiêu chí doanh nghiệp xanh nghành công nghiệp chăm sóc sắc đẹp, Hội thảo "Các quy định pháp luật đối với ngành nghề chăm sóc sắc đẹp", Bộ Tư pháp (2024)

Cùng chuyên mục

Chuẩn bị diễn ra Hội thảo Quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư”

Chuẩn bị diễn ra Hội thảo Quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư”

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

(PLPT) - Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư” sẽ được tổ chức tại Quảng Ninh vào ngày 5/4/2025.

3 nhóm vấn đề trong Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi)

3 nhóm vấn đề trong Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi)

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

Tại dự thảo Luật Tổ chức chính quyền, địa phương (sửa đổi) đang lấy ý kiến nhân dân, Bộ Nội vụ đề xuất tập trung sửa đổi, bổ sung 3 nhóm vấn đề.

Vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân: Thực trạng và một số khuyến nghị

Vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân: Thực trạng và một số khuyến nghị

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  1 ngày trước

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, cộng đồng quốc tế đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong giảm thiểu phổ biến vũ khí hạt nhân và quản lý nguy cơ xung đột hạt nhân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xu hướng này đang có dấu hiệu đảo ngược. Giới quan sát cho rằng, môi trường an ninh quốc tế ngày càng bất ổn với việc các nước lớn gia tăng cạnh tranh chiến lược và sự nổi lên của những thách thức an ninh toàn cầu khiến xu thế chính trị cường quyền và sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế gia tăng, nhất là việc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân. Vì vậy, việc các nước tăng cường nâng cao ý thức, phối hợp chặt chẽ để góp phần giải quyết tình trạng này có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Vụ Baby Three bị nghi in hình 'đường lưỡi bò': Mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' bị xử phạt như thế nào?

Vụ Baby Three bị nghi in hình 'đường lưỡi bò': Mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' bị xử phạt như thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Đồ chơi Baby Three đang đối mặt với làn sóng tẩy chay tại Việt Nam do nghi vấn in hình “đường lưỡi bò”. Trước phản ứng dữ dội từ dư luận, nhà sản xuất Baby Three đã hợp tác với cơ quan chức năng để làm rõ vụ việc. Vậy việc mua bán sản phẩm in hình 'đường lưỡi bò' có bị xử phạt?

Từ vụ 'rửa tiền' 2.000 tỷ đồng ở Lâm Đồng: Trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền ra sao?

Từ vụ 'rửa tiền' 2.000 tỷ đồng ở Lâm Đồng: Trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền ra sao?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Trong vụ án 'rửa tiền' gần 2.000 tỷ đồng tại Lâm Đồng, các đối tượng sử dụng hàng chục tài khoản ngân hàng để luân chuyển tiền bất hợp pháp, hợp thức hóa qua nhiều lớp giao dịch trước khi chuyển ra nước ngoài. Vậy, trách nhiệm hình sự đối với tội rửa tiền được quy định ra sao?

Chiêu lừa 'cộng tác viên online' tiếp tục khiến nhiều người mắc bẫy

Chiêu lừa 'cộng tác viên online' tiếp tục khiến nhiều người mắc bẫy

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Chiêu trò lừa đảo "cộng tác viên online" tiếp tục nở rộ, khiến nhiều người mất tiền oan vì những lời mời gọi hấp dẫn. Cơ quan công an khuyến cáo người dân cần cảnh giác, kiểm tra kỹ nguồn thông tin chính thống để tránh sập bẫy.

Chế tài xử lý đối với tội bắt cóc trẻ em

Chế tài xử lý đối với tội bắt cóc trẻ em

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Gần đây, nhiều thông tin sai sự thật về các vụ "bắt cóc trẻ em" lan truyền trên mạng xã hội, gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần tỉnh táo, cẩn trọng trước những tin đồn thất thiệt.

Hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội bị xử lý thế nào?

Hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội bị xử lý thế nào?

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

(PLPT) - Hàng loạt các cá nhân, đội nhóm bị xử phạt vì đăng tải thông tin 'báo chốt' cảnh sát giao thông lên mạng xã hội. Vậy chế tài xử lý hành vi 'báo chốt' cảnh sát giao thông trên mạng xã hội ra sao?