Tầm nhìn - Chính sách

Chủ tịch Quốc hội: Giải quyết khiếu nại trên cơ sở “phải - trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn”

Phương Thúy Thứ sáu, 27/09/2024 - 11:58
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần tăng cường trách nhiệm, chủ động, phối hợp chặt chẽ trong việc triển khai tổ chức thực hiện, quan trọng nhất là giám sát, kiểm tra các lĩnh vực có tình hình khiếu kiện phức tạp. Ở địa phương, chỉ đạo UBND các cấp chịu trách nhiệm giải quyết việc khiếu kiện trên địa bàn, thấu tình đạt lý, trên cơ sở “phải - trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn”.

Tiếp tục Chương trình Phiên họp thứ 37, ngày 26/9, tại Nhà Quốc hội, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) về hành chính năm 2024.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành chính năm 2024. (Ảnh: quochoi.vn)

Đánh giá, khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại

Thẩm tra sơ bộ Báo cáo của Chính phủ về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, Báo cáo của Chính phủ đã tích hợp, cơ bản phản ánh đầy đủ kết quả công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC về hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước và của Tòa án nhân dân (TAND), Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) các cấp, Kiểm toán nhà nước (KTNN) năm 2024, đánh giá khá toàn diện những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân; trên cơ sở đó, đề ra các giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tới.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng. (Ảnh: quochoi.vn)

Tuy nhiên, Báo cáo gửi chậm so với quy định; đồng thời, mới phản ánh được kết quả thực hiện của 45/63 địa phương dẫn đến khó đánh giá sát được tình hình của công tác này năm 2024. Thường trực Ủy ban Pháp luật nhận thấy, việc thiếu số liệu tổng hợp và chậm gửi Báo cáo có một phần nguyên nhân do đây là năm đầu tiên thực hiện yêu cầu mới về thời gian lấy, tổng hợp số liệu. Tuy nhiên, để tăng cường kỷ luật công vụ, đề nghị Chính phủ cần quyết liệt chỉ đạo, chấn chỉnh không để lặp lại tình trạng này trong năm sau. Đồng thời, đề nghị Chính phủ chỉ đạo khẩn trương bổ sung, cập nhật đầy đủ số liệu, thông tin theo yêu cầu, đánh giá toàn diện, làm rõ thêm một số nội dung cụ thể trong Báo cáo để phản ánh đầy đủ hơn kết quả của công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC năm 2024.

Về kết quả tiếp nhận và xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đề nghị Chính phủ làm rõ lý do dẫn đến số đơn không đủ điều kiện xử lý ở các Bộ, ngành trung ương, đặc biệt là ở Thanh tra Chính phủ có tỷ lệ cao hơn nhiều so với ở địa phương để có giải pháp xử lý, khắc phục phù hợp. Đối với TAND, VKSND và KTNN, do đặc thù nên số đơn kiến nghị, phản ánh, KNTC về hành chính thuộc trách nhiệm xử lý không nhiều. Số đơn đủ điều kiện xử lý của VKSND là 80,4%, của TAND là 46% và của KTNN là 6%.

Về tồn tại, hạn chế, nguyên nhân, Thường trực Ủy ban Pháp luật cơ bản tán thành với đánh giá của Chính phủ, đồng thời nhận thấy, một số hạn chế, bất cập, nguyên nhân là những vấn đề tồn tại từ nhiều năm và đã được nêu trong Báo cáo của Chính phủ các năm trước, đã được Ủy ban Pháp luật chỉ ra trong các báo cáo thẩm tra hằng năm song đến nay vẫn chưa được khắc phục triệt để. Do đó, đề nghị Chính phủ báo cáo thêm kết quả của việc khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập nêu trên, nguyên nhân của việc chưa khắc phục được triệt để; đồng thời, đề nghị đánh giá rõ những tồn tại, hạn chế, bất cập trong công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC ảnh hưởng như thế nào đến tình hình trật tự, an toàn xã hội.

Công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh, tạo niềm tin cho nhân dân

Qua thảo luận, các thành viên UBTVQH đánh giá cao Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật khá đầy đủ, toàn diện; cơ bản thống nhất với các nhận định, đánh giá về kết quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành chính năm 2024, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và các giải pháp được nêu trong các báo cáo. Các ý kiến đề nghị làm rõ thêm nhiều thông tin, số liệu, tình hình kỷ luật, kỷ cương và tổng hợp trong Báo cáo trình Quốc hội.

Phát biểu tại Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá cao công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, khiếu nại, tố cáo đạt kết quả quan trọng. Kết quả này có được là nhờ sự quan tâm của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương, qua đó tạo được niềm tin của người dân đối với Đảng, Nhà nước, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trong năm 2024. Bên cạnh đó, công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh, tạo được niềm tin cho nhân dân, cho nhà đầu tư ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại Phiên họp. (Ảnh: quochoi.vn)

Chủ tịch Quốc hội cho rằng, công tác tiếp công dân và giải quyết KNTC có sự chỉ đạo của Trung ương, các bộ ngành và địa phương, sự quan tâm dù chưa đồng đều nhưng phần nào đã giải quyết phần nào KNTC của công dân. Với tỉ lệ các vụ việc KNTC tăng 6% so với cùng kỳ năm 2023, Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần lưu ý một số nội dung sau: Thứ nhất, cần quan tâm rà soát hoàn thiện pháp luật trên các lĩnh vực còn chậm; Thứ hai, việc trực tiếp tiếp công dân của Thủ trưởng cơ quan hành chính các cấp chưa đảm bảo đủ số ngày theo quy định; Thứ ba, công tác giải quyết các vụ việc KNTC thuộc thẩm quyền năm nay đạt 84,4%, thấp hơn so với năm 2023.

Liên quan đến các tồn tại, hạn chế, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân chủ yếu các đoàn đông người đến các bộ ngành giảm nhưng đến Thanh tra Chính phủ lại tăng; phân tích rõ số liệu các vụ việc tồn đọng phức tạp, kéo dài, làm rõ tình trạng chậm xem xét, giải quyết hoặc trả lời không đầy đủ, đúng hạn đối với các đơn thư của công dân, các cơ quan của Quốc hội chuyển đến.

Lưu ý không chủ quan khi giải quyết các vấn đề tranh chấp đất đai, các vấn đề liên quan đến Luật Đất đai và các Luật khác có hiệu lực từ ngày 1/8, Chủ tịch Quốc hội đề nghị thời gian tới cần tăng cường trách nhiệm, chủ động, phối hợp chặt chẽ trong việc triển khai tổ chức thực hiện, quan trọng nhất là giám sát, kiểm tra các ngành, lĩnh vực có tình hình khiếu kiện phức tạp và các vụ việc tồn đọng, kéo dài. Ở địa phương, chỉ đạo UBND các cấp chịu trách nhiệm giải quyết việc khiếu kiện trên địa bàn, thấu tình đạt lý, trên cơ sở “phải - trái phân minh, nghĩa tình trọn vẹn”.

Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng, cần phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, nhân dân, cộng đồng chịu trách nhiệm trong việc tuyên truyền, xử lý hòa giải ở địa phương để tăng cường xử lý các vụ việc nổi cộm ở địa phương thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể để gần dân, sát dân, hiểu dân và xử lý công việc của dân.

Bên cạnh đó, các thành viên UBTVQH nhận thấy, tình trạng các cơ quan hành chính nhà nước chậm xem xét, giải quyết hoặc trả lời không đầy đủ, đúng hạn đối với đơn thư của công dân do các cơ quan Quốc hội chuyển đến là vấn đề tồn tại đã được các cơ quan của Quốc hội chỉ ra trong nhiều năm qua nhưng vẫn chưa khắc phục triệt để. Do đó, đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm trách nhiệm giải quyết và thông báo kịp thời kết quả giải quyết.

Tăng cường trách nhiệm trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

Về dự báo tình hình, năm 2025, dự báo tình hình vẫn tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp, có thể phát sinh nhiều KNTC về hành chính liên quan đến đất đai, môi trường, công tác nhân sự.... Vì vậy, các thành viên UBTVQH đề nghị Chính phủ cần quan tâm, bám sát tình hình, quyết liệt chỉ đạo, đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể có tính khả thi, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan có liên quan để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, không để xảy ra tình trạng KNTC phức tạp.

Bàn về về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trong năm 2025, các ý kiến đề nghị Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương và TAND, VKSND, KTNN xác định rõ nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, then chốt cần thực hiện trong năm 2025, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và yêu cầu thực tế của công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC của cơ quan, ngành, địa phương mình.

Một số thành viên UBTVQH cũng đề nghị thời gian tới cần đầu tư, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kết nối liên thông từ trung ương đến cơ sở nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong. (Ảnh: quochoi.vn)

Cũng tại Phiên họp, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết sẽ nghiêm túc tiếp thu tối đa các ý kiến của UBTVQH, nhất là ý kiến của Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội về báo cáo công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại hành chính năm 2024 của Chính phủ để chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện Báo cáo của Chính phủ về nội dung này để trình Kỳ họp Quốc hội thứ 8 tới đây.

Đồng thời Tổng thanh tra Chính phủ đã giải trình, làm rõ một số nội dung các thành viên UBTVQH nêu như: việc làm chậm báo cáo so với yêu cầu của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội; về số liệu; về trách nhiệm tiếp công dân của Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các cấp; kết quả kiểm tra, rà soát về việc giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng, kéo dài; về giải pháp; về vấn đề xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo…

Nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu kết luận Phiên họp. (Ảnh: quochoi.vn)

Kết luận Phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, UBTVQH đánh giá cao Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước đã nghiêm túc thực hiện yêu cầu trong Nghị quyết của Quốc hội để xây dựng báo cáo về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành chính năm 2024 chuyển cho Thanh tra Chính phủ, giúp Chính phủ tổng hợp chung tình hình theo phạm vi quản lý của nhà nước.

Về cơ bản, Báo cáo của Chính phủ đã nêu được bức tranh tổng thể về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành chính của các cơ quan năm 2024, đánh giá được những kết quả đạt được, có những chuyển biến quan trọng trên các mặt. Tuy nhiên báo cáo cũng nêu các tồn tại, hạn chế, trong đó có nhiều chỉ tiêu chưa đạt, nguyên nhân, từ đó nêu ra các kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác này trong thời gian tới.

Để tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hơn nữa chất lượng, tính toàn diện và đầy đủ của báo cáo trình Quốc hội tại kỳ họp tới, UBTVQH đề nghị Chính phủ tiếp tục hoàn chỉnh báo cáo, tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội, ý kiến phát biểu của các thành viên UBTVQH và ý kiến thẩm tra sơ bộ của Thường trực Ủy ban Pháp luật để đánh giá toàn diện, sâu sắc, cụ thể hơn về kết quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính năm 2024.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định lưu ý cần đánh giá, làm rõ thêm đặc điểm, tình hình công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2024, xác định rõ nguyên nhân của tỷ lệ tăng, giảm số lượt, số người, số vụ và số đoàn đông người đến cơ quan hành chính nhà nước, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, nhất là việc gia tăng số lượng các đoàn đông người đến Thanh tra Chính phủ. Bên cạnh đó, cần phân loại, làm rõ những vụ việc khiếu nại, tố cáo mới phát sinh, những việc tồn đọng từ những năm trước, thực trạng khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài.

Đồng thời, đề nghị Chính phủ tăng cường đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, bảo đảm kết nối liên thông từ trung ương đến cơ sở và các cơ quan trung ương trong cả hệ thống chính trị để theo dõi, xử lý kết quả, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Cùng chuyên mục

Đối thoại An ninh cấp Bộ trưởng Việt Nam - Australia lần thứ nhất

Đối thoại An ninh cấp Bộ trưởng Việt Nam - Australia lần thứ nhất

Tầm nhìn - Chính sách -  2 giờ trước

Ngày 01/10/2024, tại Thủ đô Canberra, Australia đã diễn ra Đối thoại An ninh cấp Bộ trưởng Việt Nam - Australia lần thứ nhất. Chủ tịch Hạ viện, Bộ trưởng Nội vụ kiêm Bộ trưởng An ninh mạng, Bộ trưởng Nhập cư và Đa văn hóa Australia Tony Burke; Tổng chưởng lý Australia Mark Dreyfus và Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam đồng chủ trì Đối thoại.

Tây Ninh bổ nhiệm Chánh Thanh tra tỉnh

Tây Ninh bổ nhiệm Chánh Thanh tra tỉnh

Tầm nhìn - Chính sách -  6 giờ trước

(PLPT) - UBND tỉnh Tây Ninh bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Nam, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy giữ chức Chánh Thanh tra tỉnh Tây Ninh.

Lãnh đạo Việt Nam gửi điện mừng tân Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru

Lãnh đạo Việt Nam gửi điện mừng tân Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru

Tầm nhìn - Chính sách -  8 giờ trước

Nhân dịp Ngài Ishiba Shigeru được bầu làm Thủ tướng Nhật Bản, ngày 1/10/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện chúc mừng.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Ireland

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Ireland

Tầm nhìn - Chính sách -  11 giờ trước

Sáng 2/10 (theo giờ Hà Nội), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thủ đô Dublin bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước Ireland.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Mông Cổ

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Mông Cổ

Tầm nhìn - Chính sách -  11 giờ trước

Sau khi kết thúc tốt đẹp các hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tại Mông Cổ từ ngày 30/9-1/10, chiều 1/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời sân bay Thành Cát Tư Hãn, Thủ đô Ulaanbaatar đi thăm cấp Nhà nước tới Ireland theo lời mời của Tổng thống Ireland Michael D. Higgins.

Bộ Tư pháp: Đặc xá mới chỉ là bước khởi đầu của con đường hướng thiện

Bộ Tư pháp: Đặc xá mới chỉ là bước khởi đầu của con đường hướng thiện

Tầm nhìn - Chính sách -  11 giờ trước

(PLPT) - Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh nhấn mạnh, đặc xá mới chỉ là bước khởi đầu của con đường hướng thiện. Trước mắt còn nhiều thử thách, đầy khó khăn, gian khổ.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình được giao thêm nhiệm vụ

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình được giao thêm nhiệm vụ

Tầm nhìn - Chính sách -  11 giờ trước

(PLPT) - Theo Quyết định số 1069/QĐ-TTg ngày 01/10/2024, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình làm Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số.

Thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Trung Quốc

Thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Trung Quốc

Tầm nhìn - Chính sách -  1 ngày trước

Sáng 01/10/2024, tại Hà Nội, Trung tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã tiếp đồng chí Tham tán Cảnh vụ, Trưởng Đại diện Bộ Công an Trung Quốc tại Việt Nam Vương Bôn đến chào từ biệt trước khi kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam.