Thực tiễn pháp luật và tư pháp

Đề nghị xử lý trách nhiệm Bộ trưởng, Thứ trưởng liên quan sai phạm tại Dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức

Thứ năm, 03/04/2025 - 08:22

Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo Bộ trưởng Bộ Y tế tổ chức kiểm điểm trách nhiệm và có hình thức xử lý nghiêm trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với Bộ trưởng, Thứ trưởng được phân công phụ trách Dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai theo từng thời kỳ liên quan đến các vi phạm, sai phạm nêu trong kết luận thanh tra.

Điều chỉnh thiết kế cơ sở sau 8 ngày ký hợp đồng

Thanh tra Chính phủ (TTCP) tổ chức công bố kết luận thanh tra Dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Đây là cuộc thanh tra đột xuất theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; mà trực tiếp Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu Thanh tra Chính phủ phải ban hành Kết luận thanh tra trước ngày 31/3/2025 với tiến độ và chất lượng cao.

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Cường cho biết, do thời gian thanh tra ngắn, thời kỳ thanh tra rất dài (2014-2024); trong giai đoạn này, hệ thống pháp luật có rất nhiều thay đổi, nhiều quy định được bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, áp dụng chuyển tiếp nên đoàn thanh tra đã phải thực hiện một khối lượng công việc rất lớn. Trong đó, có việc kiểm tra, đánh giá gần 3.000 đầu mục tài liệu, đối chiếu với hàng nghìn quy định cũ mới khác nhau. Với đặc thù của công tác thanh tra, thì đây là một thách thức không nhỏ.

“Thời gian thanh tra diễn ra trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ nên mọi thành viên đoàn đều phải gác lại các công việc gia đình, toàn tâm toàn lực thực hiện nhiệm vụ được giao, thể hiện ý thức trách nhiệm rất cao. Với những nỗ lực, cố gắng của Đoàn Thanh tra, của Lãnh đạo Vụ III, kết luận thanh tra với chất lượng cao đã được ban hành chỉ sau 59 ngày làm việc” - Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Cường cho hay.

Kết quả thanh tra cho thấy những sai phạm trong quá trình triển khai 2 dự án có tính hệ thống, vi phạm sau có nguyên nhân từ vi phạm trước; có yếu tố chủ quan xảy ra ở hầu hết các khâu, từ chuẩn bị đầu tư đến thực hiện đầu tư; từ phê duyệt chủ trương, kế hoạch lựa chọn nhà thầu; tổ chức đấu thầu; lựa chọn, ký kết và thực hiện các gói thầu. Hợp đồng xây dựng ký kết không rõ ràng, không tuân thủ bất kỳ quy định nào tại các văn bản quy phạm pháp luật về hợp đồng trong hoạt động xây dựng. Vừa ký hợp đồng xong thì 8 ngày sau đã phải đề nghị điều chỉnh thiết kế cơ sở. Thi công khi chưa có thiết kế kỹ thuật, chưa có bản vẽ thiết kế thi công và chưa có cả dự toán.

Đặc biệt, giá trị lãng phí được phát hiện qua thanh tra tại 2 dự án lên đến hàng nghìn tỷ đồng, cao gấp rất nhiều lần so với số tiền thiệt hại tạm tính khoảng 100 tỷ đồng.

TTCP đánh giá, hiện tượng “lãng phí” tại 2 dự án diễn ra rất phổ biến, dưới nhiều dạng thức khác nhau, gây ra nhiều hệ lụy đặc biệt nghiêm trọng, có hệ lụy về vật chất như suy giảm nguồn lực, tăng gánh nặng chi phí do quản lý, sử dụng tài sản công không hiệu quả; có hệ lụy phi vật chất như việc lãng phí cơ hội khám chữa bệnh của nhân dân; gây nhức nhối trong dự luận xã hội; làm suy giảm lòng tin của người dân vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân của Đảng, Nhà nước.

Đề nghị điều tra 2 nội dung

Tại Kết luận thanh tra, Thanh tra Chính phủ đã chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm đến Bộ Công an xem xét điều tra, xử lý theo quy định đối với 2 nội dung.

Nội dung thứ nhất, TTCP đề nghị điều tra làm rõ 04 gói thầu tư vấn có dấu hiệu cố ý vi phạm quy định pháp luật về đấu thầu xây dựng trong việc trình phê duyệt chủ trương thuê đơn vị tư vấn nước ngoài lập dự án khi chưa rõ về khả năng đáp ứng của đơn vị tư vấn trong nước theo quy định, sử dụng đề xuất tài chính, chi phí tư vấn lập dự án kiến trúc do nhà thầu được chỉ định thầu lập để thẩm tra là trái quy định…

Nội dung thứ 2, quá trình đấu thầu ký kết hợp đồng đối với gói thầu thiết bị y tế Bạch Mai 01 có nhiều vi phạm, đặc biệt có dấu hiệu vi phạm hành vi bị cấm trong đấu thầu, có sự sai khác trong nội dung yêu cầu của hồ sơ mời thầu…

Bên cạnh đó, TTCP cũng kiến nghị nhiều nội dung liên quan đến Bộ Y tế, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính. Đáng chú ý, TTCP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo Bộ trưởng Bộ Y tế tổ chức kiểm điểm trách nhiệm và có hình thức xử lý nghiêm trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với Bộ trưởng, Thứ trưởng được phân công phụ trách 2 dự án theo từng thời kỳ liên quan đến các vi phạm, sai phạm nêu trong kết luận thanh tra và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Tại cuộc công bố kết luận thanh tra, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Cường chia sẻ, hình ảnh 2 bệnh viện to lớn, sừng sững được Nhà nước đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng nhưng vẫn để bỏ hoang cỏ mọc vì không sử dụng được trong 10 năm qua, đó là hình ảnh gây xót xa trong cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, và đây là điển hình của sự lãng phí trong đầu tư công. Việc làm rõ giá trị lãng phí là một yêu cầu rất mới trong thanh tra dự án đầu tư xây dựng cơ bản hiện nay, nhưng là một yêu cầu cấp thiết của xã hội đặt ra trong tình hình mới, nhằm phá tan những rào cản phát triển kinh tế xã hội, để đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Theo: tienphong.vn

Cùng chuyên mục

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Các chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam: Phải đủ mạnh mới đủ sức hấp dẫn

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  4 ngày trước

Thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội (QH) về Trung tâm tài chính quốc tế (TTTCQT) tại Việt Nam hiện quy định 12 nhóm chính sách nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thu hút đầu tư, thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong TTTCQT trên các lĩnh vực, bảo đảm xây dựng và vận hành thành công Trung tâm trong bối cảnh đất nước đang tiến vào kỷ nguyên mới.

Thể chế rõ ‘cơ chế đặc biệt về nhập quốc tịch’ theo Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị

Thể chế rõ ‘cơ chế đặc biệt về nhập quốc tịch’ theo Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  4 ngày trước

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam được xây dựng nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng trong tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài khi thực hiện thủ tục nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam.

Giữ nguyên thời hiệu xử phạt vi phạm trong tố tụng và trật tự, an toàn giao thông đường bộ như hiện hành

Giữ nguyên thời hiệu xử phạt vi phạm trong tố tụng và trật tự, an toàn giao thông đường bộ như hiện hành

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  4 ngày trước

Sáng 28/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ về 5 dự án luật quan trọng

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ về 5 dự án luật quan trọng

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.

Các luật, nghị quyết thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 phục vụ hiệu quả cho công cuộc sắp xếp bộ máy

Các luật, nghị quyết thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 phục vụ hiệu quả cho công cuộc sắp xếp bộ máy

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra vào sáng nay (16/4), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã truyền đạt Chuyên đề "Về sửa đổi hiến pháp và pháp luật; phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026-2031".

Nắm chắc tình hình tội phạm ma túy từ sớm, từ xa, từ cơ sở

Nắm chắc tình hình tội phạm ma túy từ sớm, từ xa, từ cơ sở

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

Sáng 17/4, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị quán triệt Kết luận số 132 năm 2025 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 36 năm 2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy.

Khẩn trương hoàn thiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành VBQPPL

Khẩn trương hoàn thiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành VBQPPL

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 16/4/2025 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Bảo đảm tính đồng bộ, khả thi, phù hợp với thông lệ quốc tế

Bảo đảm tính đồng bộ, khả thi, phù hợp với thông lệ quốc tế

Thực tiễn pháp luật và tư pháp -  2 tuần trước

Chiều 15/4, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về 4 dự án Luật: Luật Dẫn độ, Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, Luật Tương trợ tư pháp về hình sự.