Dùng Facebook ẩn danh rao bán pháo lậu trên mạng xã hội
(PLPT) - Người đàn ông ở Lâm Đồng lên mạng mua hàng trăm kg pháo nổ, sau đó dùng Facebook ẩn danh rao bán pháo lậu trên mạng xã hội.
Ngày 16/12, Công an tỉnh Thái Bình cho biết, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Đông Hưng đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Vũ Văn Đắc (SN 1986, ở phường Thanh Bình, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) và Nguyễn Mạnh Hùng (SN 1987, ở huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) và để điều tra về "Hành vi đưa trái phép thông tin mạng viễn thông" quy định tại Điều 288 Bộ luật Hình sự.[1]
Trước đó, Công an huyện Đông Hưng phát hiện 2 đối tượng Đắc và Hùng phát tán số lượng lớn tin nhắn rác qua mạng viễn thông quảng cáo cho các website đánh bạc qua mạng.
Đắc và Hùng có phương thức thủ đoạn hoạt động tinh vi, chuyên nghiệp, sử dụng thiết bị kỹ thuật hiện đại nhằm né tránh sự phát hiện của lực lượng chức năng.
Công an huyện Đông Hưng đã phối hợp Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Bộ Công an và các phòng nghiệp vụ Công an tỉnh Thái Bình đấu tranh, làm rõ.
Bước đầu xác định, từ tháng 9 đến tháng 12/2024, Đắc và Hùng sử dụng nhiều máy tính, thiết bị thu phát sóng và hơn 2.000 sim đã được kích hoạt để phát tán trên 11 triệu tin nhắn trái phép qua mạng viễn thông với nội dung quảng cáo cho các website đánh bạc, thu lời bất chính trên 220 triệu đồng.
Vào hồi đầu tháng 11, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT-TT) đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần viễn thông tin học Việt Nam về hành vi thực hiện cuộc gọi rác.[2]
Ngày 5/11, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần viễn thông tin học Việt Nam về hành vi thực hiện cuộc gọi rác, theo quy định tại điểm b Khoản 6 Điều 94 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 14/2022/NĐ-CP ngày 27/01/2022 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 và Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản.
Cụ thể, vào tháng 7/2024, Công ty Cổ phần viễn thông tin học Việt Nam đã thực hiện cuộc gọi rác với mục đích bôi nhọ, quấy rối, đòi nợ. Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, với hành vi trên, Công ty Cổ phần viễn thông tin học Việt Nam sẽ bị xử phạt với số tiền là 70 triệu đồng.
Bên cạnh đó, hình thức xử phạt bổ sung đối với công ty này là đình chỉ hoạt động cung cấp dịch vụ 2 tháng theo quy định tại điểm a khoản 9 Điều 94 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 14/2022/NĐ-CP ngày 27/01/2022 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 và Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản.
Trước đó, vào ngày 01/11, Công an quận Hà Đông (TP Hà Nội) cho biết, Cơ quan điều tra Công an quận đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự tội "Xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông" theo quy định tại Điều 289 Bộ luật Hình sự; ra Quyết định tạm giữ hình sự Trần Văn Út (sinh năm 1990, trú tại xã Trường Thịnh, Ứng Hòa, Hà Nội) để tiếp tục điều tra mở rộng vụ án.[3]
Theo Công an quận Hà Đông, khoảng 22h ngày 30/10, Công an quận nhận được tin của Tổ công tác liên ngành Cục nghiệp vụ Bộ Công an, phòng chức năng Công an thành phố Hà Nội và Cục tần số vô tuyến điện (Bộ Thông tin và Truyền thông), về việc phát hiện tại khu vực ngã tư Văn Phú, quận Hà Đông, có 1 xe ô tô nhãn hiệu Toyota Inova màu bạc, biển kiểm soát 30A-607.48, nghi vấn sử dụng thiết bị trạm BTS giả phát sóng gửi tin nhắn đến các thiết bị di động của người dân.
Lãnh đạo Công an quận đã lập tức chỉ đạo Đội Cảnh sát hình sự phối hợp tổ công tác liên ngành tiến hành kiểm tra, xác định đối tượng liên quan là Trần Văn Út.
Cơ quan chức năng thu giữ vật chứng là xe ô tô Toyota Inova; thiết bị trạm BTS giả gồm 1 thiết bị màu đen có kích thước khoảng 45x45x18 cm (thiết bị phát tán tin nhắn), 1 máy tính xách tay, 1 khối nguồn kích thước khoảng 40x45x35cm, 1 điện thoại nhãn hiệu Samsung.
Qua đấu tranh, đối tượng khai nhận năm 2022, đối tượng theo đường tiểu ngạch sang tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc làm công nhân gia công đồ điện tử, sau đó về nước.
Giữa tháng 10/2024, Út nhận được tin nhắn qua ứng dụng Telegram của 1 người tự xưng là người Trung Quốc, muốn thuê Út với mức lương 50 triệu đồng/1 tháng. Công việc là mang theo thiết bị chèn được sóng của nhà mạng viễn thông sau đó phát tin nhắn quảng cáo SMS đến nhiều số điện thoại di động không phải trả phí cho các nhà mạng.
Ngày 20/10, Út hẹn gặp người đàn ông này tại khu vực phường Phú Lãm, quận Hà Đông, và được bàn giao thiết bị trạm BTS giả gồm: 1 cục thiết bị phát tán sóng màu đen, 1 máy tính xách tay, 1 khối nguồn, 1 hộp thiết bị ăng ten và 30 triệu đồng. Nghe bùi tai, Út đã nhận lời.
Ngày 20/10, Út hẹn gặp người đàn ông này tại khu vực phường Phú Lãm, quận Hà Đông và được bàn giao thiết bị trạm BTS giả gồm: 1 cục thiết bị phát tán sóng màu đen, 1 máy tính xách tay, 1 khối nguồn, 1 hộp thiết bị ăng ten, và 30 triệu đồng.
Sau đó, Út đi thuê xe ô tô Toyota Inova để làm phương tiện di chuyển cũng như thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Sau khi được người nước ngoài hướng dẫn sử dụng thành thạo các thiết bị, Út đã thuê xe ô tô di chuyển vào các khu vực đông dân trong nội thành Hà Nội để phát tán tin nhắn đến các thuê bao di động mạng Viettel và Mobiphone trong phạm vi phủ sóng của thiết bị với nội dung: "Hệ thống phát hiện tài khoản của bạn bất thường và sẽ khóa tài khoản trong 12 giờ nữa. Vui lòng đăng nhập và liên kết số điện thoại: http://telegram.com.kz" bằng tên Brandname: "telegram".
Khi đang thực hiện hành vi phát tán tin nhắn tại khu vực ngã tư Văn Phú (Hà Đông), Trần Văn Út bị lực lượng chức năng phát hiện, kiểm tra, bắt giữ, thu giữ toàn bộ tang vật.
Căn cứ vào tài liệu điều tra thu thập được, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Hà Đông đã tổ chức thực nghiệm điều tra, làm việc với nhà mạng viễn thông, kiểm tra thiết bị trạm BTS giả phát sóng xác định trong thời gian từ ngày 20/10 đến khi bị phát hiện, Trần Văn Út đã sử dụng thiết bị xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông Mobiphone và Viettel, phát tán tin nhắn đến 389.494 thiết bị di động nhằm đánh cắp thông tin cá nhân.
Các tin nhắn quảng cáo mà không được sự đồng ý trước của Người sử dụng hoặc tin nhắn quảng cáo vi phạm các quy định về gửi tin nhắn quảng cáo tại Nghị định 91/2020/NĐ-CP.[4]
Tin nhắn vi phạm các nội dung bị cấm theo quy định tại Điều 9 Luật Giao dịch điện tử, Điều 7 Luật An toàn thông tin mạng, Điều 8 Luật An ninh mạng; Điều 12 Luật Công nghệ thông tin, Điều 12 Luật Viễn thông, Điều 8 Luật Quảng cáo.
Căn cứ theo Điều 9 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 các hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử bao gồm các hành vi sau đây:
+ Có hành vi cản trở việc lựa chọn sử dụng giao dịch điện tử;
+ Có hành vi cản trở hoặc ngăn chặn trái phép quá trình truyền, gửi, nhận thông điệp dữ liệu;
+ Có hành vi tạo ra hoặc phát tán chương trình phần mềm làm phá hoại, rối loạn, thay đổi hệ thống điều hành hoặc có hành vi khác nhằm phá hoại hạ tầng công nghệ về giao dịch điện tử;
+ Tạo ra thông điệp dữ liệu nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật;
+ Gian lận, chiếm đoạt, mạo nhận hoặc sử dụng trái phép chữ ký điện tử của người khác;
+ Thay đổi, huỷ, giả mạo, sao chép, tiết lộ, xoá, hiển thị, di chuyển trái phép một phần hoặc toàn bộ thông điệp dữ liệu.[5]
Cuộc gọi rác bao gồm các loại sau:
Gọi điện thoại quảng cáo vi phạm các quy định về gọi điện thoại quảng cáo tại Nghị định 91/2020/NĐ-CP hoặc hành vi gọi điện thoại quảng cáo mà không được sự đồng ý trước của Người sử dụng.
Gọi điện thoại vi phạm các nội dung bị cấm theo quy định tại Điều 9 Luật Giao dịch điện tử, Điều 7 Luật An toàn thông tin mạng, Điều 8 Luật An ninh mạng; Điều 12 Luật Công nghệ thông tin, Điều 12 Luật Viễn thông, Điều 8 Luật Quảng cáo.
Căn cứ theo Điều 32 Nghị định 91/2020/NĐ-CP và Khoản 10 Điều 94 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về mức xử phạt với tin nhắn rác, thư điện tử rác và cuộc gọi rác, cụ thể như sau:
(*) Đối với một trong các hành vi dưới đây phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng:
- Có hành vi gửi tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo đến người nhận nhưng chưa được sự đồng ý của người nhận;
- Có hành vi gắn nhãn tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo không đúng hoặc không đầy đủ theo quy định;
- Có hành vi gọi điện thoại quảng cáo đến người sử dụng khi chưa được người sử dụng đồng ý một cách rõ ràng;
- Có hành vi gọi điện thoại quảng cáo đến người sử dụng đã từ chối nhận cuộc gọi quảng cáo;
- Có hành vi gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo khi người sử dụng đã không trả lời hoặc từ chối nhận tin nhắn đăng ký quảng cáo.
(*) Đối với một trong các hành vi sau đây thì phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng:
- Có hành vi không lưu lại thông tin đăng ký nhận quảng cáo, thông tin yêu cầu từ chối và thông tin xác nhận yêu cầu từ chối thư điện tử quảng cáo, tin nhắn quảng cáo;
- Có hành vi không gắn nhãn tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo theo quy định;
- Gửi tin nhắn quảng cáo, thư điện tử quảng cáo khi chưa được cấp tên định danh hoặc sử dụng số điện thoại để gửi tin nhắn quảng cáo hoặc gọi điện thoại quảng cáo.
(*) Đối với hành vi dưới đây thì phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng:
- Có hành vi không cung cấp miễn phí cho người sử dụng cơ chế tiếp nhận và xử lý các thông báo về thư rác;
- Có hành vi không có biện pháp để tránh mất mát và ngăn chặn sai thư điện tử của người sử dụng dịch vụ;
- Có hành vi không phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ tin nhắn trong và ngoài nước, nhà cung cấp dịch vụ Internet trong nước và quốc tế để hạn chế, ngăn chặn thư rác;
- Có hành vi không gửi ngay hoặc gửi thông tin xác nhận đã nhận được yêu cầu từ chối tin nhắn, thư điện tử không bảo đảm các yêu cầu theo quy định;
- Có hành vi không có biện pháp giới hạn số lượng, tốc độ và tần suất nhắn tin;
- Có hành vi không giới hạn tần suất nhắn tin từ mỗi nguồn gửi hoặc không ngăn chặn các tin nhắn có nguy cơ gây mất an toàn, an ninh thông tin theo quy định;
- Có hành vi gửi tin nhắn quảng cáo hoặc thư điện tử quảng cáo nhưng không gửi bản sao nội dung tới hệ thống kỹ thuật của Bộ Thông tin và Truyền thông;
– Có hành vi che giấu địa chỉ điện tử, tên điện tử của mình khi gửi thư điện tử, tin nhắn;
– Có hành vi không chấm dứt việc gửi đến người nhận tin nhắn quảng cáo hoặc thư điện tử quảng cáo ngay sau khi nhận được yêu cầu từ chối của người nhận;
- Có hành vi không phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông được cấp phép thiết lập mạng viễn thông di động trong và ngoài nước ngăn chặn tin nhắn rác;
- Có hành vi không thực hiện biện pháp ngăn chặn tin nhắn rác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Có hành vi không ngừng cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn khi khách hàng yêu cầu;
- Có hành vi không ngăn chặn tin nhắn rác giả mạo nguồn gửi trước khi gửi tới người sử dụng dịch vụ;
- Có hành vi thực hiện không đầy đủ các yêu cầu điều phối, ngăn chặn, xử lý tin nhắn rác.
- Thực hiện quá 01 cuộc gọi quảng cáo tới 01 số điện thoại trong vòng 24 giờ mà không có thỏa thuận khác với người sử dụng.
- Gửi tin nhắn quảng cáo ngoài khoảng thời gian từ 07 giờ đến 22 giờ mỗi ngày hoặc gọi điện thoại quảng cáo từ 08 giờ đến 17 giờ mỗi ngày mà không có thỏa thuận với người sử dụng.
- Không có biện pháp kiểm tra việc đã đồng ý trước một cách rõ ràng của người sử dụng khi gửi tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo, thư điện tử quảng cáo.
- Không cung cấp cho người sử dụng công cụ tra cứu hoặc lưu trữ các thỏa thuận về việc đăng ký, từ chối tin nhắn đăng ký quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo trên Cổng/Trang thông tin điện tử, mạng xã hội của mình để phục vụ việc thanh, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Không hướng dẫn người sử dụng dịch vụ về cách thức chống cuộc gọi rác, thư điện tử rác, tin nhắn rác.
(*) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Không có đầy đủ các hình thức từ chối nhận tin nhắn quảng cáo hoặc từ chối nhận thư điện tử quảng cáo;
- Gửi hoặc phát tán thư điện tử rác, tin nhắn rác, phần mềm độc hại, thực hiện cuộc gọi rác
- Tạo hàng loạt cuộc gọi nhỡ nhằm dụ dỗ người sử dụng gọi điện thoại, nhắn tin đến các số cung cấp dịch vụ nội dung để trục lợi hoặc để cung cấp thông tin, quảng cáo;
- Có hành vi sử dụng, khai thác các số dịch vụ, số thuê bao viễn thông không đúng mục đích;
- Số dịch vụ gọi tự do, số dịch vụ gọi giá cao được mở chiều gọi đi hoặc để gửi tin nhắn hoặc nhận tin nhắn.
- Có hành vi Gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo không đúng quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Gửi bất kỳ tin nhắn đăng ký quảng cáo nào đến các số điện thoại nằm trong Danh sách không quảng cáo.
(*) Đối với một trong các hành vi sau đây thì phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng:
- Quảng cáo bằng tin nhắn hoặc quảng cáo bằng thư điện tử hoặc cung cấp dịch vụ nhắn tin qua mạng Internet nhưng không có hệ thống tiếp nhận, xử lý yêu cầu từ chối của người nhận.
- Có hành vi gửi tin nhắn quảng cáo, gọi điện thoại quảng cáo đến các số điện thoại nằm trong Danh sách không quảng cáo.
Đồng thời, ngoài biện pháp xử phạt hành chính nêu trên thì các trường hợp có hành vi vi phạm còn áp dụng thêm biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi số điện thoại do thực hiện hành vi vi phạm.
Như vậy, nếu tổ chức vi phạm quy định liên quan đến tin nhắn rác, cuộc gọi rác sẽ bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng hoặc từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 hoặc từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng hoặc từ phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng tùy theo từng hành vi vi phạm.
Cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức, căn cứ tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP.[6]
Căn cứ theo Điều 288 Bộ Luật hình sự 2015 quy định về Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông, cụ thể như sau:
"Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các Điều 117, 155, 156 và 326 của Bộ luật này;
b) Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên mạng máy tính, mạng viễn thông mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó;
c) Hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông;
c) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;
d) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên;
đ) Xâm phạm bí mật cá nhân dẫn đến người bị xâm phạm tự sát;
e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc quan hệ đối ngoại của Việt Nam;
g) Dẫn đến biểu tình.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."[7]
[1] Bình Vân, Hoàng Thanh, Thái Bình: Khởi tố 02 đối tượng phát tán tin nhắn quảng cáo đánh bạc qua mạng viễn thông, Bộ Công an, (ngày 16/12/2024), https://bocongan.gov.vn/tin-tuc-su-kien/tin-an-ninh-trat-tu/thai-binh-khoi-to-02-doi-tuong-phat-tan-tin-nhan-quang-cao-danh-bac-qua-mang-vien-thong-d22-t42748.html
[2] Viết Thịnh, 1 công ty viễn thông bị phạt vì thực hiện cuộc gọi rác, Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh, (20h16 ngày 06/11/2024), https://plo.vn/1-cong-ty-vien-thong-bi-phat-vi-thuc-hien-cuoc-goi-rac-post818614.html
[3] Báo An ninh Thủ đô, Hà Nội: Tóm gọn đối tượng dùng ‘thiết bị lạ’ phát tán hàng trăm nghìn tin nhắn nhằm chiếm đoạt dữ liệu cá nhân, (20h26 ngày 01/11/2024), https://www.anninhthudo.vn/ha-noi-tom-gon-doi-tuong-dung-thiet-bi-la-phat-tan-hang-tram-nghin-tin-nhan-nham-chiem-doat-du-lieu-ca-nhan-post594281.antd
[4] Nghị định 91/2020/NĐ-CP ngày 14/8/2020 quy định về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
[5] Luật Giao dịch điện tử số: 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005.
[6] Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 3/2/2020 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.
[7] Bộ luật hình sự số: 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.
(PLPT) - Người đàn ông ở Lâm Đồng lên mạng mua hàng trăm kg pháo nổ, sau đó dùng Facebook ẩn danh rao bán pháo lậu trên mạng xã hội.
(PLPT) - Doanh nghiệp là chủ thể khai thác, sử dụng tài nguyên chính của xã hội nhưng cũng đồng thời là đối tượng phát thải chủ yếu do đó để phát triển xanh cần có những chính sách, ưu đãi đủ mạnh để làm trợ lực cho doanh nghiệp phát triển bền vững theo hướng tuần hoàn.
(PLPT) - Các đối tượng mua thuốc viên hoàn không rõ nguồn gốc, cùng với hộp, nhãn mác in sẵn, tự đóng gói thành các sản phẩm như "Cao viên khớp Bách Thảo", "Cao bôi An trĩ vương",... sau đó tổ chức livestream bán hàng trên mạng xã hội để lừa đảo, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng của hàng nghìn nạn nhân trên toàn quốc.
TS. Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội bày tỏ nhất trí cao với Tờ trình số 503 của Chính phủ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, sửa đổi bổ sung Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp (Luật số 69/2014/QH13) với các cơ sở chính trị, pháp lý và cơ sở thực tiễn đầy đủ, chặt chẽ, rõ ràng.
Những rủi ro, tranh chấp quốc tế ngày càng nhiều khi Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế toàn cầu và đã có một số nhà đầu tư nước ngoài khởi kiện Chính phủ, cơ quan nhà nước Việt Nam. Việc Bộ Tư pháp được giao thực hiện nhiệm vụ “đại diện pháp lý” cho Chính phủ trong các vụ kiện này là kịp thời nhưng để đi được đường dài, chúng ta cần tính đến việc xây dựng và hoàn thiện thiết chế luật sư công, nhất là trong lĩnh vực đầu tư, thương mại quốc tế.
(PLPT) - Cơ quan điều tra khởi tố, bắt giam người đàn ông xâm hại tình dục bé gái 12 tuổi ở Bình Dương. Đáng chú ý, người mẹ của cháu bé cũng bị khởi tố về tội danh ‘Hiếp dâm người dưới 16 tuổi’.
(PLPT) - Đối tượng Trương Quang Hưng tự xưng là nhà báo, có quan hệ rộng, có thể “chạy án”, lừa đảo chiếm đoạt 550 triệu đồng của bị hại.
(PLPT) - Cử tri kiến nghị có biện pháp xử lý nghiêm việc lợi dụng hình xăm để trốn nghĩa vụ quân sự. Bộ Quốc phòng thông tin chi tiết về quy định liên quan đến hình xăm.