Kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy
Ngày 7/7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực họp phiên thứ 28 dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo.
Ngày 5/1, cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an quận Tây Hồ, Hà Nội cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với H.Q.N. (sinh năm 2005, ở thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) về hành vi Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm.[1]
Qua công tác trinh sát, tổ công tác Đội Cảnh sát Kinh tế, quận Tây Hồ, Hà Nội kiểm tra phát hiện H.Q.N đang vận chuyển 30 cá thể rùa còn sống đi bán tại khu vực ngõ 15 đường An Dương Vương, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ. Người này khai nhận là 30 cá thể rùa sao đêm, không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc.
Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam giám định, kết luận 30 cá thể rùa của N. là rùa nước ngọt đốm đen, tên khoa học là Geoclemys hamiltonii, thuộc lớp Bò sát (Reptilia) có tên trong Phụ lục I, Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã thuộc Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) ban hành kèm theo Thông báo số 25/TB-CTVN ngày 17/02/2023 của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam.
Căn cứ tài liệu, quy định cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Tây Hồ đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với H.Q.N về hành vi Vi phạm quy định về bảo vệ Động vật nguy cấp, quý, hiếm theo Điều 244 Bộ luật Hình sự để điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật.
Trước đó, tại phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội, Tổ công tác Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về Kinh tế và chức vụ Công an quận Ba Đình đã phát hiện, bắt quả tang đối tượng Phạm Nghĩa Hiệp (SN 1987; trú tại Quế Trung, Nông Sơn, Quảng Nam) đang mang 2 cá thể rùa hộp trán vàng miền Trung đi giao cho khách.[2]
Tại cơ quan Công an, Hiệp khai nhận cá thể rùa trên bán với giá 5.000.000 đồng/cá thể.
Công an quận Ba Đình đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với đối tượng Phạm Nghĩa Hiệp về hành vi "Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm".
Cũng liên quan đến việc buôn bán rùa quý hiếm, vào năm 2021, phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về Môi trường, Công an tỉnh Quảng Nam đã bắt quả tang đối tượng Huỳnh Thị Kim Cương có hành vi nuôi nhốt trái phép 12 con rùa các loại tại nhà riêng, trong đó có 10 con rùa hộp trán vàng miền Trung và 2 con rùa đầu to.[3]
Mở rộng điều tra, lực lượng chức năng xác định đối tượng Nguyễn Thị Yến đã buôn bán trái phép 5 con rùa hộp trán vàng miền Trung và 2 con rùa đầu to cùng một số loại động vật hoang dã khác cho Huỳnh Thị Kim Cương. Tiến hành kiểm tra nhà đối tượng Nguyễn Thị Yến, lực lượng chức năng phát hiện thêm 1 con rùa hộp trán vàng miền Trung bị nuôi nhốt trái phép.
Đáng chú ý, tháng 8/2018, Huỳnh Thị Kim Cương đã từng bị Công an tỉnh Quảng Nam phát hiện hành vi nuôi nhốt, buôn bán trái phép số lượng lớn động vật hoang dã lên đến 126 cá thể, gồm rắn hổ mang chúa, rùa quý hiếm. Tuy nhiên, đối tượng này chỉ phải nhận mức án tù treo vào thời điểm đó.
Rùa hộp trán vàng miền Trung và rùa đầu to đều là loài động vật hoang dã thuộc lớp bò sát được liệt kê trong Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ ban hành kèm theo Nghị định 64/2019/NĐ-CP cấp độ bảo vệ cao nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam.[4]
Đến ngày 25/7/2023, tại phiên tòa xét xử, hai đối tượng bị tuyên phạt tổng mức án 13 năm tù vì hành vi nuôi, nhốt và buôn bán trái phép rùa quý hiếm.
Cụ thể, đối tượng Huỳnh Thị Kim Cương (55 tuổi, trú tại xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) nhận mức án 10 năm tù và Nguyễn Thị Yến (trú tại thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam) 3 năm tù.
Hành vi săn bắt động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt là phạt tiền lên tới 2 tỷ đồng hoặc phạt tù lên đến 05 năm theo điều 244 Bộ luật Hình sự 2015[5], được sửa đổi bởi điểm a khoản 64 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm.[6] Cụ thể:
“Điều 244. Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm
1. Người nào vi phạm quy định về bảo vệ động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
b) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật quy định tại điểm a khoản này;
c) Ngà voi có khối lượng từ 02 kilôgam đến dưới 20 kilôgam; sừng tê giác có khối lượng từ 50 gam đến dưới 01 kilôgam;
d) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp mà không thuộc loài quy định tại điểm a khoản này với số lượng từ 03 cá thể đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp khác;
đ) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 03 cá thể đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp khác quy định tại điểm d khoản này;
e) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoặc tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật có số lượng dưới mức quy định tại các điểm c, d và đ khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 03 cá thể đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp khác quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 08 cá thể đến 11 cá thể lớp thú, từ 11 cá thể đến 15 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 16 cá thể đến 20 cá thể động vật lớp khác quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
c) Từ 01 cá thể đến 02 cá thể voi, tê giác hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 01 cá thể đến 02 cá thể voi, tê giác; từ 03 cá thể đến 05 cá thể gấu, hổ hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 03 cá thể đến 05 cá thể gấu, hổ;
d) Ngà voi có khối lượng từ 20 kilôgam đến dưới 90 kilôgam; sừng tê giác có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 09 kilôgam;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
g) Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm;
h) Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm;
i) Buôn bán, vận chuyển qua biên giới;
k) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của 08 cá thể lớp thú trở lên, 11 cá thể lớp chim, bò sát trở lên hoặc 16 cá thể động vật lớp khác trở lên quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của 12 cá thể lớp thú trở lên, 16 cá thể lớp chim, bò sát trở lên hoặc 21 cá thể động vật lớp khác trở lên quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
c) Từ 03 cá thể voi, tê giác trở lên hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của 03 cá thể voi, tê giác trở lên; 06 cá thể gấu, hổ trở lên hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của 06 cá thể gấu, hổ trở lên;
d) Ngà voi có khối lượng 90 kilôgam trở lên; sừng tê giác có khối lượng 09 kilôgam trở lên.”;
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."
[1] A.N, Thu giữ 30 cá thể rùa quý hiếm, Báo An ninh Thủ đô, (ngày 5/1/2025), https://www.anninhthudo.vn/thu-giu-30-ca-the-rua-quy-hiem-post600333.antd
[2] C.H, Vướng lao lý vì bán rùa quý hiếm, Báo An ninh Thủ đô, (ngày 16/07/2024), https://www.anninhthudo.vn/vuong-lao-ly-vi-ban-rua-quy-hiem-post583067.antd
[3] Lê Hiếu, Quảng Nam: Hai đối tượng buôn bán rùa quý hiếm bị phạt 13 năm tù giam, Báo Quân đội nhân dân, (ngày 25/07/2023), https://www.qdnd.vn/phap-luat/tin-tuc/quang-nam-hai-doi-tuong-buon-ban-rua-quy-hiem-bi-phat-13-nam-tu-giam-736023
[4] Nghị định số 64/2019/NĐ-CP ngày 16/7/2019 Sửa đổi điều 7 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
[5] Điều 244 Bộ Luật Hình sự số: 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 quy định về Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm
[6] Luật số: 12/2017/QH14 ngày 20/6/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Hình sự số 100/2015/QH13
Ngày 7/7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực họp phiên thứ 28 dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo.
Chiều 7/7, tại cuộc họp Thông báo Kết quả phiên họp thứ 28 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (PCTNLPTC), ông Nguyễn Hữu Đông, Uỷ viên TW Đảng, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương cho biết, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNLPTC thống nhất đưa 4 vụ án và 2 vụ việc vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.
Đại diện Bộ Công an cảnh báo về tình trạng xâm phạm dữ liệu cá nhân với 110 triệu bản ghi bị mua bán trái phép. Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân sẽ có hiệu lực từ 1/1/2026 với mức phạt đến 5% doanh thu.
Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân đang được trình Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khóa XV với nhiều điểm mới nhằm khắc phục khoảng trống pháp lý, quản lý nhà nước và bảo vệ quyền con người trong không gian số, kinh tế số, phát triển bền vững.
Ngày 21/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật tháng 6/2025, cho ý kiến về 8 nội dung quan trọng.
Sáng 20/6, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tập huấn quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, công tác bảo vệ bí mật nhà nước, an ninh mạng, an toàn thông tin và công tác văn thư, lưu trữ đối với cơ quan Đảng, chính quyền phục vụ sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến 126 điểm cầu xã, phường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
(PLPT) - Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), ngày 19/6, lãnh đạo Hội Luật gia Việt Nam đã tới thăm, chúc mừng tập thể cán bộ, biên tập viên, phóng viên Tạp chí Pháp luật và Phát triển.
Sáng 19/6, tiếp tục Kỳ họp thứ Chín, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn với nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, do Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng chịu trách nhiệm trả lời chính.