Tầm nhìn - Chính sách

Quy định mới về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí có hiệu lực từ 5/12/2024

Khánh Huyền Thứ năm, 17/10/2024 - 06:11
Nghe audio
0:00

(PLPT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 132/2024/NĐ-CP quy định về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 132/2024/NĐ-CP quy định về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí. Nghị định đưa ra nhiều quy định cụ thể về việc đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án dầu khí, bao gồm: thủ tục cấp, điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và các biện pháp quản lý vốn đầu tư.

Cụ thể, Nghị định 132/2024/NĐ-CP áp dụng đối với nhà đầu tư, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí. Hoạt động dầu khí ở nước ngoài gồm hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí, phát triển mỏ dầu khí, khai thác dầu khí, thu dọn công trình dầu khí và các hoạt động liên quan khác được thực hiện ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, hợp đồng dầu khí hoặc giấy phép.

Chính phủ ban hành Nghị định mới về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí.

Nghị định quy định nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí gồm tiền và tài sản hợp pháp khác của nhà đầu tư, bao gồm vốn chủ sở hữu, vốn vay tại Việt Nam chuyển ra nước ngoài, chi phí thu hồi, lợi nhuận và các khoản được chia từ dự án dầu khí ở nước ngoài được giữ lại để thực hiện đầu tư ở nước ngoài. Nhà đầu tư Việt Nam được dùng cổ phần, phần vốn góp hoặc dự án đầu tư của nhà đầu tư đó tại Việt Nam để thanh toán hoặc hoán đổi cho việc mua cổ phần, phần vốn góp hoặc dự án dầu khí của tổ chức kinh tế ở nước ngoài.

Nghị định cũng nêu rõ, vốn đầu tư ra nước ngoài được dùng để góp vốn, thanh toán tiền mua cổ phần, mua phần vốn góp, thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh phát sinh (nếu có) và các nghĩa vụ tài chính khác của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, hợp đồng dầu khí, giấy phép và các thỏa thuận liên quan khác để thực hiện hoạt động dầu khí, dự án dầu khí ở nước ngoài từ khi hình thành dự án đến khi kết thúc dự án và hoàn thành tất cả các nghĩa vụ theo quy định. Các khoản vốn đã chuyển ra nước ngoài, khi được thu hồi và chuyển về nước thì không tính vào vốn đã chuyển ra nước ngoài.

Một công ty điều hành có thể quản lý một hoặc nhiều dự án dầu khí ở nước ngoài

Theo Nghị định quy định, để thực hiện hoạt động hình thành dự án dầu khí ở nước ngoài ngắn triển khai dự án dầu khí ở nước ngoài, nhà đầu tư được phép thành lập hoặc tham gia thành lập công ty điều hành tại Việt Nam, tại nước tiếp nhận đầu tư hoặc tại nước thứ ba theo quy định pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư, hợp đồng dầu khí.

Trường hợp nhà đầu tư quyết định thành lập công ty điều hành nhằm mục đích thay mặt nhà đầu tư tham gia hoặc triển khai dự án dầu khí ở nước ngoài, công ty điều hành và nhà đầu tư sẽ được ghi tên trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Công ty điều hành được sử dụng giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài để phục vụ các hoạt động liên quan đến triển khai dự án dầu khí.

Nhà đầu tư có thể sử dụng một công ty điều hành để quản lý, điều hành một hoặc nhiều dự án dầu khí ở nước ngoài phù hợp với quy định của nước tiếp nhận đầu tư. Chi phí đối với từng dự án dầu khí phải được phân bổ, hạch toán độc lập.

Nghị định cũng quy định rõ việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài; các nguyên tắc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài trước khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký giao dịch ngoại hối sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; hồ sơ đăng ký/ thông báo khi thay đổi giao dịch ngoại hối liên quan.

Huy động vốn cho dự án dầu khí ở nước ngoài và bảo lãnh vay vốn thực hiện dự án

Theo Nghị định, Nhà đầu tư Việt Nam được ủy quyền cho công ty điều hành huy động vốn từ các tổ chức tài chính, tín dụng (nước ngoài hoặc trong nước) để thực hiện dự án dầu khí ở nước ngoài tương ứng với tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư trong dự án phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan.

Đối với các dự án dầu khí ở nước ngoài có thành lập công ty điều hành và trường hợp các tổ chức tài chính, tín dụng có yêu cầu về cầm cố, thế chấp tài sản dự án cho khoản vay, nhà đầu tư được thực hiện các thủ tục pháp lý để công ty điều hành thực hiện các khoản vay này.

Trường hợp các tổ chức tài chính, tín dụng có yêu cầu bảo lãnh của các nhà đầu tư, nhà đầu tư Việt Nam thực hiện việc bảo lãnh tương ứng với tỷ lệ tham gia đầu tư của nhà đầu tư trong dự án phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan.

Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài

Nghị định nêu rõ, nhà đầu tư được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án dầu khí ở nước ngoài phù hợp quy định của hợp đồng dầu khí, thỏa thuận, giấy phép liên quan, pháp luật nước tiếp nhận đầu tư và các quốc gia có liên quan và quy định tại Nghị định này. Cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án dầu khí ở nước ngoài là cấp có thẩm quyền quyết định chuyển nhượng dự án.

Trường hợp chuyển nhượng toàn bộ dự án dầu khí ở nước ngoài cho nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 63 Luật Đầu tư. Trường hợp chuyển nhượng toàn bộ dự án dầu khí ở nước ngoài cho nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 64 Luật Đầu tư.

Trường hợp việc chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài phát sinh lợi nhuận, nhà đầu tư thực hiện nghĩa vụ tài chính tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật có liên quan và Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ.

Ổn định chính sách đối với người lao động tham gia thực hiện dự án dầu khí ở nước ngoài

Nghị định quy định rõ, trường hợp người lao động được nhà đầu tư cử làm việc thường xuyên tại các tổ chức triển khai dự án dầu khí ở nước ngoài theo thỏa thuận bằng văn bản giữa nhà đầu tư với các đối tác mà tiền lương, tiền thưởng và các chế độ phụ cấp, bảo hiểm được tính vào chi phí tính thuế của dự án dầu khí ở nước ngoài trước khi chuyển cho nhà đầu tư để chi trả cho người lao động thì người lao động được đảm bảo chế độ tiền lương, tiền thưởng và phụ cấp theo quy định của hợp đồng lao động và các thỏa thuận với nhà đầu tư (người sử dụng lao động).

Nhà đầu tư được sử dụng bảng lương ngoại tệ áp dụng đối với người lao động và làm cơ sở để thực hiện các nghĩa vụ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tế, bảo hiểm thất nghiệp và các khoản đóng góp xã hội bắt buộc khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Đối với trường hợp người lao động được nhà đầu tư cử làm việc thường xuyên tại các tổ chức triển khai dự án dầu khí ở nước ngoài mà các chế độ phụ cấp, bảo hiểm bắt buộc phải đóng theo quy định của pháp luật Việt Nam mà không được tính vào chi phí tính thuế của dự án dầu khí ở nước ngoài, nhà đầu tư được trích nộp từ chi phí sản xuất kinh doanh của mình và người lao động đóng góp từ thu nhập cá nhân để thực hiện các nghĩa vụ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các khoản đóng góp xã hội bắt buộc khác cho người lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05/12/2024 và thay thế Nghị định số 124/2017/NĐ-CP ngày 15/11/2017 của Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí.

Xem toàn văn Nghị định 132/2024/NĐ-CP tại đây.

Độc giả còn vướng mắc có thể đóng góp ý kiến tại phần "Bình luận" phía dưới; liên hệ Đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0899.515.999 hoặc gửi câu hỏi cho tòa soạn tại đây để được hỗ trợ.

Cùng chuyên mục

Dự thảo Luật Dược được chỉnh lý theo hướng sửa đổi toàn diện

Dự thảo Luật Dược được chỉnh lý theo hướng sửa đổi toàn diện

Tầm nhìn - Chính sách -  5 giờ trước

(PLPT) - Tại phiên họp sáng 22/10, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, dự thảo Luật Dược đã được chỉnh lý theo hướng sửa đổi toàn diện.

Vai trò của Quốc hội trong việc hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Đổi mới tư duy và hành động

Vai trò của Quốc hội trong việc hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Đổi mới tư duy và hành động

Tầm nhìn - Chính sách -  6 giờ trước

(PLPT) - Quốc hội, trong vai trò là cơ quan lập pháp tối cao, phải không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng trong từng quy trình xây dựng pháp luật để đáp ứng được nhu cầu ngày càng phức tạp của xã hội hiện đại.

Vướng mắc về chỉ số hài lòng của người dân trong xây dựng nông thôn mới

Vướng mắc về chỉ số hài lòng của người dân trong xây dựng nông thôn mới

Tầm nhìn - Chính sách -  6 giờ trước

(PLPT) - 13/14 tỉnh, thành phố chưa hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới do còn vướng mắc về Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý (Chỉ số SIPAS).

Tân Chủ tịch nước Lương Cường: 'Toàn tâm, toàn ý phấn đấu để hoàn thành mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó'

Tân Chủ tịch nước Lương Cường: 'Toàn tâm, toàn ý phấn đấu để hoàn thành mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó'

Tầm nhìn - Chính sách -  19 giờ trước

(PLPT) - Phát biểu trước Quốc hội, tân Chủ tịch nước khẳng định sẽ luôn vững vàng về chính trị, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân, toàn tâm, toàn ý phấn đấu để hoàn thành mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Ông Lương Cường được bầu giữ chức Chủ tịch nước

Ông Lương Cường được bầu giữ chức Chủ tịch nước

Tầm nhìn - Chính sách -  23 giờ trước

(PLPT) - Với 100% đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu ông Lương Cường - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư - giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026.

Phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Tầm nhìn - Chính sách -  1 ngày trước

Sáng 21/10/2024, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Trân trọng giới thiệu phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khai mạc Kỳ họp.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: ‘Dứt khoát từ bỏ tư duy không quản được thì cấm’

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: ‘Dứt khoát từ bỏ tư duy không quản được thì cấm’

Tầm nhìn - Chính sách -  1 ngày trước

(PLPT) - Sáng 21/10, phát biểu tại Phiên Khai mạc Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp, trong đó chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển, tư duy quản lý không cứng nhắc, dứt khoát từ bỏ tư duy không quản được thì cấm.

Vai trò của Chủ tịch nước trong việc bảo đảm quyền lực Nhà nước và thúc đẩy sự phát triển bền vững của xã hội trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Vai trò của Chủ tịch nước trong việc bảo đảm quyền lực Nhà nước và thúc đẩy sự phát triển bền vững của xã hội trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Tầm nhìn - Chính sách -  1 ngày trước

(PLPT) - Sự lãnh đạo của Chủ tịch nước trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam không chỉ là một yêu cầu chính trị mà còn là một điều kiện cần thiết để khẳng định và bảo vệ quyền lợi của nhân dân.

Đọc nhiều